Theo cụ Hoàng Dũng kể lại:
1. Ngày ở Vân Nam TQ, từ 1952 thêm tiểu đoàn học viên Công-Pháo. Học viên phải học toán, lượng giác... các môn này rất khó, phải có thầy VN dạy về toán, còn thầy TQ dạy chuyên môn (tấm, hướng, điểm chuẩn, bắn mục tiêu...) nhưng qua phiên dịch.
Phiên dịch lúc đó là các cô Việt kiều xinh xắn. Trong quá trình học tập, cô - trò nảy nở tình cảm. Sau khi ra trường nhiều đôi xin tổ chức cho xây dựng gia đình.
Chả thế có vè:
Ăn cơm đặc táo
Mặc áo đại y
Lấy vợ "phan y"
Thế thì ở lại
"Cơm đặc táo" thì khỏi nói, ngon hơn, nhiều thịt hơn cả tiểu táo. "Áo đại y" là đại y phục, có 4 túi. (Học viên ra trường thành cán bộ là được mặc đại y). Vợ "phan y" là từ phiên dịch "fan yi". Ở lại TQ thì quá sướng, vừa là sĩ quan lại vừa được sống bên vợ con.
2. Từ những năm 50s, ở Trường Lục quân, cụ Lê Thiết Hùng và cụ Bình cho lính tráng học Quốc tế vũ (tiếng Tàu: Guo ji wu. Có lẽ theo trào lưu văn hóa mới của Liên-xô?). Chiều thứ bảy là ra sân nhảy tập thể từng đôi theo nhạc; hết Valse đến Boton, Rumba... Chát xình xình Chát xình xình... Chát xình chát chát bùm...
Hôm rồi họp mặt Lục quân, cụ Dũng gặp lại bà Kiều Miên (Văn quân Lục quân). Cụ Dũng hỏi:
- Chị còn nhớ ngày đó được nhảy "Guo ji wu" không?
- Có chứ! - bà Miên cười tươi - Nhưng nam chỉ được nhảy với nam, nữ nhảy với nữ. Hiệu trưởng sợ nam, nữ nhảy với nhau thì... thì... nên cấm.
Cả 2 cụ cùng cười vui.
THeo cụ Bùi Ngọc Sách, k5 có 1 cựu học viên lấy vợ và sống ở Côn Minh.
Trả lờiXóa