Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Tiến bước dưới quân kỳ


Ca khúc này cũng được cựu học viên Lục quân Doãn Nho sáng tác.
 Mời cùng hát!

Ca khúc "Vì nhân dân quên mình"

Bài này được cựu học viên Lục quân  k6 Doãn Quang Khải sáng tác.
Mời cùng hát!

Thông tin về Đại học Trần Quốc Tuấn trên Wikipedia

Mời vào đây!

Đội bóng đá Thể Công từng được Lục quân bảo bọc

Chiến tranh phá họai của giặc Mỹ mở rộng ra khắp miền Bắc. Thể Công tưởng chừng phải giải tán. Vậy mà Hiệu trưởng Trường Lục quân Bằng Giang đã có những quyết định táo bạo: nhận Thể Công về trường.
Cụ thể thế nào, mời xem Hồi ký của ông Ngô Xuân Quýnh!

Tìm đồng đội: Cựu học viên Đam Sai Pack

Các bạn Vũ Đam, Đàm Phi Vũ, Sao Mai muốn tìm thông tin của bố là ĐAM SAI PACK, người Kh'mer, cựu học viên thuộc Tiểu đoàn 3, Trường Lục quân VN tại Trung Quốc năm 1952.
Qua Quân sử VN, các bạn tâm sự như sau:
"Cha tôi không tham gia ngành CA như ông nội mà "thoát ly" gia đình, đăng lính rồi trở thành bộ đội VN. Từng là sĩ quan thuộc Tiểu đoàn 3 của trường Sĩ quan Lục quân tại Trung Quốc từ năm 1952. Sau này từng là Tư lệnh một quân khu tại Campuchia, bị thương về nghỉ rồi gia nhập lại quân đội.
Ông từng bị Pol-pot bắt giữ cho đến ngày bộ đội VN rút quân mới được về nhà... Sau nhiều năm tìm kiếm, gặp được ông ở Phnompenh. Cuối năm 1998, ông là một ông già hom hem mất trí nhớ đến mức con mình cũng không nhận ra. Hai hàm răng ông bị nhổ sạch không còn chiếc nào, những người tốt bụng nhận nuôi ông, họ ăn gì ông ăn nấy. Đến mức đưa 1 bát cơm nhỏ ông "ăn" 3 tiếng hơn chưa xong. 
Ông trút hơi thở cuối cùng trên tay tôi tại phòng cấp cứu của Quân y viện 175. Tại lễ tang, chúng tôi chứng kiến quan tài ông được phủ lá cờ Tổ quốc VN. Mặc dù không phải là tướng và cũng chẳng thuộc cấp Nhà nước nào nhưng tang lễ được tổ chức rất "hoành tráng", có xe dẫn đường gắn quân kỳ, có  xe chở 2 tiểu đội danh dự và một sĩ quan chỉ huy đưa tiễn".
Mời tham khảo tại đây!

Còn người con khác tâm sự:
"Em lai Campuchia. Tìm trong Quân sử thì không có tên ĐAM SAI PÁCK, nguyên Tư lệnh trưởng Miền đông Campuchia , là tình nguyện quân VN, nguyên Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân 3 (Ninh Bình?), Hiệu trưởng Trường Quân chính quân khu Hữu ngạn. Các anh có thấy tư liệu nào nói về bố em không? Hiện em sống tại TpHCM, số điện thoại: 0903824694". (Đàm Vũ).











Danh sách cựu học viên, giáo viên khóa 1 Võ bị tại TpHCM

Các đ/c đã mất:
1. Phạm Văn Đài (LS, hy sinh 1950).
2. Tôn Thất Hoàng (mất). Vợ: bà Phượng (08-38292695).
3. Bửu Đích (mất). Vợ: bà Liên (08-38298641)
4. Nguyễn Tăng Tấn (mất). Vợ: (0903129008).
5. Võ Đức Diệp (mất).
6. Vương Duy Nhu (mất).
7. Lê Thiện Triển (1922, mất). Vợ: bà Mạc (08-38953611).
8. Nguyễn Đắc Khang (mất 2010). Con trai: Nguyễn Đắc Hòa (0908369515).

Các đ/c còn sống:
1. Hoàng Xuân Tùy (1922). (08-38299357).
2. Nguyễn Văn Đạo (1928) - Trưởng ban (0918844221).
3. Hoàng Nghĩa Khánh (1923). (0912091624).
4. Nguyễn Phước Vĩnh Phú (1925). (08-38483739).
5. Đào Văn Lan (1926). (08-38452438).
6. Nguyễn Quý Ninh (1928). (08-38473365).
7. Nguyễn Sô (1926). (08-39931322).
8. Phạm Ngọc Khanh (1915). (08-38961497).
9. Vũ Phong (1925). (08-38949717).

Danh sách khóa 2, 3

- Nguyễn Hoàng Dũng, thiếu tướng, k2.
- Nguyễn Minh Long, thiếu tướng, k3. (Con trai: Nghĩa, 0918425302).
- Lê Nam Phong, Trung tướng, k5. (Việt Hà:)
- Đỗ Văn Phúc, thiếu tướng, k6. (08-37252120).
- Tô Hải, nhạc sĩ, k5.
- Phạm Hùng Thắng, k4, cán bộ khung k5, 6; Cục phó Bảo vệ. (08-38448323).
- Kiều Miên, văn công Lục quân. (01227177371).

Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946 và những tư liệu quý (Trần Kiến Quốc)

Ngày 15/4/1946, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn trong trứng nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí quyết định thành lập Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn - nhà trường đào tạo cán bộ chính quy đầu tiên của nước Việt Nam mới.  Nhân lễ khai giảng khóa 1, ngày 25/6/1946, Người đã lên thăm.

Tiền thân của nhà trường
Ngay từ năm 1924, tranh thủ mối quan hệ của mình, Bác đã cử nhiều thanh niên, học sinh ưu tú sang du học ở Quảng Châu, Trung Quốc rồi Đại học Phương Đông Matxcơva… Nhiều lớp huấn luyện quân sự, chính trị trong thời kì bí mật được tổ chức. Tới tháng 5/1945, trước ngày Tổng khởi nghĩa, Trung ương đã cho thành  lập Trường Quân chính kháng Nhật, do ông Hoàng Văn Thái làm hiệu trưởng.


Ban giám đốc Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1

Ngay sau khi nhận quyết định thành lập, nhà trường chuyển từ khu Việt Nam Học xá (nay là Đại học Bách khoa HN) lên khuôn viên Trường sĩ quan Xanh-xia, ngay sân bay Tông, thị xã Sơn Tây (nay là bến xe thị xã).
Bác giao nhiệm vụ cho nhà giáo Hoàng Đạo Thúy - với kinh nghiệm 15 năm là Huynh trưởng Hướng đạo sinh - làm Giám đốc (Hiệu trưởng); còn ông Trần Tử Bình (nguyên bí thư chi bộ Phú Riềng đỏ 1930, Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ lãnh đạo khởi nghĩa 19/8/1945 ở HN và Bắc bộ) làm Phó giám đốc Chính trị ủy viên.
Phụ trách công tác huấn luyện là các ông Vương Thừa Vũ, Vũ Lập... cùng các cán bộ phụ trách như Hoàng Xuân Tùy, Nguyễn Văn Bồng... vừa tốt nghiệp Trường Cán bộ VN. Ông Nguyễn Văn Sỹ phụ trách quản trị. Nhiều sĩ quan Nhật, Mỹ (OSS) được giới thiệu làm giáo viên huấn luyện điều lệnh, đội ngũ.

Về 2 bức ảnh lịch sử

Năm 1945-46, 2 năm đầu tiên của nước Việt Nam mới. Chính phủ Hồ Chí Minh với bao nhiêu việc phải lo. Vậy mà Bộ Thông tin vẫn tuyển chọn các bức ảnh ngày đầu, làm thành những cuốn album để tặng khách quý.
Một viên đại úy Pháp cũng được tặng. (Xin mở ngoặc, khi này chưa xảy ra chiến tranh). Sau này về Pháp, ông ta lên đến thiếu tướng. Bạn ông là nhiếp ảnh gia Philippe De Villers, cũng từng ở VN thời kì này, sau chuyển sang nghiên cứu lịch sử. Ông Philippe được người bạn tặng lại cuốn album này.
Võ bị khóa 1 nhận cờ của Bác.

Lễ duyệt binh khai giảng.

Dự kiến họp mặt truyền thống năm 2012

Ngày 15/4/1946 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh kí quyết định thành lập TRƯỜNG VÕ BỊ TRẦN QUỐC TUẤN. Ngày 26/5/1946 là ngày khai giảng khóa 1 Võ bị. Đó là 2 mốc thời gian lịch sử quan trọng của trường chúng ta.
Sau khi thỉnh thị ý kiến của thế hệ cha chú, Ban vận động quyết định chọn ngày 26/5 là Ngày họp mặt truyền thống đầu tiên của Ban Liên lạc Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam. Hy vọng rằng, tại họp mặt lần này sẽ xin biểu quyết đa số để chọn Ngày truyền thống hàng năm là ngày 26/5.
Mọi thông tin chi tiết sẽ được thông báo trên Báo QĐND, Tuổi Trẻ..., trên trang mạng này và thông qua tin nhắn của các thành viên.
Kính báo đợt 1!
Ban vận động

Thư vận động

Kính gửi: - Các cô chú, các bác là thầy cô giáo và cựu học viên Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1-2-3-4!
- Các cô chú, các bác là thầy cô giáo và cựu học viên Trường Lục quân Việt Nam khóa 5-6 đến khóa 10!
- Các thầy cô giáo và cựu học viên khóa 11 đến khóa 77!
Xin vui mừng thông báo, ngày hôm nay, tại TpHCM, các cựu học viên Lục quân 1:
- Trung tá Lê Công Chính, công tác ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng phía Nam,
- Thiếu tá Lê Văn Nghiệp k59, đại úy Trần Sĩ Tuấn k65 - công tác tại Sư đoàn không quân 370,
- Trần Kiến Quốc (con em Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1)
đã nhóm họp Ban vận động thành lập Ban Liên lạc Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam.
Tiêu chí hoạt động là:
- Phát huy truyền thống "Trung với Nước, Hiếu với Dân" mà Bác Hồ đã tin tưởng giao nhiệm vụ cho thế hệ thầy trò khóa đầu tiên;
- Tập hợp thầy cô giáo, cán bộ, CNV và cựu học viên các thế hệ sinh hoạt trong một mái nhà chung,
- Tri ân các thế hệ đi trước và
- Cùng chia sẻ vui, buồn, hiếu, hỷ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Chúng tôi tin rằng việc làm này sẽ được thầy, trò các thế hệ ủng hộ và nhiệt tình tham gia.
Kính thư!
Tổng thư kí Trung tá Lê Công Chính