(5)- Mưu lược dùng binh của Tôn Tử: Thiên thứ sáu “DÙNG BINH HƯ THỰC" ( tiếp theo)
Vìthế , biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thìdù xa ngàn dặm cũng có thể giao phong với địch . Nếukhông biết sẽ đánh ở đâu , đánh lúc nào thì cánhtrái không thể tiếp ứng với cánh phải , cánh phảikhông thể tiếp ứng với cánh trái , mặt trước khôngthể ứng cứu mặt sau , mặt sau không thể ứng cứu mặttrước , huống hồ khi xa ngoài ngàn dậm thì thế nào ?Theo ý ta ( tức Tôn Tử ) , vượt người về số quân đâucó ích gì trong việc thắng hay bại . Thắng lợi là do ta tạo thành . Quân địch tuy đông nhưng có thể làm cho chúng không thể đấu với ta.
Phảibày mưu tính kế , phân tích kế hoạch tác chiến củaquân địch , khiêu khích địch để nắm tình hình vàphương cách hành quân của địch . Trinh sát xem chỗ nàocó lợi , chỗ nào bất lợi , đánh thử xem binh lực củađịch thực hư mạnh yếu ra sao . Ta nguỵ trang thật khéokhiến địch không thể tìm ra tung tích thì dù gián điệpcủa địch có vào sâu trong đội hình của ta cũng khôngthể biết rõ quân ta , kẻ địch có khôn ngoan mấy cũngkhông thể biết cách đối phó với quân ta . Căn cứ sựthay đổi tình hình của địch , ta vận dụng linh hoạtchiến thuật thì dù có bày sẵn thắng lợi trước mắt, chúng cũng không thể nhận ra sự ảo diệu của nó .Khi đó người ngoài chỉ biết ta dùng phương kế đểthắng địch nhưng không biết ta đã vận dụng phương kếđó ra sao . Vì vậy , cuộc chiến lần sau đừng lặp lạiphương thức đã dùng trong lần trước mà phải thích ứngvới tình hình mới , biến hoá vô hình vô cùng .
Cáchdùng binh cũng giống như dòng chảy của nước . Quy tắcvận hành của nước là từ chỗ cao đổ xuống chỗ thấp. Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗcứng , chỗ thực của địch , đánh vào chỗ mềm , chỗhư của địch . Tuỳ địa hình cao hay thấp mà địnhđược hướng nước chảy . Tác chiến phải căn cứ vàotình hình của địch mà quyết định cách đánh . Dùngbinh tác chiến không có hình thế cố định , không cóphương thức bất biến. Dựa vào sự biến đổi củađịch mà chiến thắng thì mới gọi là dùng binh nhưthần.
Phảinhớ , Ngũ hành tương sinh tương khắc (*) . Không có hànhnào luôn luôn thắng . Bốn mùa liên tiếp nhau thay đổi ,không có mùa nào cố định mãi . Bóng mặt trời lúc dàilúc ngắn , vành trăng khi tròn khi khuyết .
Hếtthiên thứ sáu , kỳ sau giới thiệu thiên thứ 8 : “ Cửubiến “, tức là ứng biến khi dùng binh .
Vũ Diệu sưu tầm.
----
Ghichú : (*) Giải thích Ngũ hành là gì ? Trong triết học cổTrung Hoa , tất cả vạn vật đều phát sinh từ 5 nguyêntố cơ bản và luôn luôn trải qua 5 trạng thái gọi là Mộc, Hoả, Thổ, Kim và Thuỷ. 5 trạng thái này gọi là Ngũ hành. Thuyết Ngũ hành có từ thời nhà Chu của Trung Quốc ( từ TK 12 trước công nguyên đến năm 256trước công nguyên ) , đã ảnh hưởng mạnh đến nhiềulĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa từ thời cổđại đến nay , như trong hôn nhân và gia đình , âm nhạc, hội hoạ , kiến trúc , y học cổ truyền , quân sự . (Sưu tầm trong triết học cổ Trung Hoa ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.