Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Tìm hiểu hệ thống giáo dục của Pháp ( kỳ 2 )



Nền kinh tế Pháp
Năm 2003 , Pháp đứng thứ 2 trong tổ chức OCDE về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài với 47 tỉ USD và đứng thứ 2 trong OCDE về vị trí chủ đầu tư ra nước ngoài với 57,3 tỉ USD , chỉ đứng sau Mỹ .
-Thu nhập của người Pháp : Năm 2007 , trong khu vực tư nhân , mức lương nguyên chưa nộp thuế ( salaire brut) của 1 người làm công ăn lương ( salaríe) toàn thời gian là 29.278 euros/ năm , ở khu vực nhà nước là 31.266 euros/ năm ( 1 euro = 30.000 VND) . Cũng năm đó , số người Pháp có thu nhập thấp hơn 50% mức thu nhập trung bình chiếm khoảng 3,4 triệu người , bằng 7,2% tổng số người làm công ăn lương . Họ thuộc ngưỡng nghèo theo mức ấn định của Chính phủ Pháp . Khoảng 50% trong số người nghèo này là những người chỉ có việc làm bán thời gian , hưởng mức lương tối thiểu chưa nộp thuế 8,86 euros/ giờ .


-Việc làm : Hiện nay , kiểu việc làm chủ yếu ở Pháp ( pricipale forme d' emploi) là làm công ăn lương ( salaríe) . Năm 2008 , số người làm việc này là 5,7 triệu . Số việc làm trong khu vực nhà nước bằng 20% số làm công ăn lương . Cuối năm 2009 có khoảng 9,5% số dân ở độ tuổi lao động bị thất nghiệp . Hầu hết các trường hợp là những người Pháp trẻ tuổi chưa được đào tạo nghề gì để được tuyển dụng và là những người nhập cư .
-Nền kinh tế của Pháp hiện nay chủ yếu là nền kinh tế dịch vụ ( économie de service ) . Secteur tertiaire ( khu vực kinh tế thứ 3) ngày càng trở thành động lực chính của nền kinh tế . Đây là điểm đặc thù của nền kinh tế sau công nghiệp ( économie postindustrielle ) . Trong nền kinh tế này , lao động nông nghiệp ở Pháp chỉ tạo được 2% tổng số việc làm . Phần lao động công nghiệp tạo được 28% vào năm 1978 rồi 14% vào năm 2007 . Tổng số việc làm coi là 100% thì ở Pháp cơ cấu nghề trong đó đã thay đổi và như sau : Làm nông nghiệp 2,4% - Làm các nghề thủ công , thương nhân , chủ doanh nghiệp 6,4% - Làm những nghề cần có trí thức bậc cao như cố vấn doanh nghiệp , R&D chiếm 12,1% - Làm những nghề trung gian như môi giới chứng khoán , bất động sản 22,1% - làm công ăn lương ở mọi ngành 29,9% - làm thợ ( ouvrier )27,1%. Vai trò của giáo dục đào tạo trong nền kinh tế hậu công nghiệp cực kỳ quan trọng .
-Nông nghiệp : Pháp có nhiều vùng đất rộng , mầu mỡ để trồng trọt . Pháp là quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất Châu Âu về lúa mì , đường , gia cầm , sữa , thịt bò ,thịt lợn , rượu vang . Cũng như các quốc gia đã công nghiệp hoá khác , lao động trong nông nghiệp của Pháp đã được cơ khí hoá , hiện đại hoá nên số việc làm trong nông nghiệp giảm dần . Năm 2006 Pháp chỉ còn 3% dân số làm nông nghiệp , ở Đức là 2,5% , ở Anh là 1,3% .
-Công nghiệp : Pháp là 1 trong những tiềm lực chủ yếu của nền công nghiệp thế giới . Các doanh nghiệp công nghiệp Pháp đã tạo ra 71,4% tổng sản phẩm quốc nội PIB và năm 2006 đã tạo ra 79% năng lực xuất khẩu . Những xí nghiệp công nghiệp hiện đại và năng động đã đưa Pháp trở thành 1 trong những quốc gia dẫn đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực như chế tạo ôtô , hàng không , không gian , đóng tầu chiến ,tầu sân bay , chế biến thức ăn từ nông nghiệp ,công nghệ hạt nhân dân sự , công nghiệp dược phẩm , mỹ phẩm , hàng xa xỉ phẩm ( luxe) . Trong cuộc đua tranh kinh tế vừa qua, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã bị suy sụp , dẫn đến 1 cuộc chuyển đổi cơ cấu trong đó có ngành khai thác mỏ , dệt , gỗ , giấy , luyện kim, chế tạo tầu thuyền. Một số ngành sản xuất đã chuyển ra nước ngoài làm ăn nhưng các doanh nghiệp Pháp vẫn giữ được thế mạnh trong nhiều lĩnh vực .
-Năng lượng : Pháp không sản xuất dầu thô nhưng có 13 cơ sở tinh chế dầu mỏ , đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước . Pháp đang có 59 cơ sở sản xuất điện hạt nhân , đứng thứ 2 thế giới , chỉ sau Mỹ , đáp ứng được trên 76% nhu cầu năng lượng điện quốc gia từ năng lượng hạt nhân , trở thành quốc gia duy nhất ở Tây Âu độc lập về năng lượng nhờ năng lượng hạt nhân . Năm 2008 , năng lượng tái tạo của Pháp chiếm 13% toàn bộ sản lượng điện , tương đương sản lượng thuỷ điện.
Ngành du lịch : Pháp là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về số thu liên quan đến du lịch quốc tế . Năm 2007 đã thu về 1,3 tỉ euros tiền cho thuê khách sạn du lịch .
-Thương mại của nước Pháp đang gặp khó khăn . Từ năm 2004 , Pháp bị thiếu hụt trong cán cân thăng bằng buôn bán quốc tế . Số thiếu hụt năm 2009 là âm 75,4 tỉ USD . Năm 2009 Pháp đứng thứ 5 thế giới về nhập khẩu , thứ 6 thế giới về xuất khẩu .
III)- Nghiên cứu và phát triển :
Hàng năm Pháp đều tăng mức chi cho R&D . Năm 2007 , Pháp đã chi 37,9 tỉ euros ( bằng 2,1% PIB ) cho nghiên cứu và phát triển nhưng hiệu quả tác động đến nền kinh tế Pháp là yếu . Nguyên nhân là phần lớn các nhà nghiên cứu khoa học đều làm việc trong các trung tâm nghiên cứu của quốc gia , mà mối liên hệ giữa các trung tâm này với các doanh nghiệp là yếu kém . Vì vậy , từ 2002 , Pháp đã thành lập mạng lưới Synervia http://synervia.fr/) làm vai trò liên kết các Phòng thí nghiệm khoa học của các trường đại học với các Doanh nghiệp , nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ năng lực tự làm R&D , nhằm tạo ra những trung tâm kinh tế ( Pôle) có khả năng cạnh tranh cao của nền kinh tế . Năm 2007 đã có 71 Pôle kinh tế như vậy.
IV)- Giáo dục và đào tạo :
Giáo dục trung học :
Từ cuối thế kỷ 19 , dưới thời Bộ trưởng giáo dục Jules Ferry , Pháp đã có nền giáo dục hiện đại . Đến nay hệ thống giáo dục của Pháp gồm 3 bậc : Tiểu học , Trung học và giáo dục bậc cao ( tính từ đại học trở lên ) .Ở Pháp , quản lý giáo dục được phân cấp cho các Academie ( còn kỳ 3 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.