Lịch sử hình thành Đại học Trần Quốc Tuấn (Wikipedia)
- Trường Sĩ quan Lục quân 1 (tiền thân là Trường Quân chính kháng Nhật, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn) được thành lập theo Nghị quyết của Hội nghị quân sự bắc kỳ ngày 15 tháng 4 năm 1945. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, hơn nửa thế kỷ qua Nhà trường đã không ngừng phấn đấu, trưởng thành về mọi mặt.
- Gần 70 năm xây dựng, đào tạo, chiến đấu và trưởng thành, Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Nhà trường đã đào tạo được trên 80 khóa học, trong đó có 78 khóa ra trường cung cấp hơn 10 vạn cán bộ cho toàn quân. Đội ngũ sĩ quan do Nhà trường đào tạo đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của lực lượng vũ trang nhân dân.
- Từ ngày 15 tháng 4 năm 1945: Trường quân chính kháng Nhật;
- Từ ngày 7 tháng 9 năm 1945: Trường Quân chính Việt Nam;
- Từ ngày 15 tháng 10 năm 1945: Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam;
- Từ ngày 15 tháng 4 năm 1946: Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Trường võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng khóa 1 tại thị xã Sơn Tây ngày 26 tháng 5 năm 1946, với mục tiêu đào tạo cán bộ chỉ huy trung, đại đội có kiến thức cơ bản về quân sự, có năng lực làm công tác chính trị trong phân đội, để chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến mà cấp trên cho là khó tránh khỏi;
- Từ tháng 2 năm 1948: Trường Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn;
- Từ tháng 12 năm 1950: Trường Lục quân Việt Nam;
- Từ tháng 1 năm 1956: Trường Sĩ quan Lục quân;
- Từ năm 1976 đến nay: Trường Sĩ quan Lục quân 1, năm 1998 Nhà trường chính thức đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội bậc đại học;
- Từ ngày 28 tháng 10 năm 2010: Trường được nâng cấp và đổi tên thành Trường Đại học Trần Quốc Tuấn[2].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.