Giáo dục đào tạo của Nhật Bản
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giáo dục ở Nhật Bản là Bộ Giáo dục- Văn hoá- Thể thao- Khoa học và công nghệ ( gọi tắt là Bộ Giáo dục – MEXT ). Năm 2005 Nhật Bản đã chi 5.733 tỉ Yen ( tương đương 59 tỉ USD) cho giáo dục , chiếm 7% tổng ngân sách quốc gia.
Theo các báo chí nước ngoài , nền giáo dục Nhật Bản mang tính cạnh tranh cao và giáo dục đại học ở Nhật là giáo dục theo chủ nghĩa tinh hoa , có 2 đặc điểm :
1, Sự tuyển sinh khắt khe bằng các kỳ thi vào trường trung học giai đoạn 2 (gọi là trung học 2), tương tự THPT của Việt Nam ) và thi vào đại học ;
2, Sự phân cấp quản lý giáo dục mạnh cho địa phương .
Nhìn chung , học sinh Nhật Bản học rất chuyên cần ngay từ khi học lớp mẫu giáo cho đến khi vào đại học .
Các bậc học trong hệ thống giáo dục Nhật Bản gồm :
-Mẫu giáo 3 năm , thu nhận học sinh từ độ tuổi 3 hoặc 4 , đến 5 hoặc 6 .
-Tiểu học 6 năm , từ độ tuổi 6 - 7 đến 11 -12 .
-Trung học giai đoạn 1 kéo dài 3 năm , từ độ tuổi 12-13 đến 14-15 ( trung học 1 , tương tự THCSVN)
-Trung học giai đoạn 2 kéo dài 3 năm , từ độ tuổi 15-16 đến 17-18 ( trung học 2 , tương tự THPTVN)
-Cao đẳng 2 năm ( sau trung học 2 ) , từ tuổi 18 -19 đến 19 -20
-Cử nhân 4 năm ( sau trung học 2 ) , từ tuổi 18 -19 đến 21-22
-Thạc sĩ 2 năm ( sau cử nhân ) ,
-Tiến sĩ PhD ( sau thạc sĩ ) 3 năm hoặc 4 năm ( tuỳ chuyên ngành ).
Chế độ giáo dục bắt buộc miễn phí quy định trong Luật giáo dục Nhật Bản là 9 năm , kể từ lớp 1 tiểu học đến hết bậc trung học 1 , thực hiện trong các trường công lập.
Năm học của Nhật Bản bắt đầu từ tháng tư ( Avril) , gồm 210 ngày học , chia thành 3 kỳ học theo mùa :
Kỳ 1 kéo dài 3 tháng rưỡi từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 7 . Kỳ 2 kéo dài 4 tháng từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12 . Kỳ 3 kéo dài 2 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 .
Giáo dục mẫu giáo được thực hiện trong các trường mẫu giáo hoặc trong các trung tâm giáo dục cả ngày ( day-cares centers ) công lập hay tư thục . Những trung tâm giáo dục cả ngày tư thục nhận trẻ từ trên 1 tuổi đến 5 tuổi . Ở Nhật có khoảng 5% học sinh bậc trung học 1 theo học các trường tư . Năm 1988 mức phí học tại các trường này khoảng 558.592 Yen/1 học sinh-1năm học ( tương đương 3.989 USD). Năm 1989 , có 45% trường trung học 1 công lập được trang bị đầy đủ máy vi tính để dạy học . Tại trường trung học 1 , học sinh được học các môn : Tiếng Nhật , Toán , Khoa học , Tiếng Anh , Nghệ thuật tạo hình ( Fine arts ) , âm nhạc , sức khoẻ và giáo dục thể chất . Mỗi học sinh phải tham gia 1 câu lạc bộ ( School clubs ) của trường vào cuối tuần . Ở Nhật Bản , ngoài giờ học ở trường , 1 số lớn học sinh trung học1 đi học thêm những lớp ngoại khoá của tư nhân mở ( extracurricular study school ) vào sau buổi chiều hoặc buổi tối ( tiếng Nhật là các juku ) . Học sinh phải thi vào trường trung học 2 . Sau khi học xong trung học 1 , học sinh có thể thôi học để kiếm việc làm . Chính phủ Nhật Bản khuyến khích học sinh vào học hướng nghiệp hoặc học tiếp lên trung học 2 . Năm 2005 có khoảng 94% học sinh Nhật Bản học xong trung học 1 học tiếp lên trung học 2 .
Hầu hết các trường trung học 2 đều học cả 2 buổi . Chương trình trung học 2 nhấn mạnh đến giáo dục hướng nghiệpnhằm trang bị cho học sinh khả năng tự lập trong xã hội ( emphasizes vocational education to enable students to be as independent as possible within society ). Học sinh được học nhiều chương trình hướng nghiệp kỹ thuật ( vocational – technical programs) như : tin học , hàng hải , nghề cá , gốm sứ , buôn bán trong môi trường tiếng Anh . Học sinh trường trung học 2 có thể tự chọn chương trình thiên về khoa học tự nhiên ( toán , lý ) hoặc thiên về khoa học nhân văn để chuẩn bị cho bậc học đại học . Các trường trung học 2 tư thục chiếm khoảng 55% .Năm 1980 , chi phí cho 1 năm học ở trường này khoảng 600.000 Yen ( 4.250 USD ) Ở Nhật Bản , giáo viên dạy trung học 2 bắt buộc phải có văn bằng đại học 4 năm trở lên ( university graduate) .
Ở Nhật Bản không có kỳ thi quốc gia tốt nghiệp bậc trung học 2 nhưng có kỳ kiểm tra ( test ) do Trung tâm tuyển sinh quốc gia là 1 tổ chức độc lập , trực thuộc Bộ Giáo dục thực hiện . Kỳ kiểm tra này nhằm chọn ra cái nền cho các trường đại học . Điểm kiểm tra là căn cứ cho các trường đại học tuyển sinh .
Sau khi thành công ở kỳ kiểm tra sau bậc trung học 2 , học sinh thường học 1 khoá dự bị đại học 1 năm ( không bắt buộc ) để thi vào đại học , hoặc để sẽ học chương trình đại học bán thời gian ( part-time) hoặc lớp đại học buổi tối .
Giáo dục bậc cao của Nhật Bản có 2 loại trường : Trường đại học tổng hợp ( Université, University) tiếng Nhật làdaigaka và trường chuyên nghiệp ( École spécialisée , trong đó bao gồm Cao đẳng 2 năm ) . Ở Nhật có 2 nhóm trường đại học tổng hợp công lập 4 năm , gồm 96 trường ĐHTH công lập quốc gia
( kokiritsu) và 39 trường ĐHTH công lập địa phương ( koritsu ) . Năm 1991 có 372 trường ĐHTH tư thục đào tạo chương trình 4 năm . Phần lớn các trường ĐHTH đào tạo 4 năm đều thực hiện chương tình học cả ngày ( full-times programs) . Năm 2005 có trên 2,8 triệu sinh viên Nhật vào học các trường đại học . Năm 1986 , chi phí trung bình kể cả học phí và sinh hoạt phí cho 1 năm đại học ở Nhật khoảng 1,4 triệu Yen ( tương đương 10.000 USD) . Nhiều sinh viên phải đi làm ngoài giờ học để kiếm tiền hoặc vay tiền của Chính phủ để trang trải chi phí học đại học . Năm 1991 , khoảng 40% sinh viên đại học Nhật theo học các ngành xã hội , kinh doanh ( business) ,Luật , Kế toán ( accounting) , 19% theo học các ngành khoa học công nghệ , 15% học nhân văn , 7% học sư phạm ( education ).
Tổ chức quốc tế OCDE công bố kết quả đánh giá học sinh trung học 74 quốc gia theo chương trình PISA năm 2009 , học sinh trung học Nhật Bản được xếp thứ 9/74 về Toán , thứ 5/74 về khoa học , thứ 8/74 về ngôn ngữ học .
Theo sự xếp hạng của Đại học giao thông Thượng Hải năm 2007 , Nhật Bản được xếp hạng 3 trong số 37 quốc gia có tên trong danh sách 500 trường đại học đạt chất lượng đào tạo tốt nhất thế giới , sau Mỹ và Anh
Hiện nay có 4 trường đại học thuộc Top đầu của đại học Nhật Bản là ĐHTH Tokio , ĐHTH Kyoto , ĐHTH Keio và ĐHTH Wasedo.
Theo tạp chi Times Higher Education 2011 trong chủ đề tiếng Anh “ Education in Japan “ đăng trênhttp://en.wikipedia.org , Nhật có 33 trường đại học được xếp hạng trong nhóm 100 trường đại học nổi tiếng nhất Châu Á .
Bình luận của thế giới về chủ nghĩa tinh hoa trong giáo dục của Nhật Bản
Báo chí thế giới có 2 xu hướng đánh giá :
-Xu hướng thứ nhất cho rằng xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển trong điều kiện thiên nhiên hết sức nghiệt ngã , Nhật Bản phải chấp nhận cách thức giáo dục đào tạo khắt khe như vậy và họ đã thành công .
-Xu hướng thứ hai , phần lớn là các quốc gia Châu Âu trong đó có Pháp cho rằng cách giáo dục đào tạo theo chủ nghĩa tinh hoa của Nhật Bản đi ngược trào lưu của thế giới , đưa lại nhiều hệ quả tiêu cực đối với con người , làm người ta luôn luôn phải chịu đựng stress để có thể chấp nhận cách đào tạo như thế . Tiêu biểu là bài báo Pháp với đầu đề “ Ảnh hưởng của chủ nghĩa tinh hoa ở Nhật Bản “ ( Elitisme ) đăng trên http://fr.wikipedia.org/, tháng 12/ 2011 có đoạn viết :
“ Do chủ nghĩa tinh hoa , người ta phải luôn luôn thử vận may , làm sao vào được trường tốt nhất , kể từ tiểu học , đến trung học , rồi đại học , rồi vào được 1 công ty tốt nhất ( nguyên văn : il faut toujours tenter d' aller dans la meilleure école , pour avoir le maximum de chances d' entrer dans le meilleur collège, puis lycée , puis université et entrer dans la meilleure société). Bài báo viết tiếp :” Điều này dẫn đến 2 hệ quả :
Thứ nhất là sự tăng sinh những lớp học buổi chiều ( la prolifération des cours du soir ) mà người ta nghĩ rằng ở đó học sinh có thể được nâng cao thêm trình độ học vấn và để các bậc cha mẹ học sinh an tâm về bổn phận cuả họ đối với con cái . Những lớp học như thế nhan nhản ở các thành phố lớn của Nhật Bản.
Thứ hai là vấn đề tài chính . Nói chung các bậc cha mẹ Nhật Bản phải nhắm ( viser ) từ 2 đến 3 trường để chọn ra được 1 trường cho con em họ . Có trường họ kỳ vọng thì con em họ lại không chắc chắn vượt qua được kỳ thi tuyển chọn . Các trường khác ở mức trung bình thì nhiều . Vì thế , một khi con em đã vào được trường có danh tiếng thì đồng nghĩa với sự hy sinh của gia đình cho 1 khoản tài chính quan trọng , thường là khá cao ( assez élevés ) trong nhiều năm học “.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.