(10 )- Những kế dùng binh của Tôn Tử
Kế thứ 5 : “ ÁM ĐỘ TRẦN SƯƠNG “, nghĩa là đi con đường mà không ai nghĩ đến .
Nghĩađen của kế này là bí mật đưa quân đi qua con đườngmà không ai nghĩ rằng mình sẽ đi qua . Kế này thườngáp dụng thích hợp giữa lúc 2 bên đang chiến đấu vớinhau .Mỗi bên ra sức giấu mục tiêu thực của mình , đưara mục tiêu giả để lừa đối phương . Đây là côngviệc rất phức tạp , thường trải qua 1 quá trình khúctriết .
TônTử viết : Việc binh là trá nguỵ . Có thể làm mà làmra vẻ không thể làm . Dùng đấy mà làm ra như không dùng. Gần làm giả như xa . Xa làm giả như gần . Lấy lợimà dụ địch . Gây rối mà đuổi địch . Thấy địchkhoẻ thì tránh . Đầu tiên là làm mọi cách giảm thựclực của đối phương , rồi tiến hành dự định củamình . Người dùng kế này phải là người có tầm nhìnxa hiểu rộng và có khối óc tuyệt vời.
Kếthứ 6 :” BAN CHƯ NGẬT HỔ “ , nghĩa là giả làm con heo để ăn thịt con hổ .
Vềkế này , Lão Tử (*) nói : Người cực khôn mà làm ra vẻvụng về ( đại trí nhược ngu ) . Người đi săn thườnggiả tiếng heo kêu để nhử con hổ . Trong cách đánh giặc thì giả ngu như một con heo , ngoài mặt cái gì cũng phụctùng , lúc nào cũng cười , cung kính để kẻ địch mấthết nghi ngờ . Chờ thời cơ chín muồi , tìm thấy chỗnhược của địch mà ra đòn sấm sét .
Phảinhớ :
Dùngviệc không gì quan trọng bằng bí mật .
Hànhđộng không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý
Dòxét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết
Bênngoài làm ra vẻ loạn mà bên trong thì rất có cơ ngũ.
Bênngoài tỏ ra đói mệt nhưng bên trong thật là no khoẻ .
Bênngoài làm ra ngu xuẩn nhưng thật ra rất tinh tường .
Đóchính là lý luận căn bản của kế “ Ban chư ngật hổ“ vậy .
Ghichú :(*) Lão Tử là người đứng đầu Đạo giáo , 1trong tam giáo tồn tại ở thời Trung Hoa cổ đại , songsong với Nho giáo và Phật giáo , có từ khoảng thế kỷthứ 4 trước công nguyên , đã học thuyết hoá những tưtưởng triết lý của truyền thống văn hoá nông nghiệpphương nam Trung Quốc thời đó.
Kếthứ 7 : LẠC TỈNH HẠ THẠCH “ ,nghĩa là ném đá vào người dưới giếng .
TônTử nói : Nạn nhân đã rớt xuống giếng mà còn ném đávào đầu người ta , đứng trên quan điểm đạo đứcKhổng – Mạnh (*) thì đó là hành vi không chính nhânquân tử nhưng nếu coi là 1 mưu kế đánh giặc thì đólại là 1 hành vi sáng suốt . Triết lý của kế “ Lạctỉnh hạ thạch “ là có chi phối được địch mớichiếm đoạt được . Nhân từ với kẻ thù là tàn nhẫnvới chính mình .
Tronglịch sử Trung Hoa , Lưu Bị thời Tam Quốc lúc nào hémiệng cũng nói những điều nhân từ , lúc nào cũng chảynước mắt . Nhưng Lưu bị lại là người giỏi dùng thủđoạn “ Lạc tỉnh hạ thạch “ nhất . Chẳng vậy ,Lã Bố vốn là người làm nhiều ơn huệ với Lưu Bị .Nào là cứu Lưu Bị trong việc bắn kích ở Viên Môn .Nào là cho Lưu Bị nương tựa trong căn cứ của mình .Sau khi Lã Bố bại trận , bị bắt ở Từ Châu , Tào Tháocòn đôi chút thương mến Lã Bố , muốn dụ dỗ Lã Bố. Lưu Bị e ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng là LãBố , đã ghé tai Tào Tháo nhắc khéo :” Ông không nhớchuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao ?” ( Đinh Nguyênvà Đổng Trác đều được Lã Bố nhận là con nuôi nhưngđều bị chết bởi tay Lã Bố ). Lưu Bị đã không trảơn nghĩa của Lã Bố lại còn ra đòn độc “ Lạc tỉnhhạ thạch “ với Lã Bố thì Lã Bố làm sao thoát chết!
VũDiệu sưu tầm
Hếtkế Lạc tỉnh hạ thạch của Tôn Tử . Kỳ sau giớithiệu tiếp .
__________________________________________
Ghichú :(*) Khổng Tử ( 551- 479 trước công nguyên ) và MạnhTử ( 372-289 trước công nguyên) là 2 nhà triết họcTrung Hoa cổ đại , đứng đầu Nho giáo tức Khổng giáo, là học thuyết kết hợp giữa tinh hoa của văn hoánông nghiệp với truyền thống văn hoá du mục phương namTrung Quốc thời đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.