Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn (ST: Vũ Diệu)

Tóm tắt :
Vào tháng 6 năm 1949 , theo đề nghị cuả đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc – Tư lệnh Biên khu Việt-Quế ( Quảng Đông-Quảng Tây ) , Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh QĐNDVN đã phái 1 số đơn vị của QĐNDVN sang giúp Trung Quốc, phối hợp với quân địa phương của Trung Quốc ( ( Mao Trạch Đông ), xây dựng 1 khu giải phóng ở vùng Ung-Long-Khâm , gần biên giới phía đông bắc Việt Nam , nhằm phát triển lực lượng , phối hợp với đại quân của Giải phóng quân Trung quốc đang tiến từ phía bắc xuống phía nam ( 1 ).


Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn là 1 chiến dịch quân sự diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1949 của Liên quân giữa QĐNDVN và Quân địa phương của Trung Quốc ( Mao Trạch Đông ) tại biên khu Việt-Quế , chống lại Quân Trung quốc Tưởng Giới Thạch , với mục tiêu mở rộng vùng kiểm soát thuộc 3 huyện Ung Châu , Long Châu và Khâm Châu ( 2 ) , thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung quốc , tạo điều kiện để Trung quốc ( MTĐ) phát triển lực lượng và phối hợp với đại quân của Giải phóng quân Trung quốc đang tiến về phía nam.
Tại vùng này , quân Trung quốc Tưởng Giới Thạch có 5 trung đoàn . Quân địa phương Trung Quốc ( MTĐ ) có 3 tiểu đoàn do Trần Minh Quang ( Chen Mingjiang ) chỉ huy . QĐNDVN tham gia gồm 1 số đơn vị của 3 trung đoàn 28 , 174 và 95 do Lê Quảng Ba chỉ huy . Khi đó ,mệnh lệnh của Bộ TTL QĐNDVN ngày 23/4/1949 giao nhiệm vụ cho các đơn vị QĐNDVN tham gia chiến dịch phối hợp với quân địa phương cùa Trung quốc ( MTĐ) là :” xây dựng 1 khu giải phóng ở vùng Ung – Long – Khâm , tạo điều kiện khuyếch trương lực lượng , đón đại quân Nam Hạ của GPQTQ “ ( 3 ).
Chiến dịch có 2 hướng là Khâm Châu và Long Châu .
Trên hướng Long Châu , lực lượng của QĐNDVN đã đánh chiếm Bằng Tường, Thuỷ Khẩu vào ngày 12/6/1949, rồi đánh chiếm Hạ Đống ngày 13/6/1949 . Ngày 18/6/1949 diệt viện binh cùa quân Trung quốc ( TGT ) từ Long Châu xuống và tiến đánh Ninh Minh.
Trên hướng Khâm Châu , từ ngày 3/7/1949 đến 9/7/1949 liên quân QĐNDVN và Quân địa phương TQ ( MTĐ) đánh thị trấn Trúc Sơn ( Zhushan ) trên đường Đông Hưng – Phòng Thành ( nhưng không thành công ) . Ngày 25/7/1949 Liên quân chuyển sang tấn công quân TQ (TGT ) tại Voòng Chúc , Mào Lêng rồi tiến đến sát Phòng Thành . Quân Trung quốc ( TGT ) phải rút khỏi các đồn bốt nhỏ , tập trung về phòng ngự tại thị trấn Long Châu , Nà Lương , Phòng Thành , Đông Hưng .
Chiến dịch kết thúc vào tháng 10/1949 khi cánh quân của GPQTQ từ phía bắc xuống đánh chiếm thành phố Nam Ninh tỉnh Quâng Tây .
Tính đến thời điểm này , Liên quân QĐNDVN và Quân địa phương TQ ( MTĐ) đã đánh chiếm được 10 trong 12 vị trí của quân Trung quốc Tưởng Giới Thạch thuộc 3 huyện Long Châu , Khâm Châu và Phòng Thành.
Tại thị trấn Đông Hưng thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung quốc có 1 Đài liệt sĩ khắc 2 ngôn ngữ Hán và Việt là ” Đài kỷ niệm liệt sĩ cách mạng nhân dân Việt – Trung “. Hài cốt của các tử sĩ Việt Nam và Trung quốc ( MTĐ) đã được quy tập và an táng dưới chân đài .
Trong chiến dịch này, tại thị trấn Thuỷ Khẩu huyện Long Châu tỉnh Quảng Tây đã diễn ra trận đánh kéo dài 2 ngày đêm của Liên quân QĐNDVN và quân địa phương TQ ( MTĐ) chống lại 6 trung đoàn quân TQ (TGT ) . Về phía Liên quân, trong số những người đã hy sinh có Chủ tịch huyện Long Tân là Ngu Khắc Hàn và 22 chiến sĩ của QĐNDVN. Hài cốt của các liệt sĩ này đã được cải táng tại Thuỷ Khẩu, có tên là “ Nghĩa trang liệt sĩ Trung – Việt tại Thuỷ Khẩu “ ( tên chữ Hán là "Long Châu Thuỷ Khẩu Trung Việt liệt sĩ lăng viên").
Lê Đức Thắng
Ghi chú :
( 1 ) : lấy tư liệu tại http://vi.wikipedia.org/wiki/chiến dịch thập vạn đại sơn.
( 2 ) : diện tích 1 huyện của Trung quốc xấp xỉ diện tích 1 tỉnh nhỏ của Việt Nam .
( 3 ) : báo QĐND ngày 27/7/2007.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.