Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ LỚP SÁNG TÁC NHẠC ĐẦU TIÊN TRONG QUÂN ĐỘI

Ghi theo hồi ức của Nhạc sĩ Tô Hải
Trần Kiến Quốc

                                                                                   


            Cha mẹ tôi từng công tác ở Trường Lục quân Việt Nam từ ngày đầu nên chúng tôi có quan hệ thân tình với các cô chú là học viên một thời. Trong số đó có các nhạc sĩ Doãn Nho (Tiến bước dưới quân kỳ), Doãn Quang Khải (Vì nhân dân quên mình) hay nhạc sĩ Tô Hải (Hợp xướng Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy). Năm nay họ đều đã ngoài 80 nhưng không quên kỉ niệm xưa.
Lớp học sáng tác đầu tiên tại 13 Lý Nam Đế, Hà Nội.
- Hàng đứng, trái qua: Nhạc sĩ Trọng Loan, Nguyễn Xuân Khoát, Tô Hải,
Văn Đông, Nguyên Nhung, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý.
- Hàng ngồi, trái qua: đ/c phiên dịch, nhạc sĩ Lưu Cầu, Văn An,
giáo sư Mao Vĩnh Nhất, Vũ Trọng Hối, Văn Chung, Lương Ngọc Trác.

Từ một ý tưởng ham học hỏi

Cách đây chục năm tới thăm nhạc sĩ Tô Hải. Cầm điếu thuốc trên tay, với cái nhìn thăm thẳm, ông chậm rãi tâm sự: “Thời gian qua đi, thế hệ trẻ hình như ít biết đến những nhạc sĩ có công với sự nghiệp sáng tác âm nhạc trong quân đội. Trong số họ phải kể đến nhạc sĩ Trần Du, nguyên “Hiệu trưởng” đầu tiên của Trường VHNT quân đội, trước khi về hưu anh mang quân hàm đại tá…”.

Bằng tốt nghiệp của cựu học viên Cao Tử Dũng

Dù thời gian trôi qua và lịch sử với nhiều biến động nhưng các lão tướng k5 vẫn giữ được nhiều tư liệu quý.
Xin giới thiệu Bằng tốt nghiệp của cựu học viên k5 Cao Tử Dũng do Thiếu tướng Lê Thiết Hùng kí ngày 21/1/1950.  Qua hơn 60 năm, giấy đã ngả vàng nhưng đây là tư liệu vô giá.
Xin cảm ơn ông Bùi Ngọc Sách k5 đã lưu giữ và chuyển cho BBT!

Hồi kí Bùi Ngọc Sách (tiếp)


  ĐOẠN 11  -  Chuẩn bị sang Trung Quốc
Lúc này cả khoa nhộn nhịp chuẩn bị giầy dép để hành quân trường chinh sang Trung Quốc, bởi đường xa mà trường thì không đủ kinh phí để trang bị dép cho đôi chân học viên.

Một hội nghị sáng kiến được mở cho anh em tìm mọi cách khắc phục để bảo vệ đôi chân trên đường dài. Anh em nêu ra rất nhiều kiểu dép cổ kiểu nhà nghèo xưa, dép da có quai quàng qua mu bàn chân xỏ 1 ngón giữa của phu phen đẩy xe cút kít, có cả ý kiến về dép mo cau! Nhưng cuối cùng chốt lại làm hài xảo.
Hài xảo có lẽ là từ tên Trung Quốc. Hài thảo là một thứ dép dân dã của người dân tiều phu, mã phu Trung Quốc bện bằng cỏ phát âm là hài xảo? Thứ dép này dáng dấp gần như dép Thái Lan bây giờ nhưng quai bện vắt cả qua mu bàn chân và giữa khe ngón chân, đế cũng là cỏ bện.

Hồi kí Bùi Ngọc Sách (tiếp)


ĐOẠN 10  -  TRƯỜNG BỊ LỘ TW CHO CHUYEN SANG VAN NAM TQ .
Tháng1/1950 chúng tôi chào đón sự kiện Liên Xô, Trung Quốc công nhận Việt Nam. Một buổi chiều đại đội đang ở ngoài bãi tập thì 4 máy bay Hen–cát phát hiện. Chúng xà suống bắn phá tơi bời khu doanh trại bỏ trống. Đại đội công binh đang tập ngay chỗ bãi trống bị hi sinh 2 học viên. Căn nhà của đại đội tôi bị một tràng bom cắm xuống mà không nổ? Trong lúc giặc bắn phá tôi lo nơm nớp vì tôi giấu quả lựu đạn trên kèo nhà, nếu nhà cháy thì phiền.
Từ đây chúng tôi không cư trú ở doanh trại nữa mà phải lưu động ở các nhà dân, nơi này nơi khác vừa đi vừa học, có lúc lưu động đi rất xa vào Giang Tiên, Quán Triều… Nhưng PhúcTrừu vẫn là trung tâm của chúng tôi. Ở đây bên bờ sông Công có cái quán “Vệ Nghỉ” của người thủ đô tản cư lên, có cô hàng xén xinh đẹp chúng tôi ai cũng biết.