Hà nội ngày 22/11/2012
Thư
chào mừng
Cuộc họp mặt kỉ niệm 62 năm ngày khai
giảng
Phân hiêu Nam Bộ Trường Lục Quân Trần
Quốc Tuấn
Kính
thưa các bạn chiến đấu đồng môn
Phân
hiệu Nam Bộ Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn,
Được
tin ngày 24-11-2012 này, các đồng chí họp mặt đầy đủ, tôi đã có ý định xin được
vào dự với các đồng chí nhưng đến hôm nay sức khỏe không được tốt bác sĩ yêu
cầu phải vào viện nên tôi lấy làm tiếc và xin lỗi các đồng chí: Thế là “lực”
không cho phép “tâm” rồi. Âu cũng không thể đi trái quy luật của Tạo hóa .
Vậy
xin có thư này vào kính thăm sức khỏe toàn thể các bạn chiến đấu và chào mừng
cuộc họp mặt trọng thể và thân mật này.
Trưởng ban Đỗ Hạp (phải) và nhà sử học Dương Trung Quốc, HN 24/8/2004. |
Thưa
các đồng chí ,
Thấm
thoát từ ngày Bác Hồ về khai giảng khóa I của Trường chúng ta, đặt tên trường
là Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn và trao lá cờ thêu 6 chữ vàng “Trung với nước,
Hiếu với dân” và dạy chúng tôi: “Trung với nước, Hiếu với dân là một bổn phận
thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một vinh dự của người
chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta…” đến nay đã được trên 66
năm. Trung thành với lời thề năm xưa, các thế hệ Võ Bị - Lục quân Trần Quốc
Tuấn chúng ta đã chiến đấu dũng cảm, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nhiều
đồng chí đã nằm lại các nẻo đường chiến đấu trên chiến trường ba nước Đông
Dương. Chúng ta không bao giờ tự mãn nhưng vẫn luôn luôn tự hào là chúng ta đã đóng
góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.
Chúng ta vô cùng biết hơn các liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc để chúng ta được
hưởng độc lập tự do, gia đình đoàn tụ, hạnh phúc ngày hôm nay.
Thưa
các đồng chí.
Trong
kháng chiến chống Pháp chúng tôi cũng biết là trên có quyết định thành lập các
phân hiệu Lục quân Trần Quốc Tuấn Trung bộ và Nam bộ và giao cho Trường Lục
quân Trần Quốc Tuấn cử cán bộ vào làm nòng cốt cho công tác tổ chức, giảng dạy
ở các phân hiệu trên. Nhưng do điều kiện thông tin liên lạc thời đó nên không
theo dõi được các hoạt động của các phân hiệu. Đến sau này, nghiên cứu Lịch sử
Trường sĩ quan Lục quân I và Lịch Sử Đảng bộ Trường sĩ quan Lục quân I, chúng tôi
thấy trong điều kiện ở Nam bộ thời đó, chiến tranh cài răng lược, không có vùng
tự do rộng lớn như ở Việt Bắc, trường sở lại phải di chuyển trên nhiều tỉnh ở
miền Tây Nam bộ, bảo đảm vật chất khó khăn, mà “lò luyện Trần Quốc Tuấn Nam Bộ”
chỉ tồn tại 3 năm nhưng đã đào tạo trên ngàn cán bộ chỉ huy làm nòng cốt cho
các đơn vị chủ lực và địa phương, lập nhiều chiến công, góp phần tích cực làm
nên chiến thắng chung trong kháng chiến chống Pháp; nhiều đồng chí là cựu học
viên Phân hiệu Nam bộ được phong tặng danh hiệu AHLLVTND.
Chúng
tôi cũng được biết Ban liên lạc của các đồng chí được thành lập rất sớm. Ngoài
các hoạt động tình nghĩa có nề nếp, các đồng chí đã rất quan tâm tới công tác
truyền thống: vận động xây dựng bia đài kỷ niệm tại huyện Long Mỹ, nơi đặt
trường sở thời chống Pháp; đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày khai giảng khóa 1
rất hoành tráng, có xuất bản Kỷ Yếu và đĩa hình; đang hoàn thành bộ phim tư
liệu lịch sử về Phân hiệu Nam Bộ Lục quân Trần Quốc Tuấn. Các đồng chí còn đang
có ý định vận động viết và xuất bản tập Hồi Ký về những kỷ niệm sâu sắc trong
thời gian ở trường và trong cuộc đời chiến đấu, công tác của mình. Một ban liên
lạc truyền thống dù chưa tìm được đơn vị “hiện thân” mà làm được những công
việc lớn, bổ ích như vậy, thật đáng khâm phục!
Còn
về đơn vị “tiền thân” và “hiện thân”, theo ý kiến riêng của chúng tôi, xin mạnh
dạn nêu: căn cứ vào Lịch sử Đảng bộ Trường sỹ quan Lục quân I (có bản trích sao
kèm theo) thì đó là Trường Quân chính kháng Nhật qua 9 lần đổi tên và nay là
trường Đại học Trần Quốc Tuấn.
Rất
mong được đặt mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng tôi và các đồng chí, 2 cành của
cùng 1 cội Võ Bị - Lục Quân Trần Quốc Tuấn.
Xin
chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc!
Xin
chúc cuộc họp mặt thành công tốt đẹp!
TM
Ban liên lạc truyền thống khóa 1
Trường
Võ Bị Trần Quốc Tuấn
Trưởng
Ban: Đỗ Hạp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.