Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Chữ 'Tín'


Nguyễn Trung-Nguyên Đại sứ CHXHCN Việt nam tại Bangkok -Thailand

Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam nên bắt đầu từ đi tìm chữ Tín, làm tất cả mọi việc có thể để thực hiện chữ Tín.
Thiết nghĩ đây là điều quan trọng nhất, thách thức đến mức sống hay là chết, ĐCSVN lúc này nên làm, nhất là quá trình chuẩn bị đại hội XII đã bắt đầu.
 Sở dĩ đặt vấn đề như vậy là vì những lý do sau đây:
  Một là:
Tuy chưa dám đụng tới bản chất của sự vật, nhưng tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng không dưới một lần đã phải nói trước toàn đảng và toàn dân tệ nạn quan liêu tham nhũng và sự tha hóa về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ đảng viên đã tới mức đe dọa sự tồn vong của chế độ, làm cho lòng tin của nhân dân vào ĐCSVN giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó đất nước ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phải giải quyết vượt quá tầm năng lực của đảng. Tình trạng mất dân chủ và các thói hư tật xấu khác của tàn tích văn hóa phong kiến tiểu nông hầu như loại bỏ khả năng thay máu đổi mới đảng. Cái gọi là kiên định ý thức hệ xã hội chủ nghĩa một mặt là vũ khí bảo vệ quyền lực của đảng, nhưng đồng thời mặt khác là kẻ thù số một đối với mọi xu thế và nỗ lực trong đảng muốn đổi mới đảng[1].

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Tập “Thiền“ để điều chỉnh hoạt động của các tuyến nội tiết và hệ thần kinh , tăng cường sức khỏe (ST: Vũ Diệu)

Thiền là cách tập luyện của Đức Phật Thích Ca , đã có từ cách đây khoảng 2.500 năm , nhằm hài hòa thân tâm , phát huy trí tuệ .
Năm 2006 , 2 nhà khoa học người Đức là Erb và Sitaran đã chụp hình não bộ của người để nghiên cứu mối liên hệ giữa cách thiền và hệ thần kinh . Họ chia não bộ thành 2 vùng là vùng trước và vùng sau . Vùng sau là vùng có “ tinh giác “ . Cách “ thiền “ là tập trung chú ý vào vùng này để điều chỉnh sự cân bằng của hệ thần kinh .

Theo bác sĩ Hasegawa của trường đại học Osaka Nhật Bản thì thiền phát triển sự tập trung dưới vỏ não và làm tạm ngưng hoạt động của vỏ não . Theo nghiên cứu của Viện đại học Cologne của Đức thì thiền có tác dụng điều hòa trạng thái hoạt động của các tuyến nội tiết và hệ thần kinh giao cảm , làm cơ thể khỏe mạnh nên thiền được xem là một cách bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh không dùng thuốc .
Cách thiền như sau :
Tư thế ngồi thiền : Ngồi xếp bằng bình thường , toàn thân thư giãn. Ngồi quay mặt về hướng nam ( Y học cổ truyền giải thích là để thuận theo từ trường của trái đất ) . 2 bàn tay ngửa lên trên và đặt chồng lên nhau . 2 chân cũng xép trên nhau . Chú ý chân bên nào ( phải hay trái ) để trên thì bàn tay bên đó cũng để trên . Hai ngón tay cái chạm nhau . ( Y học cổ truyền giải thích nhằm khép kín mạch âm dương trong cơ thể ) .
Cách thiền : Miệng ngậm . Đầu lưỡi đặt vào chân răng hàm trên . Thở chậm và thở sâu , càng chậm càng tốt ( có người đã tập công phu , đạt đến nhịp thở chậm từ 6 lần đến 1 lần trong một phút ) . Tâm tĩnh lặng ( không nói thầm , không vọng tưởng ) .Tư tưởng tập trung vào phần não phía sau . Để tránh sự vọng tưởng , trong khi thiền có thể lim dim mắt , miệng niệm 6 từ “ Nam mô a di đà Phật “ ( là 6 từ dịch từ tiếng Phạn của Ấn Độ ) .
Thời gian thiền : Mỗi ngày 2 lần , vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ( tốt nhất là 5 giờ sáng và sau 11 giờ đêm ) . Mỗi lần từ 30 đến 45 phút .
Cách thiền như trên ai cũng có thể làm được . Ngày nay , nhiều người Phương Tây cũng tập thiền . Họ không coi thiền là một phạm trù tôn giáo mà coi đó là cách luyện tập để tăng cường sức khỏe và trí tuệ . Bí quyết thành công là phải tập thiền thường xuyên hàng ngày . .
Ghi chú : Lược chép bài “ Thiền – thuốc đa năng “ của DS Nguyễn Viết Thọ trên báo Sưc khỏe và đời sống

Tìm tri thức y học phổ thông để tự phòng ngừa bệnh ở tuổi già (Vũ Diệu)


Các “ hội viên “ trong hội ta đều thuộc lớp người cao tuổi . Phần đông đang từ 70 tuổi trở lên . Có Cụ đã ngót nghét 90 rồi . Đã đến tuổi già thì ai cũng phải đối mặt với bệnh tật . Có nhiều bệnh ở tuổi già không do vi-rút gây nên mà do quá trình lão hóa các tế bào của cơ thể , chẳng hạn bệnh loãng xương , bệnh thoái hóa cột sống , bệnh đau thần kinh tọa , vân vân …
Không phải ai cũng có con cháu là bác sĩ để được chăm sóc phòng ngừa bệnh ở tuổi già . Vậy ai có thể giúp ta việc này ?
Xin thưa các Cụ : Hãy tự tìm trong báo điện tử “ Sức khỏe và đời sống “ của Bộ Y tế .
Cách tìm rất đơn giản như sau :
Trước hết mở trang Web Sức khỏe và đời sống ( http://www.suckhoedoisong.vn/) . Tiếp đó , tùy ý muốn của từng Cụ , chẳng hạn muốn tìm bài giảng về “ Bệnh loãng xương ở người cao tuổi “ thì gõ chữ “ Bệnh loãng xương “ vào trong khung chữ nhật , có chữ : “ Tìm theo Từ khóa “ . Khung này nằm ở bên phải và phía trên trang chủ . Sau đó nhấn phím Enter . Bài giảng về Bệnh loãng xương sẽ hiện ra màn hình máy tính để các Cụ xem . ( Xin lưu ý là bệnh loãng xương không ưu tiên bất kỳ ai , kể từ 30 tuổi trở đi và có thể gây tử vong ) .
Làm tương tự như vậy , các Cụ có thể tìm đọc các bài khác , chẳng hạn :” Bệnh đau thần kinh tọa “ ,
“ Bệnh thoái hóa cột sống “ , “ Bệnh tim mạch “ , “ Bệnh tuyến tiền liệt “ , “ Cách THIỀN để tăng cường sức khỏe và chữa bệnh “ …
Ngoài ra , cũng bằng cách đó , các Cụ còn có thể tìm đọc để biết và phòng ngừa các bệnh thuộc về các bệnh chuyên khoa khác , như “ Khoa Cơ-Xương khớp “ , “ Khoa Thận- tiết niệu “ , “ Khoa Gan-mật “ , “ Các bệnh ung thư “ vân vân...
Người giới thiệu : Vũ Diệu