I. TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH
Trường Sĩ quan Lục quân 1 là trường đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 15/4/1945. Ngày 28 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường Đại học Trần Quốc Tuấn trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 1. Ngày 12/8/2011, Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 3380, cho phép Nhà trường đào tạo trình độ thạc sĩ KHQS, chuyên ngành Nghệ thuật QS.
Trải qua 67 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Nhà trường đã đào tạo hơn 10 vạn cán bộ cho quân đội. Trong đó, có 27 đồng chí được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động; nhiều đồng chí được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, gần 300 cán bộ, học viên đã trở thành tướng lĩnh, nhiều đồng chí hiện đang giữ các cương vị quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Cùng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho Quân đội, Trường Đại học Trần Quốc Tuấn còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của Bộ Quốc phòng giao cho.
Trường Đại học Trần Quốc Tuấn luôn được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 9 lần về thăm Nhà trường và nhiều lần gửi thư khen. Người đã trực tiếp trao cho Nhà trường lá cờ thêu 6 chữ vàng "Trung với nước, hiếu với dân". Ngày nay "Trung với nước, hiếu với dân" đã trở thành bản chất truyền thống của Nhà trường và Quân đội nhân dân Việt Nam, là lời thề danh dự của mọi quân nhân đối với Tổ quốc. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" và nhiều phần thưởng cao quý khác: 02 Huân chương Hồ Chí Minh; 5 Huân chương Quân công; 7 Huân chương Chiến công; 3 Huân chương Lao động và 2 Huân chương tự do- Huân chương cao quý của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Trong những năm gần đây, quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng; phát huy truyền thống Nhà trường anh hùng; với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới, sáng tạo, bằng công sức, trí tuệ và nỗ lực phấn đấu của cấp uỷ, chỉ huy các cấp của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ nhà trường đã tập trung đổi mới mạnh mẽ quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng "chuẩn hoá, hiện đại hoá", sát thực tế chiến đấu và sự phát triển của quân đội; phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Công tác tuyển sinh quân sự, tuyển chọn đầu vào được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và điều hành giáo dục đào tạo. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại. Cơ sở hạ tầng, nhà ở, giảng đường, thao trường được đầu tư xây dựng cơ bản, khang trang, xanh-sạch-đẹp. Công tác xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật chuyển biến toàn diện, vững chắc; môi trường giáo dục lành mạnh, phong phú. Tích cực bảo đảm công tác hậu cần, kỹ thuật, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ.
Nhà trường thường xuyên coi trọng xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện; nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; thực hiện có hiệu quả việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, coi đó là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tình hình chính trị, tư tưởng trong toàn trường ổn định vững chắc, tạo ra sức mạnh tổng hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm và các nhiệm vụ đột xuất được giao.
Hiện nay, nhiệm vụ của Nhà trường tập trung: Đào tạo Sĩ quan chỉ huy-Tham mưu Lục quân trình độ đại học; đào tạo hoàn thiện đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật Quân sự; đào tạo giảng viên quân sự; đào tạo cao đẳng Công an; đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở ... và nhiều đối tượng khác.
Trong những năm tới quán triệt sâu sắc Nghị quyết lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng bộ Quân đội, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan Bộ Quốc phòng, Nhà trường tiếp tục đổi mới, mạnh mẽ, toàn diện, tập trung nâng cao chất lượng dạy- học và nghiên cứu khoa học lên một bước mới, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, xây dựng đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, đảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trình độ học vấn sau đại học ngày càng cao. Xây dựng Nhà trường chính quy, mẫu mực về mọi mặt, trở thành trường điểm của Bộ Quốc phòng.
Lịch sử truyền thống Nhà trường thật vẻ vang. Đó là biểu hiện cụ thể bản chất cách mạng của Quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, là kết tinh những đức tính quý giá của hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường. Đây là giá trị tinh thần hết sức cao đẹp mà cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ chúng ta phải trân trọng, giữ gìn và phát huy để làm cho truyền thống của Nhà trường ngày càng được tô thắm thêm.
Sau hơn nửa thế kỉ giáo dục, đào tạo, chiến đấu, và trưởng thành của Trường sĩ quan Lục quân 1, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ đã giữ vững và không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của Nhà trường; đã giữ vững lời thề son sắt "Trung với nước, hiếu với dân”, một lòng một dạ vì nước quên thân, vì dân quên mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ quân đội - sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trung với nước, hiếu với dân là truyền thống vẻ vang, là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh lớn lao và vô tận được tiếp nối cho các thế hệ Lục quân viết tiếp những trang sử vẻ vang của một nhà trường Anh hùng.
* Về tổ chức của Nhà trường gồm:
- Ban Giám Hiệu có: 5 đồng chí (đ/c Hiệu trưởng; đ/c Chính ủy; đ/c Phó Chính ủy và 02đ/c phó Hiệu trưởng ).
- Khối Cơ quan: Gồm 7 phòng và 02 Ban trực thuộc (Phòng Đào tạo; Phòng Chính Trị; Văn phòng; Phòng KHCN-MT; Phòng HC; Phòng KT; Phòng Tài chính và Ban khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo; Ban Sau đại học đây là hai ban mới được thành lập so với trước).
- Khối Khoa: Gồm 13 khoa (trong đó có 07 Khoa giảng dạy về khoa học quân sự; 02 khoa giảng dạy về khoa học xã hội và nhân văn; 02 khoa giảng dạy về khoa học cơ sở, cơ bản; 02 khoa giáo dục quốc phòng cho các sinh viên của 2 trường đại học ở Hà nội).
- Khối đơn vị quản lý học viên và phục vụ huấn luyện gồm: 02 Hệ, 18 Tiểu đoàn (Trong đó có 1 tiểu đoàn phục vụ huấn luyện là Tiểu đoàn 10).
* Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo Sĩ quan chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội, trình độ đại học:
Tuyển chọn những thanh niên, quân nhân có đủ 3 tiêu chuẩn: Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lai lịch rõ ràng; tốt nghiệp phổ thông trung học và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học của Nhà nước; đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và có nguyện vọng phục vụ quân đội lâu dài.
* Thời gian đào tạo 4 năm:
- Giáo dục đại cương chiếm tỷ lệ: 33,0%
- Giáo dục chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ: 67,0%.
* Quy trình đào tạo:
- Năm thứ nhất: Đào tạo kiến thức quân sự, chính trị cơ bản và một phần kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở nhóm ngành, xen kẽ kiến thức ngành. Kết thúc năm thứ nhất: Học viên làm giỏi chức trách tổ trưởng và biết làm tiểu đội trưởng.
- Năm thứ hai: Tiếp tục đào tạo kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức ngành, tổ chức hợp luyện chiến thuật tổng hợp cấp tiểu đội có bắn đạn thật. Kết thúc năm thứ hai học viên nắm và làm tốt chức trách tiểu đội trưởng, biết làm trung đội trưởng, hiểu biết sâu về các quân, binh chủng.
- Năm thứ ba: Đào tạo kiến thức ngành, chuyên ngành, tổ chức diễn tập cấp trung đội có bắn đạn thật. Kết thúc năm thứ ba học viên làm tốt chức trách trung đội trưởng.
- Năm thứ tư: Đào tạo kiến thức chuyên ngành, tổ chức phương pháp huấn luyện. Tổ chức diễn tập cuối khoá có bắn đạn thật, thực tập tại các đơn vị, ôn và thi tốt nghiệp. Kết thúc năm thứ tư học viên thành thạo chức trách trung đội trưởng, nắm được và làm tốt chức trách đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng.
Trong quá trình đào tạo Sĩ quan chỉ huy- Tham mưu Lục quân cấp phân đội trình độ đại học, Nhà trường trang bị cho học viên toàn diện các khối kiến thức: Khoa học cơ bản; khoa học cơ sở; khoa học chuyên ngành. Kết hợp đào tạo theo chức vụ gắn với trình độ học vấn, gắn lý thuyết với thực hành, coi trọng huấn luyện thực hành, diễn tập sát thực tế chiến đấu.
II. CÁC PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ MÀ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ QUÂN ĐỘI TRAO TẶNG NHÀ TRƯỜNG
Trải qua 67 năm xây dựng, giáo dục, đào tạo, chiến đấu, và trưởng thành qua các thời kỳ Nhà trường đã được tặng thưởng:
+ 2 Huân chương Hồ Chí Minh (ngày 3 tháng 2 năm 1985).
+ 5 Huân chương Quân công (2 hạng Nhất, 2 hạng Nhì, 1 hạng Ba).
+ 7 Huân chương Chiến công (1 hạng Nhất, 4 hạng Nhì, 2 hạng Ba).
+ 3 Huân chương Lao động (1 hạng Nhất, 2 hạng Nhì).
+ 2 Huân chương Tự do- Huân chương cao quý của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
III. CÁC ĐỒNG CHÍ CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGUYÊN LÀ HỌC VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VÀ ANH HÙNG LAO ĐỘNG
Gồm 27 đồng chí cán bộ Quân đội nguyên là học viên của Trường được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng lao động:
1. Sơn Tôn (31/8/1955)
2. Đàm Ngụy (7/5/1956)
3. Trần Ngọc Phương (1/1/1967)
4. Hà Văn Kẹp (1/1/1967)
5. Nguyễn Hồng Nhị (18/6/1969)
6. Nguyễn Hữu Quyền (20/12/1969)
7. Phạm Ngọc Khánh (15/2/1970, liệt sĩ: 28/6/1968)
8. Nguyễn Chơn (15/2/1970)
9. Dơ Chăm Út (15/2/1970)
10. Nguyễn Như Hoạt (25/8/1970)
11. Phan Thu (25/8/1970)
12. Phùng Quang Thanh (20/9/1971)
13. Mai Ngọc Thoảng (23/9/1973)
14. Hoàng Văn Vẻ (20/12/1973)
15. Đoàn Sinh Hưởng (12/9/1975)
16. Nguyễn Văn Được (15/1/1976)
17. Trần Thông Vách (15/1/1976)
18. Đỗ Văn Ninh (6/11/1978)
19. Nguyễn Thanh Tùng (16/11/1978)
20. Võ Đại Huệ (19/12/1979, liệt sĩ: 18/2/1979)
21. Nguyễn Công Tiến (20/12/1979, liệt sĩ: 17/3/1979)
22. Đoàn Triết Minh (Tên thật Đặng Minh Nhuận, tức Bảy Đen, Tuyên dương 20/12/1994, liệt sĩ: 30/8/1963)
23. Nguyễn Ngọc Bảo (30/8/1995, liệt sĩ: 30/3/1954)
24. Phạm Ngọc Thảo (30/8/1995, liệt sĩ: 1965)
25. Lê Xuân Phôi (30/8/1995, liệt sĩ:17/11/1965)
26. Nguyễn Đệ (Ba Trung, 25/6/1998)
27. Đỗ Xuân Diễn (Anh hùng lao động)
IV. CÁC ĐỒNG CHÍ LÀ GIẢNG VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐƯỢC PHONG TẶNG DANH HIỆU "NHÀ GIÁO ƯU TÚ"
Gồm 13 đồng chí giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục của Nhà trường được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú":
1. Nguyễn Súy
2. Phạm Trung Đôi
3. Nguyễn Văn Sự
4. Đỗ Hùng Vỹ
5. Bùi Việt Dũng
6. Nguyễn Đăng Thanh
7. Phạm Hồng Sơn
8. Vũ Đình Lưu
9. Lê Văn Nhuần
10. Trần Minh Quang
11. Trần Hùng Phức
12. Lê Viết Anh
13. Nguyễn Thanh Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.