Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Đọc triết học của Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu –Chiến Quốc: Tác phẩm “Thuyết nan“ của Hàn Phi

Phải chăng là lời lên án Chế độ quân chủ chuyên chế củaTrung Hoa cổ đại ? HànPhi là ai ?
Hàn Phi là họcgiả nổi tiếng Trung Quốc thời Chiến Quốc ( 280 – 233trước Công nguyên ) , theo trường phái Pháp trị , tácgiả cuốn sách “ Hàn Phi Tử “ và cũng là tác giả tácphẩm “ Thuyết nan “ có nghĩa là cái  khó trong việcthuyết Vua .
Hàn Phi sống cuốithời Chiến Quốc , trong giai đoạn “ bảy nước tranhhùng “ và Tần Thuỷ Hoàng đang thống nhất nước TrungHoa .


Tư tưởng chủyếu của Hàn Phi là “ Thuyết Pháp trị “.  Tư tưởngnày đối nghịch với tư tưởng của Khổng Tử chỉ chủtrương dùng “ Nhân trị “ và “ Đức trị “ để caitrị xã hội ngay cả trong thời loạn lạc nên triết họccủa Khổng Tử không được Tần Thuỷ Hoàng dùng . 
Hàn Phi chủtrương dùng Pháp luật để quản lý xã hội . Theo HànPhi , Pháp luật là thượng tôn của Nhà nước và mọingười bình đẳng trước Pháp luật . Pháp luật khônghùa theo người sang . Khi thi hành Pháp luật thì kẻ khôncũng không từ , kẻ dũng cũng không tránh . Trừng trịcái sai không tránh cái sai của kẻ Đại thần . Thưởngcái đúng không bỏ sót cái đúng của kẻ thất phu ( tứcdân thường ).
Sau khi thống nhấtnước Trung Hoa , Tần Thuỷ Hoàng đã áp dụng học thuyếtPháp trị của Hàn Phi , đặt ra Luật pháp để quản lýNhà nước . Lúc đầu chính sách này đã phát huy tác dụngnhưng do Luật pháp của Tần Thuỷ Hoàng vô cùng hà khắcnên dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy chống lại và kếtcục là nhà Tần sụp đổ.
Hàn Phi bị Thừatướng Lý Tư ( vốn là bạn học cũ ) và quan đại thầnDiêu Giả ghen ghét gièm pha với Vua Tần , bị Vua Tầnnghi ngờ , giết chết bằng cách bắt Hàn Phi uống thuốcđộc tự sát .
Nhữngtác phẩm của Hàn Phi :
Hàn Phi đã viếtnhiều sách . Ông thương xót những người thanh liêm ,chính trực bị bọn quan lại gian tà hãm hại và tổngkết những sự biến đổi tồn vong của các nước thờixưa , viết ra cuốn “ Cô Phẫn “ nói lên sự phẫn nộcủa con người cô độc , cuốn “ Ngũ Đỗ “ nói về 5thứ sâu mọt ( của triều đình ) . Bộ sách “ Hàn PhuTử “ tổng hợp tư tưởng của các học giả Pháp trịtrước ông và các nhà nghị luận thời Chiến Quốc . Còntác phẩm “ Thuyết nan “  nói về cái khó và cái nguyhiểm trong việc thuyết Vua mà ông đã từng trải ..
Sau khi Hàn Phi chết, Tư Mã Thiên đã tóm tắt nội dung tác phẩm Thuyết nam ( tới mười vạn chữ ) như sau :
Cái khó trong việcthuyết Vua không phải ở chỗ không biết những điềucần nói . Cũng không phải ở chỗ không biết biện luận. Cũng không phải ở chỗ không trình bày được rõ ràngý nghĩ của mình . Cũng không phải không biết nói ngangnói dọc cho tỏ cái ý của mình . Cái khó trong việcthuyết Vua là phải làm thế nào biết được  cái tim củangười mình muốn thuyết phục , để dùng cái thuyết củamình mà đối phó .
Nếu con ngườimình muốn thuyết phục chỉ nghĩ đến danh cao mà mìnhlại đem cái lợi lớn ra thuyết phục họ thì sẽ bị họcho mình là hèn hạ và đối xử với mình như bọn titiện , họ sẽ vất bỏ ta thật xa .
Nếu con ngườimình muốn thuyết phục chỉ nghĩ đến cái lợi lớn màmình lại đem cái danh cao ra để thuyết họ thì họ sẽcho ta là không hiểu thế sự , nói chuyện viển vông vàhọ không dùng ta .
Nếu con ngườimình muốn thuyết phục trong bụng nghĩ đến cái lợi lớnnhưng bên ngoài làm ra vẻ muốn cái danh cao mà ta đemchuyện danh cao ra để thuyết thì bên ngoài họ tỏ vẻdung nạp ta nhưng thực sự họ sẽ bỏ rơi ta . Nhưng nếuta đem cái lợi lớn ra nói với họ thì trong bụng họdùng lời nói của ta nhưng bên ngoài họ sẽ vứt bỏ cáithân của ta . Đó là những điều khó mà không thể khôngbiết .
Phàm các việclàm mà thành công là do giữ bí mật . Lời nói mà thấtbại là do bị tiết lộ . Bản thân mình chưa tiết lộra nhưng chỉ cần nói đến cái mà người ta dấu ( tứcVua ) thì đã nguy đến thân rồi . Nhà Vua có điều sai màta lại thuyết đúng những lời sáng tỏ , dùng nghĩa lýđể suy luận ra sai lầm của Vua thì nguy đến thân.
Nếu chưa đượcVua ban ơn huệ mà đem hết những lời ta biết ra nói thìhoặc cái thuyết của ta sẽ được áp dụng nhưng takhông được ơn đức gì , hoặc cái thuyết của ta khôngđược dùng , xảy ra thất bại thì bị nghi ngờ và nguyđến thân .
Phàm là Vua đượccái kế của ta nhưng lại muốn xem đó là công lao củamình mà ta là người thuyết Vua lại muốn cùng biết thìnguy đến thân . Nếu đi thuyết Vua , ép Vua làm nhữngđiều Vua quyết không làm , bác những điều Vua quyếtkhông bỏ thì nguy đến thân.
Cho nên , nếu tađem những người tôn quý trong triều đình ra nói vớiVua thì Vua sẽ cho là ta ly gián . Nếu ta đem những ngườithấp hèn ra nói với Vua thì Vua sẽ nói ta muốn bán quyền. Ta bàn đến cái mà Vua thích thì Vua sẽ cho là ta nịnhhót . Ta bàn đến cái Vua ghét thì Vua sẽ cho là ta thămdò Vua .
Nếu ta nói tómtắt , ít lời thì Vua sẽ cho ta là không có kiến thứcgì và khinh ta . Nếu ta nói mênh mông , lời lẽ phù phiếmthì Vua sẽ cho là nhiều quá và chán . Nếu ta cứ trìnhbày sự việc theo ý muốn của Vua thì Vua sẽ bảo là tanhút nhát không dám nói hết lý . Nếu ta suy nghĩ sâu sựviệc và nói rộng thì Vua sẽ bảo là ta thô lỗ và ngạomạn .
Tất cả nhữngcái khó này , người thuyết Vua không thể không biết màgiữ mình .
Phàm việc thuyếtphục Vua là cốt ở chỗ biết tô điểm thêm cho cái màVua quý trọng , từ bỏ cái mà Vua ghét . Hễ Vua tự chocái kế mình là sai thì chớ nêu chỗ nó sai lầm mà bắtbẻ đến cùng .
Nếu Vua tự chomình là dũng cảm quyết đoán 1 việc gì , ta chớ đưa ýta ra để chống lại , làm cho Vua nổi giận .
Nếu Vua cho là mìnhđủ sức để làm một việc gì thì chớ đem chuyện khókhăn ra cản trở .  Nếu Vua muốn mưu một việc gì vớimột người khác hay khen một người mà Vua cùng bàn mưuvới họ thì ta nên tô điểm cho họ và chớ nói gì cóhại cho họ . Nếu nhà vua và người ấy thất bại thìhãy cố gắng tô điểm cho họ làm như họ không sai lầm.
Kẻ đại trungkhông dùng lời lẽ làm phật ý Vua . Có dùng lời can giáncũng không đả kích bài bác gì ai . Lời can ngăn hợp lẽthì thế nào cũng nghe được . Kẻ làm tôi phải biếtkiên nhẫn và lựa lời , sau đó mới đem cái tài biệnluận và cái khôn của mình ra thuyết Vua . Như thế thìđược gần gũi Vua mà không bị Vua ngờ vực .
Biết cho hết cáiĐạo thờ Vua là rất khó . Phải chờ đến khi quen biếtđã lâu , đã được ân huệ nhiều , đã bày mưu kế sâumà không bị nghi ngờ , cãi lại ý Vua mà không bị bắttội thì lúc đó hãy bày rõ điều lợi hại cho Vua biếtđể lập công , lúc đó hãy nói thẳng điều phải điềutrái cho cái thân mình được hưởng sung sướng .
Khi nào giữa Vua vàtôi đối xử với nhau như vậy  mới mong việc thuyếtVua thành công .
Có 2 chuyện xưa ,
Nước Tống có mộtnhà giầu . Trời mưa làm hư hỏng tường rào . Ngườicon nhà đó nói :” Nếu không xây lại tường thì sẽ bịkẻ trộm vào nhà “. Người hàng xóm cũng khuyên nhàgiầu như vậy . Đêm hôm đó , nhà giầu bị mất của .Người nhà giầu khen con là khôn nhưng nghi người hàngxóm.
Trịnh Vũ Công muốnđánh nhà Hồ bèn gả con gái cho người Hồ . Khi đó VuaTrịnh hỏi quần thần : “ Ta muốn dấy binh , nên đánhai ?” . Quan Kỳ Tư nói :” Nên đánh Hồ “. Vua Trịnhgiết Quan Kỳ Tư và nói :” Hồ là nước anh em của ta ,sao nhà ngươi lại nói nên đánh ?”. Vua Hồ nghe đượctin đó , cho rằng nước Trịnh thân thiết với mình nênmất cảnh giác đề phòng . Nhân cơ hội đó , Trịnh đánhúp và chiếm lấy Hồ .
Hai chuyện trênchứng tỏ người hàng xóm và Quan Kỳ Tư đều là ngườibiết sự thật nhưng một người bị nghi ngờ , mộtngười bị giết chết . Như thế đủ biết cái khó khôngở chỗ biết hay không biết mà ở chỗ dùng cái biếtcủa mình thế nào .
Lại chuyện thứba ,
Di Tử Hà đượcVua nước Vệ yêu mến . Theo Pháp luật nước Vệ , ai tựtiện đi xe của Vua thì bị chặt chân . Mẹ của Di TửHà lâm bệnh . Đang đêm có người đến báo tin với DiTử Hà . Vì vội , Di Tử Hà dùng xe ngựa cùa Vua đi thămMẹ . Vua được tin , lại cho Hà là người hiền , cóhiếu và phán :” Hà thực là người có hiếu . Vì mẹmà phạm tội bị chặt chân “ và tha tội cho Hà . Lầnkhác , Hà đi chơi với Vua trong vườn đào . Di Tử Hà hái1 quả ăn thấy ngon , không ăn hết mà dâng Vua . Vua nói:” Hà thật yêu quý ta , quên cái miệng của mình mà nhớđến ta “. Sau này , Di Tử Hà kém phong độ so với trước , Vua bớt yêu , Hà lại phạm tội .
Khi đó Vua luậntội :” Nó đã có lần tự tiện đi xe của ta , lại cólần bắt ta ăn quả đào thừa của nó “. Như thế ,việc làm của Hà không khác nhưng lần trước thì đượckhen là người hiền ( theo Nho giáo người hiền là tôitrung ) nhưng lần sau thì bị tội . Đó là do lòng yêughét của Vua đã thay đổi . Khi được Vua yêu thì cáikhôn của mình làm cho mình được thân với Vua . Khi Vuađã ghét thì cái tội của mình càng làm cho mình bị khốnkhổ . Kẻ sĩ thuyết Vua phải biết Vua yêu cái gì , ghétcái gì , sau đó hãy thuyết Vua .
Con Rồng là con vậtcó thể cưỡi . Dưới cái cổ của nó có cái vảy ngượcdài đến một thước . Ai động đến đó thì chết ngay. Vua chúa nào cũng có cái vảy ngược như thế . Kẻ sĩthuyết Vua không sờ phải cái vẩy ngược của Vua mớimong trở thành người tài giỏi .
Nguồn tài liệu : Bảndịch của Nguyễn Hiến Lê 1983 , đăng trên Wikipedia.
Lờibàn :   Học thuyếtNhân trị và Đức Trị của Khổng Tử ( tức Nho giáo )không được Vua dùng . Học thuyết Pháp trị của Hàn Phiđược Vua dùng nhưng tác giả của học thuyết lại bịVua giết . Trong tác phẩm “ Thuyết nan“ , Hàn Phi đã tổng kết 3 điều sâu sắc :” Lòng yêughét của Vua hết sức thay đổi . Biết được hết cáiĐạo Thờ Vua là rất khó . Thuyết Vua là rất khó , cókhi nguy hại đến thân “. Tại sao như vậy . Chính tạicụ Khổng Tử đã góp phần tuyệt đối hoá ông Vua . Vuađâu có do dân bầu . Theo Nho giáo , Vua chỉ làm theo ThiênMệnh tức Mệnh Trời . Dân là kẻ thất phu . Đạo Khổngdạy phải trung vói Vua . Vua cho ai sống thì được sống. Vua bắt chết thì phải chết  .Kẻ sĩ phải chờ đếnkhi biết được Vua yêu cái gì , ghét cái gì mới dámthuyết Vua . Vậy thì khoa học kỹ thuật không thể khôngchờ đến lúc Vua yêu mới phát triển được , mà khoahọc kỹ thuật và văn minh công nghiệp thì rất khó đểVua yêu ,vì nó không tạo ra Rượu Mao Đài và nàng TâyThi cho Vua thưởng ngoạn . Có khi vì nó mà Vua mất ngaivàng nữa . Điều đó lý giải vì sao cả Trung Hoa và nướcViệt chìm đắm trong những đêm dài của nền nông nghiệpthô sơ lạc hậu kéo dài hàng ngàn năm . Chỉ thay chế độquân chủ chuyên chế bằng chế độ dân chủ của nhândân thì dân mới có quyền của một con người tự do .Thế mà ở đâu đó ngày nay vẫn còn có người muốn níukéo Đạo Khổng của cụ Khổng Tử  ở lại nước ta .Có người hỏi :” Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởiNho giáo . Tại sao họ vẫn phát triển rực rỡ ? “ Xinthưa :” Nhật Bản khác ta . Từ thời Ê-đo , Nhật Bảnchỉ tiếp thu Nho giáo như một hiện tượng văn hoá chứkhông tiếp thu Nho giáo như những tín điều của KinhThánh “.
VũDiệu sưu tầm (2012 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.