Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Binh pháp Tôn Tử: DÙNG GIÁN ĐIỆP ĐỂ ĐÁNH ĐỊCH (ST: Vũ Diệu)

(7)-Mưu lược dùng binh của Tôn Tử , thiên thứ 13: "DÙNG GIÁN ĐIỆP ĐỂ ĐÁNH ĐỊCH “.
TônTử nói :
Phàmdấy binh mười vạn , đi xa ngàn dậm , tính chung các phítổn của trăm họ , sự cung phụng của các nhà công ,mỗi ngày lên tới ngàn lạng vàng , vậy trong ngoài phảináo động , nhân dân chịu vất vả vì phải phu dịch ởdọc đường , bỏ bê công việc làm ăn , có thể lên tớibảy mươi vạn nhà .
Kéodài nhiều năm để tranh thắng lợi trong một ngày mà lạikhông dám ban tước lộc , không dám thưởng trăm lạngvàng để dùng gián điệp , đến nỗi không hiểu tìnhhình quân địch , đó là hạng người hết sức bất nhân. Người ấy chẳng đáng làm chủ tướng của mọi người. Chẳng đáng làm tôi phò chúa . Không thể làm chủ đượcthắng lợi .

Binh pháp Tôn Tử: "CỬU BIẾN" (ST: Vũ Diện)

– Mưu lược dùng binh của Tôn Tử ,thiên thứ 8: "CỬU BIẾN" , tức ứng biến khi dùng binh.

TônTử viết :
Phàm việc dùng binh, Chủ tướng nhận lệnh của Vua, phải tập hợp quân đội, quân nhu (giáo, khí, lương, tiền…). Khi xuất chinh ở “Phi địa" (tức nơi đất xấu) thì không được dựng trại. Ở “ Củ địa “ là nơi đất có đường lớn thông suốt thì phải kết giao với những nước láng giềng. Ở “ Tuyệt địa “ thì không được nấn ná. Ở “ Vi địa” là đất bị vây thì phải tính kế. Ở “ Tử địa “ thì phải liều chết quyết chiến .

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Binh pháp Tôn Tử: “DÙNG BINH HƯ THỰC

(5)- Mưu lược dùng binh của Tôn Tử: Thiên thứ sáu “DÙNG BINH HƯ THỰC" ( tiếp theo)
Vìthế , biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thìdù xa ngàn dặm cũng có thể giao phong với địch .  Nếukhông biết sẽ đánh ở đâu , đánh lúc nào thì cánhtrái không thể tiếp ứng với cánh phải , cánh phảikhông thể tiếp ứng với cánh trái , mặt trước khôngthể ứng cứu mặt sau , mặt sau không thể ứng cứu mặttrước , huống hồ khi xa ngoài ngàn dậm thì thế nào ?Theo ý ta ( tức Tôn Tử ) , vượt người về số quân đâucó ích gì trong việc thắng hay bại . Thắng lợi là do ta tạo thành . Quân địch tuy đông nhưng có thể làm cho chúng không thể đấu với ta.

Binh pháp Tôn Tử: ”DÙNG BINH HƯ THỰC" (ST: Vũ Diệu)

 (4)- Mưu lược dùng binh của Tôn Tử - Thiên thứ sáu: ”DÙNG BINH HƯ THỰC".
Tôn Tử viết :
Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm đượcthế chủ động an nhàn . Đến chiến địa sau để ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi. Vì thế, người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ đừng để quân địch điều khiển mình .
Khiến được quân địch phải đến nơi ta làm chủ trước làkết quả của việc dùng lợi nhỏ để nhử địch. Khiến được địch không thể đến nơi nó muốn đến là do ta ngăn cản được nó. Do thế , địch đang nghỉ ngơi, ta phải làm cho chúng mệt. Địch đang đầy đủ lương thảo ta phải làm cho chúng đói khát . Địch đóng trại yên ổn ta phải làm cho chúng di chuyển; đó là vì nơi ta tấn công, địch ắt phải đến ứng cứu.


Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Binh pháp Tôn Tử: THẾ (ST: Vũ Diệu)

(3)-Mưu lược dùng binh của Tôn Tử ,thiên thứ năm :THẾ , tức là tạo ra tình thế có lợi để thắng địch.
TônTử nói :  Phàm điều khiển quân , bất kể nhiều hay ítđều là việc tổ chức biên chế quân đội . Chỉ huyquân nhiều hay ít là vấn đề hiệu lệnh . Thống lĩnhtoàn quân gặp địch tấn công mà không bị bại trận ấylà nhờ vào thuật biến hoá kỳ ảo khi dùng binh là chính. Dùng binh công địch tạo được thế thì như lấy đáchọi trứng , ấy là nhờ biết vận dụng chính xác :biết tránh thực chọn hư.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Binh pháp Tôn Tử: MƯU CÔNG (ST: Vũ Diệu)




tới tôi





Mưu lược dùng binh của Tôn Tử , thiên thứ ba : MƯU CÔNG ( dùng mưu để thắng địch ).

TônTử nói :  Đại phàm cái phép dùng binh , làm cho cả nướcđịch chịu khuất phục trọn vẹn là thượng sách . Đánhnó là kém hơn . Làm cho toàn quân địch chịu khuất phụclà thượng sách . Đánh nó là kém hơn . Làm nguyên mộtlữ quân địch chịu khuất phục là thượng sách . Đánhnó là kém hơn . Làm nguyên một tốt địch khuất phụclà thượng sách . Đánh nó là kém hơn . Làm nguyên mộtngũ địch khuất phục là thượng sách . Đánh nó là kémhơn . Thế cho nên bách chiến bách thắng chưa phải làcách sáng suốt trong sự sáng suốt .Không cần đánh màlàm cho địch khuất phục mới là sáng suốt nhất trongsự sáng suốt. Cho nên thượng sách trong việc dùng binhlà lấy mưu lược để thắng địch . Kế đó là thắngđịch bằng ngoại giao. Kế nữa là dùng binh thắng địch. Hạ sách là tấn công thành trì . Đánh thành là biệnpháp bất đắc dĩ . Chế tạo chiến xa , vũ khí phải mất3 tháng mới hoàn thành . Chuẩn bị binh mã lại phải mất3 tháng nữa . Tướng sốt ruột xua quân đánh thành , có3 thương vong mất 1 mà chưa hạ được thành . Đó là cáihại của việc đánh thành . Cho nên người giỏi dùngbinh thắng địch mà không phải giao chiến . Đoạt thànhmà không cần tấn công . Phá nước địch mà không cầnđánh lâu . Nhất định phải dùng mưu lược toàn thắngmà thủ thắng trong thiên hạ , quân không mỏi mệt màvẫn giành được thắng lợi hoàn toàn .

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Binh pháp Tôn Tử: KẾ SÁCH (ST: Vũ Diệu)




(1)Mưu lược dùng binh của Tôn Tử , thiên thứ nhất:  KẾ SÁCH
Tôntử nói :  Chiến tranh là đại sự của quốc gia , quan hệđến việc sống chết của nhân dân , sự mất còn củanhà nước , không thể không khảo sát nghiên cứu cho thậtkỹ .Phải dựa vào 5 mặt sau đây mà phân tích , nghiêncứu , so sánh các điều kiện tốt xấu giữa 2 bên đốiđịch để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiếntranh , gồm :
1là Đạo , 2 là Thiên , 3 là Địa , 4 là Tướng , 5 làPháp.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Cách dùng binh của người Trung Quốc thời Xuân Thu (ST: Vũ Diệu)

(vào những năm 512, 511, 510, 509 và 506 trước Công nguyên)


BINH PHÁP TÔN TỬ

Mục lục :
PhầnI - Nói về Tôn Tử ( tứcTôn Vũ ) và binh pháp Tôn Tử
Tôn Tử tức Tôn Vũ là Quân sư cho Ngô Vương , thời Xuân Thu của Trung Hoa cổđại . Ông đã trải qua hơn 30 năm binh nghiệp , trựctiếp chỉ huy đại thắng 5 trận chiến lớn vào nhữngnăm 512 , 511, 510 , 509 và 506 trước Công nguyên , góp phầnđưa tên tuổi của Tôn Tử trở thành bất hủ . Trong 5trận này , có trận thứ 3 vào năm 510 trước Công nguyên, Tôn Tử chỉ dùng 3 vạn quân đánh bại 16 vạn quânViệt . Trong trận thứ 5 vào năm 506 trước Công nguyên ,Tôn Tử cùng Ngũ Tử Tư chỉ dùng 3 vạn quân đánh bại25 vạn quân Sở.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ (Trọng Nghĩa )

Gần một tuần lễ sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh không ra được bản Thông cáo chung, hãng tin Anh Reuters ngày 17/07/2012 đã thu thập lời chứng của nhiều nhà ngoại giao hiện diện tại các cuộc họp, để mô tả các cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề Biển Đông.
 
Cảm nhận của các phóng viên Reuters là nhiều người không che giấu thái độ bất bình với cách hành xử của nước chủ nhà Cam Bốt, Chủ tịch luân phiên của ASEAN, bị tình nghi là đã dùng mọi cách để áp đặt quan điểm của đồng minh Trung Quốc.

Thư của con 1 cựu học viên k1 Võ bị 1946


Quốc thân,
Chú Đỗ Hạp đã báo cho mình rằng, chú ấy đã xem lại bản danh sách gốc thì
thấy đúng tên ông nhà mình là Nguyễn Tích Bình, chỉ có năm sinh là năm
1922 (ngày 5 tháng 1). Quả là gia đình mình cũng không có được giấy
khai sinh của ông, mình phải nhờ ông anh xem gia phả xem có thấy
không.
Chào Quốc.
Tích Tùng
-------
BBT: Vậy là ta có thêm 1 thành viên mới của BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn.

Bức ảnh lịch sử (Thiếu tướng Hoàng Dũng cung cấp)

Suốt thời gian từ 1945 đến đầu những năm 1960, trường Lục quân đào tạo ra hàng vạn sĩ quan cho QĐ. Tham gia 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, các học viên Lục quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Trong số đó có những học viên đã có mặt trong những giờ phút lịch sử của dân tộc. Xin giới thiệu những nhân vật trong bức ảnh lịch sử: "11g30' ngày 30/4/1975 tại Sở chỉ huy Chiến dịch HCM" mà chúng tôi xem được tại nhà Thiếu tướng Hoàng Dũng, cựu học viên k2 Võ bị, 1947.

Xin giới thiệu từng nhân vật.
Hàng đứng, từ trái qua:
- Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch.
- Hoàng Dũng, thư kí quân sự cho Tổng Tham mưu trưởng.
- Đ/c Mậu, Cục phó Cục Quân huấn.
- Trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Miền, Phó tư lệnh chiến dịch.
- Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm TCHC, Phó tư lệnh hậu cần chiến dịch.
- Lê Quang Hòa, Phó chính ủy Miền, Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.
- ?
- Tư lệnh Tăng-thiết giáp.
- Đ/c Định(?), Cục Tác chiến.
- Phan Hàm, Tham mưu phó chiến dịch.
- Đỗ Đức, Tham mưu phó chiến dịch, Trưởng phòng Quân lực.
- ?.
- ?.
- Đ/c Quảng, Trưởng phòng Tuyên huấn chiến dịch.
Hàng ngồi;
- Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch.
- Lê Đức Thọ.
- Phạm Hùng, Chính ủy Miền.

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Đọc triết học của Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu –Chiến Quốc: Tác phẩm “Thuyết nan“ của Hàn Phi

Phải chăng là lời lên án Chế độ quân chủ chuyên chế củaTrung Hoa cổ đại ? HànPhi là ai ?
Hàn Phi là họcgiả nổi tiếng Trung Quốc thời Chiến Quốc ( 280 – 233trước Công nguyên ) , theo trường phái Pháp trị , tácgiả cuốn sách “ Hàn Phi Tử “ và cũng là tác giả tácphẩm “ Thuyết nan “ có nghĩa là cái  khó trong việcthuyết Vua .
Hàn Phi sống cuốithời Chiến Quốc , trong giai đoạn “ bảy nước tranhhùng “ và Tần Thuỷ Hoàng đang thống nhất nước TrungHoa .

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Tư liệu cũ nhưng mới (KQ ghi)

Cụ Bùi Ngọc Sách k5 mấy hôm nay ngã dập ống xương chân, không lên mạng được, nên sai con mang 2 tấm ảnh tư liệu lại cho BBT. Ảnh ghi lại cuộc họp bầu Hội đồng binh sĩ (mà sau này gọi là Hội đồng quân nhân) của khóa 5 trên Việt Bắc.

H1: C21 khóa 5A bầu Hội đồng binh sĩ, ngày 31/10/1949.
 Sau ngay tấm ảnh 1, có mấy câu:
Thân tặng ông "Tùng kính" tức Bùi Tường Vỹ.
Vinh quang thay quãng đời "Vệ Trọc"
Ảnh ta đây, ai mất, ai còn
Đẹp thay những tấm lòng son
Noi gương lịch sử, cháu con Bác Hồ
           Phú Đức, 98A Trần Hưng Đạo. Bạn cùng khóa

Các ủy viên: Hội đồng binh sĩ đại đội 21 trường Sĩ quan Lục quân khóa 5, khóa chuẩn bị Tổng phản công, bầu ngày 31/10/1949.
Hàng đứng: Tùng kính, Vũ Khổng Tước, Hòa đen, Xương (thư kí đại đội), Chính, Minh lùn, Lưu, Thân (nấu cơm), Hòe.
Hàng ngồi: Mạnh Lân, ?, Hùng Nam, Huy Phương, Vương Khả Quý, quản lí đại đội, ?.
H2: C21 khóa 5A bầu Hội đồng binh sĩ. Tùng "kính" khoanh tay đứng giữa.


Đây là tư liệu do phu nhân cụ Bùi Tường Vỹ (Tùng "kính"), cựu học viên k5, tặng cụ Sách nhân ngày họp họ Bùi vừa qua. Nay cụ Sách gửi tặng BLL trường phía Nam. Cụ Sách cẩn thận ghi chú:
Anh Bùi Tường Vỹ (Tùng "kính") là con cụ Tuần phủ Bùi Thiện Căn, con luật sư Tòa Thượng thẩm Pháp ở HN xưa, cùng họ Bùi (quê hương  gốc Phất Lộc, Thái Thụy, Thái Bình), cùng di dời lên HN lập ngõ Phất Lộc vào 1717.
Chỉ là trên giấy nhưng quá là quý. Cảm ơn cụ!

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Tìm thông tin cựu học viên Võ bị

Anh Nguyễn Tích Tùng, tìm thông tin về thân phụ:
- Họ tên: Nguyễn Tích Bình
- Sinh năm: 1920

Ông Bình cùng đồng đội (người thấp nhất đứng hàng đầu đội mũ ca-lô, thứ 7 từ phải qua).

Ông Nguyễn Tích Bình đứng sau, bìa trái.

Ông Bình đứng hàng 2 từ phải.
- Quê: Nam Trực, Nam Định.
- Nhập ngũ: Đầu năm 1946
- Hy sinh: trong Chiến dịch Hà Nam Ninh năm 1951, tại xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Khi hy sinh là Đại đội trưởng thuộc Trung đoàn 66 sư đoàn 304 (E66 F304).
- Thông tin thêm: Khoảng 1950 ông có tham gia đoàn đi Trung Quốc nhận (học) Pháo binh. Có nghe nói, ông có học Võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 (ông đã tốt nghiệp trường Bưởi).
Thời kháng chiến chống Pháp, anh ruột ông là ông Nguyễn Văn Xước là Uỷ viên Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Liên khu Ba, hoà bình lập lại về Hà Nội làm Giám đốc Thư viện Quốc gia.
------------
Sau khi BLL tra cứu trong cuốn "65 năm dưới lá cờ Trung với nước, Hiếu với dân, kỉ niệm ngày khai giảng khóa 1 Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn" thấy:
LS NGUYỄN TIẾN BÌNH, SN: 1922.
Hy sinh 1951, chiến dịch Hà Nam Ninh.
Hy vọng đây là tên thân phụ anh Nguyễn Tích Tùng.
BLL hướng dẫn, để biết thêm chi tiết nên gặp BLL khóa 1 Võ bị:
- Nếu ở HN thì liên hệ ông Đỗ Hạp, Trưởng BLL khóa 1 - ĐT: 01238586560.
- Nếu ở TpHCM: ông Nguyễn Văn Đạo, Trưởng BLL khóa 1 phía Nam - ĐT: 0918844221.
- Thông tin năm 1950 cụ đi nhận/học Pháo binh để hỏi tiếp các cưuu học viên khóa 5. Mời điện thoại cho ông Nguyễn Xuân Hòa (Trưởng BLL k5): 0982468216.


Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Tư liệu: Bằng tốt nghiệp Lục quân k9

Cảm ơn các cựu học viên Lục quân đã lưu giữ và gửi tặng BLL!
Bằng tốt nghiệp của học viên k9 Suc Kkry Thong, tốt nghiệp ở Quế Lâm 1955. 

VÀI DÒNG THƠ KỈ NIỆM VỀ KHÓA 6

(Trích từ "Một thời Vệ Trọc", Tập 2).
Tác giả: Mai Văn Cẩn
1. Vào Lục quân khóa 6
Toàn trường nô nức hội tòng quân
Ta đã xung phong chẳng ngại ngần
Tiếp bước cha anh lòng mở hội
Lên đường cứu nước, cứu nhân dân
                                   3/1950

2. Gửi nón cho em
 không được về thăm quê nhà được vì đường sá xa xôi, tôi đã gửi cho vợ 1 cái nón làm kỉ niệm (lúc này là học sinh trường Trung học Hoa Lực, Hậu Hiền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
Gửi nón cho em, gửi mối tình
Che mưa, che nắng đã cho mình
Bao năm dãi dầu đâu còn nón
Mối tình vẫn thắm, nón trong tim
                                      3/1950

3. Trên đường hành quân sang Vân Nam, TQ
Đơn vị đến xóm Giếng Tranh (Tuyên Quang), tôi được kết nạp Đảng ngày 4/8/1950.
Nhớ đêm nay dạt dào đồng chí
Nhớ đêm nay cờ đỏ búa liềm
Giếng Tranh ơi, Giếng Tranh yêu dấu
Ta đổi đời theo Đảng đi lên!
Đảng của ta, Đảng Mác - Lê nin
Đảng của ta, Đảng Hồ Chí Minh
Ta yêu Đảng - Bác Hồ - Tổ quốc
Nắm tay thề, quyết chiến  hy sinh
                                         8/1950

4. Tiểu đoàn B hành quân qua Cầu Treo Thanh Thủy
Cầu Thanh Thủy thênh thang ta bước 
Dốc Cổng Trời* ta cũng hiên ngang
Cờ Búa liềm nên tình hữu nghị
Việt-Trung-Xô hoa nở sao vàng
                                        9/1950

5. Bí mật
Leng Quang Pu tuây** 
Leng Quang Pu tuây
Pu tuây mười tám đôi mươi
Đẹp trai, học giỏi
Đàn hát cũng hay
Tiếng Anh, tiến Pháp cũng cừ
Pu sư Leng Quang lơ...
Việt Nam pu tuây
Dấu đầu hở đuôi lớ...

6. Minh Hồ cát bụi
Minh Hồ các bụi nóng ran
Thao trường ngựa, pháo thi gan với trời
Hoan hô vất vả vẫn cười
Mai về pháo nổ sáng ngời chiến công
                             Hè 1951

--------
*: Dốc Cổng Trời ơ biên giới Việt-Trung
**: Lúc mới sang TQ, học viên Lục quân VN phải gọi là "Bộ đội Lưỡng Quảng".

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Hồi kí Bùi Ngọc Sách


ĐOẠN  17 (Đoạn cuối) - DIỄN TẬP   &   VỀ NƯỚC

Nhà trường lúc đó còn làm công tác chính trị kiểu Trung Quốc. Khi chuẩn bị lễ mãn khoá 6, trường tổ chức một cuộc gọi là Tuyên dương Anh Mô (anh hùng mô phạm), như là Đại hội Chiến sĩ thi đua ở Việt Nam. Họ hay nói quá lên như vậy! Có nhiều cấp anh mô: Trung đoàn (toàn trường), tiểu đoàn và cả đại đội.
Cấp đại đội chỉ được thưởng, còn cấp tiểu đoàn và toàn trường thì được đón rước long trọng lắm. Anh mô trường được rước kiệu, Anh mô tiểu đoàn cưỡi ngựa. Các con ngựa được trang hoàng, dải các màu sặc sỡ, kết bông, kết tua, kết múi. Các Anh mô này được ăn ở riêng chế độ đặc biệt, cơm bưng nước rót, lại có người rửa chân vào tối lúc đi ngủ. Đó là kiểu chơi “nhất dạ đế vương” kiểu Tàu xưa.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Hồi kí Bùi Ngọc Sách


ĐOẠN 16   -    KHAI GIẢNG KHÓA   6
Khoá 6 khai giảng ngày 21/12/1950, kết thúc tháng 06/1951. (Các trường Trung học chuyên của ta hồi kháng chiến chống Pháp đều chỉ học 6 tháng). Bước vào khóa học, toàn trường biên chế thành các đơn vị huấn luyện. Tôi là Trung đội phó trung đội 2 cùng với anh Sương (người Thanh Hoá) thuộc đại đội súng máy nặng. Trung đội trưởng là anh Đinh Duy Tú. Đại đội đóng ở phía trong hiệu bộ, cạnh sân vận động, ngay trong lòng thung lũng.

Ngày khai giảng tập trung khá trọng thể. Tôi bất ngờ gặp anh Tý Bồ (học bộ binh khoá 6, đóng ở Đào Viên, sau này đá cho Thể Công) khi tập hợp toàn trường. Anh lúc đó tên Thành. Anh là cầu thủ xuất sắc của đội bóng đá sinh viên đội Nội Châu mà chúng tôi ngưỡng mộ và yêu mến từ trước ngày độc lập (bây giờ gọi là Fan bóng đá)*. Nhà trường cho học viên "ăn lớn", từng chậu miến nấu và thịt lợn béo ngậy.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Hồi kí Bùi Ngọc Sách


Đoạn 15 - Nói về trường Lục quân

Xin dành một đoạn nói về trường tôi ở Trung Quốc lúc đó – Trường sĩ quan Lục Quân Việt Nam (khoá 6 đã đổi tên như vậy, thay cho tên Trường Sĩ Quan Lục Quân Trần Quốc Tuấn của khoá 5. Lúc đó đổi tên vì lý do hữu nghị. Trần Quốc Tuấn ngày xưa hạ bệ uy tín của Trung Quốc thời Nguyên Mông, nay trường được Trung Quốc giúp học ngay tại xứ sở họ, cái tên vị danh tướng Việt Nam để vậy sợ xái!). Sau này chúng tôi luyến tiếc sao không phục hồi cho trường cái tên vẻ vang ấy như trường Saint Cyr của Pháp!
Khu nhà trường ở rất rộng, ở theo từng cụm, các cụm cách xa nhau. Khu Hiệu bộ ở giữa tôi vừa nói, khu này kéo dài có một sân lớn vốn là ruộng trồng loại đậu răng ngựa, nay thành bãi tập hợp toàn Trường (Trung đoàn học viên). Bên cạnh bãi này là khu vực dành cho đại đội súng máy nặng. Vào trong leo qua một ngọn đồi tới khu Đào viên ở trên cao, nơi ở của tiểu đoàn học viên bộ binh giữa vườn đào, tiểu đoàn 2.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Hồi kí Bùi Ngọc Sách

Đoạn  14  -  Trên một đoạn đường sắt Lao Cai - Vân Nam

Cái cảm giác đi tàu lúc ấy lạ lắm, khó nói. Tôi đã nhiều lần đi tàu hoả, nhưng vì vắng bóng tàu hoả lâu, vì lụi hụi trong rừng núi kháng chiến nên như đã nói chúng tôi ù lì, không biết đến bao giờ mới trở về, (thoảng lúc bốc lên lại tưởng sẽ trở về đến nơi). Nay ngồi trên toa xe gỗ dành riêng cho “Bộ đội Lưỡng Quảng” ăn bấnh bao thay cơm, chúng tôi thú vị bất ngờ. Mô tả lại trạng thái này vì muốn lưu lại cái kỷ niệm có giá trị đặc trưng về tinh thần. Tôi cứ so sánh các chuyến hành quân Đông Tây Nam Bắc, sang Lào, thì chuyến đi Trung Quốc lần này còn đẹp hơn rất nhiều so với các cuộc du lịch tàu bay, xe hơi, ở khách sạn 5 sao hiện nay; vì cái càng hiếm thì càng quý, cái càng cố ẩn giấu đi thì cứ càng lóng lánh.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Hồi kí Bùi Ngọc Sách


ĐOẠN    13   -   TRÊN ĐƯỜNG HÀNH QUÂN BỘ SANG DU HỌC TQ, KHOA THÔNG TIN LIÊN LẠC TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI ĐỘI MẠNH, ĐI TIÊN PHONG TRONG CUỘC HÀNH QUÂN NĂM  1951, LÀM GƯƠNG CHO KHÓA 6 VÀ CÁC KHÓA HỌC TRUNG CAO CÙNG SANG VÂN NAM  NĂM ẤY .

Như đã nói Trung Quốc lúc này vừa được giải phóng nên tàn quân Tưởng Giới Thạch* còn tản mác trong rừng núi phá hoại. Ngày rằm tháng tám âm lịch này, chúng định đánh úp một đơn vị pháo binh của Quân giải phóng TrungQuốc ngay gần bệnh viện của trường chúng tôi, tạm đặt ở Nghiên Sơn. Ngày 02/09/1950, chúng tôi mừng Quốc Khánh Việt Nam tại đây (nhờ những mốc này sau này viết lại mà tôi dò tìm ra các ngày khác nơi khác cho hồi ký).

Hồi kí Bùi Ngọc Sách

ĐOẠN 12 – “DU HỌC” KIỂU LỤC QUÂN KHÓA 5 & 6

 Vào đất Trung Quốc thì mọi thứ do Trung Quốc cấp nên chúng tôi ăn uống khá hơn, việc lo ăn ở dọc đường nhẹ đi rất nhiều. Nhất là đối với tôi là người lãnh nhiệm vụ tiền trạm trong cuộc đi này của khoa ở vai trò Ủy viên kinh tế, Phó chủ tịch Hội đồng binh sĩ như đã nói. Tôi chỉ việc đi trước nửa ngày, tới nơi nghỉ thì nhận nhà nghỉ do giải phóng quân bạn chỉ, nhận thực phẩm, gạo nước cũng do hậu cần bạn đã lo, chỉ cần cho họ biết quân số…, khác với khi còn ở bên “nhà” phải đi dân vận từng nhà, mua vét từng mớ rau, ký thịt …
Tới đây tôi tả một chút cảnh đi tiền trạm ở đoạn Tuyên Quang – Hà Giang. Đoạn này dân ít nuôi bò, trâu thì nhiều nên phải mua thịt trâu ăn. Cái vai tiền trạm cũng có cái thú hơn mọi lính khác. Đi trước chỉ 2,3 người nên tự do phóng khoáng. Tới nơi nào có cái gì hay hay mà ít thì mua không sợ bị ép, hớ và có để mà mua. Hôm tới Vĩnh Tuy (Hà Giang), nơi đây có chỗ nuôi trâu sữa. Chúng tôi mua sữa tẩm bổ. Sau này cả khoa đi sau, hỏi lại anh em thì không còn sữa nữa! Đó là chưa kể hoa quả có dọc đường nhưng chỉ bán rất ít, vài người chúng tôi thì đủ mua. Đại quân thì chịu, lấy đâu cho cả tiểu đoàn dùng. Lúc đó vùng này còn nghèo, sản phẩm có cũng chỉ đủ tự cung tự cấp là tốt rồi.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Khoá 5, những gương mặt quen thuộc

(Ghi theo lời kể của các cựu học viên k5)
















Khóa 5 Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn có 2 lớp 5A và 5B. Lớp 5B có 100 anh từ Khu IV ra nhập học cùng lớp 5A đang học ở Việt Bắc. Anh em sau đó cùng nhau sang TQ nhận vũ khí rồi về Vân Nam học tập.

Trong khóa 5 sau này có nhiều người nổi tiếng. Nào nhà báo như đại tá Nguyễn Trần Thiết với những phóng sự, bình luận sắc sảo; nào các nhạc sĩ để lại nhiều tác phẩm cho đời như Phạm Tuyên, Tô Hải...
Đại tá Nhà báo Nguyễn Trần Thiết.
Với Tô Hải ngay từ những ngày đầu chập chững khoác áo lính Lục quân đã viết nhiều bài mà chúng ta thuộc đến tận ngày hôm nay (xin mở ngoặc khi đã ở cái tuổi "ngoại bát tuần"). Hôm họp mặt truyền thống từ khóa 1 đến khóa 12 (26/5/2012) vừa rồi, các bạn k5, k6 được quản ca Nguyễn Xuân Hòa bắt mơ-duya còn hát không sai nhịp phách, cao độ, trường độ Trường ca Sông Lô (Văn Cao) và Trường Lục quân đang cần lính đánh Tây (Tô Hải)...
Nhạc sĩ Phạm Tuyên vừa được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật; còn nhạc sĩ Tô Hải đang phải nằm viện điều trị (tuổi đã 85 rồi!). Song lúc nào các bạn cũng vẫn là niềm tự hào của khóa 5 chúng tôi!
Nhạc sĩ Phạm Tuyên  cùng khóa 5 bên bạn Tô Hải
nhân sinh nhật thứ 75 (1927-2002) tại HN.

Vợ chồng ông Bùi Ngọc Sách cùng bạn bè đến thăm
nhà nhạc sĩ Tô Hải ở chung cư Miếu Nổi.

Cựu học viên k5 Quản Xuân Tuyên tử nạn năm 1989 (KQ)

Trong số ảnh do lão đ/c Bùi Ngọc Sách gửi BBT có tấm ảnh đồng đội k5 truy điệu bạn Quản Xuân Tuyên tử nạn máy bay ngày 30/7/1989. Với tôi có kỉ niệm riêng với gia đình ông.
Quản Xuân Trung là con trai lớn của ông. Giữa những năm 1980, Trung hay đến số nhà 99 Trần Hưng Đạo giao du với anh em tôi và tập Vĩnh Xuân Quyền. Qua Trung biết thân phụ của em là học sinh Lục quân của cha tôi. Anh em thân thiết và hy vọng có dịp gặp chú Tuyên. Nhưng cái dịp hội ngộ ấy mãi không có.
Quãng đầu tháng 8/1989, Trung đến nhà và buồn rầu báo tin: chuyến máy bay quân sự mà bố em bay vào TpHCM, do càng không hạ được mà phải bay ngược ra Cam Ranh. Khi hạ cánh đã cháy và bố em bị bỏng nặng rồi mất.

Các giáo sư dạy khóa 5


Các giáo sư của Trường dạy khoá 5 (theo các trường phái quân sự khác nhau):
Thầy Huấn, ông Đoàn Đình Hoè, ông Đương (sĩ quan thời Pháp).
- Thầy Phan Lai (tên Việt) sĩ quan Nhật.
- Thầy Lam Sơn (tên Việt) đại tá Nhật.
- Thầy Đức Việt (tên Việt) sĩ quan hàng binh Lê dương, người Đức.


Hồi kí Bùi Ngọc Sách

Đoạn  12   -  Tôi sang Trung Quốc

Trong cuốn Thông tin Lịch sử quân sự số ra …./1992, đồng chí Nguyễn Việt Hồng có viết chuyện sang Trung Quốc năm 1950 của chúng tôi trên quãng đường dài 1.800km, riêng đi bộ 800km. Tôi thì không nhớ, cũng không biết độ dài chuyến đi ấy nên cũng tạm chấp nhận thông tin như thế.
Tôi nhớ vào khoảng giữa tháng 7 năm 1950 thì chúng tôi lên đường, mà bắt đầu từ Tân Cương - vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên.

Đường đi lên biên giới không có điều gì đáng nói lắm. Qua Tuyên Quang, tôi ghé vào nhà Nguyễn Viết Thành cùng khoa. Qua Hà Giang theo con đường lên huyện Thanh Thủy, chúng tôi nghỉ qua đêm bên này biên giới. Đêm đến nghe kể chuyện về đồng chí Nguyễn Trí Hiểu đại đội trưởng dẫn chúng tôi sang Trung Quốc, đã được mệnh danh là “Anh hùng Tây Côn Lĩnh”; mà Ngọn Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang không đâu xa, ngay sau lưng chỗ chúng tôi nghỉ đêm, có độ cao 2419m so với mặt biển. Ở đó là địa bàn thống lĩnh của quân Phỉ Mẹo cũng là chiến trường của đồng chí Hiểu. Anh đã chiến đấu oanh liệt để diệt chúng, sau đó mới về Trường Lục Quân. Nghe thế chúng tôi rất phục.
Hà Giang có những rặng núi đá sừng sững thật ấn tượng. Núi dựng đứng nhọn hoắt. Nhiều núi tạo nên một màu xanh sẫm khi nhìn toàn cảnh (nhưng để nhìn toàn cảnh núi non ở Hà Giang phải sang qua biên giới TQ, từ đó nhìn về VN mới thấy đẹp).

Biên giới Việt Trung ở đây là dòng chảy của con sông đầu nguồn: sông Lô chảy giữa 2 dãy núi cao sừng sững, một bên là đất Việt một bên là đất Hoa. Một cái cầu treo giữa 4 mố trụ xây bằng đá hộc, mặt cầu lát gỗ. Cầu Thanh Thủy không đẹp, cũng không có giá trị lịch sử nhưng các học viên Lục Quân đã qua đây đều không thể quên. Thực tế biên giới Việt còn bên kia cầu Thanh Thuỷ khá xa. Theo đồng chí Đinh Công Thâu nhớ lại, phải đi bộ tới 2giờ nữa mới thấy mốc biên giới từ thời Pháp trồng - một bên ghi tiếng Pháp, một bên ghi chữ Hán (một bên là chữ Tonkin, bên kia là chữ Vân Nam). Tonkin là tên do Pháp đặt ra để chỉ xứ Bắc Kỳ lúc đó.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ LỚP SÁNG TÁC NHẠC ĐẦU TIÊN TRONG QUÂN ĐỘI

Ghi theo hồi ức của Nhạc sĩ Tô Hải
Trần Kiến Quốc

                                                                                   


            Cha mẹ tôi từng công tác ở Trường Lục quân Việt Nam từ ngày đầu nên chúng tôi có quan hệ thân tình với các cô chú là học viên một thời. Trong số đó có các nhạc sĩ Doãn Nho (Tiến bước dưới quân kỳ), Doãn Quang Khải (Vì nhân dân quên mình) hay nhạc sĩ Tô Hải (Hợp xướng Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy). Năm nay họ đều đã ngoài 80 nhưng không quên kỉ niệm xưa.
Lớp học sáng tác đầu tiên tại 13 Lý Nam Đế, Hà Nội.
- Hàng đứng, trái qua: Nhạc sĩ Trọng Loan, Nguyễn Xuân Khoát, Tô Hải,
Văn Đông, Nguyên Nhung, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý.
- Hàng ngồi, trái qua: đ/c phiên dịch, nhạc sĩ Lưu Cầu, Văn An,
giáo sư Mao Vĩnh Nhất, Vũ Trọng Hối, Văn Chung, Lương Ngọc Trác.

Từ một ý tưởng ham học hỏi

Cách đây chục năm tới thăm nhạc sĩ Tô Hải. Cầm điếu thuốc trên tay, với cái nhìn thăm thẳm, ông chậm rãi tâm sự: “Thời gian qua đi, thế hệ trẻ hình như ít biết đến những nhạc sĩ có công với sự nghiệp sáng tác âm nhạc trong quân đội. Trong số họ phải kể đến nhạc sĩ Trần Du, nguyên “Hiệu trưởng” đầu tiên của Trường VHNT quân đội, trước khi về hưu anh mang quân hàm đại tá…”.

Bằng tốt nghiệp của cựu học viên Cao Tử Dũng

Dù thời gian trôi qua và lịch sử với nhiều biến động nhưng các lão tướng k5 vẫn giữ được nhiều tư liệu quý.
Xin giới thiệu Bằng tốt nghiệp của cựu học viên k5 Cao Tử Dũng do Thiếu tướng Lê Thiết Hùng kí ngày 21/1/1950.  Qua hơn 60 năm, giấy đã ngả vàng nhưng đây là tư liệu vô giá.
Xin cảm ơn ông Bùi Ngọc Sách k5 đã lưu giữ và chuyển cho BBT!

Hồi kí Bùi Ngọc Sách (tiếp)


  ĐOẠN 11  -  Chuẩn bị sang Trung Quốc
Lúc này cả khoa nhộn nhịp chuẩn bị giầy dép để hành quân trường chinh sang Trung Quốc, bởi đường xa mà trường thì không đủ kinh phí để trang bị dép cho đôi chân học viên.

Một hội nghị sáng kiến được mở cho anh em tìm mọi cách khắc phục để bảo vệ đôi chân trên đường dài. Anh em nêu ra rất nhiều kiểu dép cổ kiểu nhà nghèo xưa, dép da có quai quàng qua mu bàn chân xỏ 1 ngón giữa của phu phen đẩy xe cút kít, có cả ý kiến về dép mo cau! Nhưng cuối cùng chốt lại làm hài xảo.
Hài xảo có lẽ là từ tên Trung Quốc. Hài thảo là một thứ dép dân dã của người dân tiều phu, mã phu Trung Quốc bện bằng cỏ phát âm là hài xảo? Thứ dép này dáng dấp gần như dép Thái Lan bây giờ nhưng quai bện vắt cả qua mu bàn chân và giữa khe ngón chân, đế cũng là cỏ bện.

Hồi kí Bùi Ngọc Sách (tiếp)


ĐOẠN 10  -  TRƯỜNG BỊ LỘ TW CHO CHUYEN SANG VAN NAM TQ .
Tháng1/1950 chúng tôi chào đón sự kiện Liên Xô, Trung Quốc công nhận Việt Nam. Một buổi chiều đại đội đang ở ngoài bãi tập thì 4 máy bay Hen–cát phát hiện. Chúng xà suống bắn phá tơi bời khu doanh trại bỏ trống. Đại đội công binh đang tập ngay chỗ bãi trống bị hi sinh 2 học viên. Căn nhà của đại đội tôi bị một tràng bom cắm xuống mà không nổ? Trong lúc giặc bắn phá tôi lo nơm nớp vì tôi giấu quả lựu đạn trên kèo nhà, nếu nhà cháy thì phiền.
Từ đây chúng tôi không cư trú ở doanh trại nữa mà phải lưu động ở các nhà dân, nơi này nơi khác vừa đi vừa học, có lúc lưu động đi rất xa vào Giang Tiên, Quán Triều… Nhưng PhúcTrừu vẫn là trung tâm của chúng tôi. Ở đây bên bờ sông Công có cái quán “Vệ Nghỉ” của người thủ đô tản cư lên, có cô hàng xén xinh đẹp chúng tôi ai cũng biết.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Hồi kí Bùi Ngọc Sách (tiếp)


VIET BAC CAI' NOI CUA CUOC KHANG CHIEN CHONG PHAP

Chúng tôi đặt chân lên Việt Bắc, ti trường Lục Quân đóng ở Đồng Hỷ, bên dòng Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Rừngở đây thoáng và không u tì như ở Hà Cháy bởi còn thấy cây trồng và làng xóm. Tỏ ra không khí gần Trung ương.

Hiệuủy nhà trường thưởng cho chúng tôi vừa tói một con bò để bồi dưỡng cho lại sức. Rồi chúng tôi chia tay với đại đội trưởng tạm thời để được biên chế vào các đại đội vốn có của 5a (Khoá 5 ở Việt Bắc gọi là 5a, phân hiệu ở khu 4 gọi là 5b) đã học ở đây cùng lúc với chúng tôi khi học ở phân hiệu 5b. Tôivề đại đội của anh Hoà đen, chính trị viên là anh Xuân. Đó là đại đội 35. Trung đội do anh Đức Kính làm trưởng.

Hồi kí Bùi Ngọc Sách (tiếp)

BA NGAY` LUC QUAN

... Ba ngày ấy lấy tên là “Ba ngày Lục Quân”*
Chúng tôi phải luyện tập, duyệt binh để ra mắt quân dân Đức Thọ. Để làm nhiệm vụ ấy học viên chúng tôi phải ráo riết tập luyện đi, đứng, nghỉ, nghiêm, bỏ mũ, đeo ba lô cho đến thao diễn đội hình và kỷ luật sao cho nghiêm cho rắp. Toàn trung đoàn vào cuộc phấn đấu, hối hả; chuẩn bị cho cuộc “hạ sơn” sau khi được khổ luyện. Dưới nắng và gió Lào ai nấy đen xạm nhưng rắn rỏi.

Chúng tôi hành quân tề chỉnh (khác hẳn với cuộc đi lếch thếch lúc vào trường), đi vào ban ngày qua xã Đoài. Nhân dân các thị trấn dọc đường hành quân của chúng ta cũng đã được phổ biến: Trường Sĩ quan Lục quân sẽ đi qua. Hội liên hiệp phụ nữ liên khu đã chuẩn bị chu đáo tới các Hội cấp cơ sở để đón và động viên nhân dân và chúng tôi được bà con động viên trở lại, thật là thắm thiết. Xã Đoài là vùng cây cam nổi tiếng. Chị em phụ nữ 2 bên đường để một dãy bàn đầy cam, bàn nào cũng cao ngất như  kiểu bày đồ bái vọng chào đón các quan trên thời phong kiến. Chúng tôi được lệnh không được nhận, nhưng các chị em Hà Tĩnh vừa đẹp vừa ngoan cứ theo nhau chạy theo đoàn quân nhét cam vào túi áo, túi quần, vào bất cứ chỗ nào có thể chứa được mà bộ đội mang theo; chẳng lẽ bỏ đi, chúng tôi đành giữ lại, ai cũng được vô số cam, cán bộ cũng lờ đi.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Hồi kí Bùi Ngọc Sách (tiếp)


Tuần lễ kỷ luật

Tiếp sau tuần nhanh chóng là “Tuần lễ kỷ luật”. Quân đội ta lúc đó chưa có điều lệnh. Bước vào chính quy chúng ta còn mò mẫm, chưa mở được cửa để tiếp nhận khoa học quân sự của Liên Xô; c òn Trung Quốc thì chưa giảiphóng. Vì vậy chúng ta tiếp nhận những gì gọi là chính quy của bất kỳ nước nào có thể (về quân sự).

Vào lúc này có các cán bộ mà ta cứ gọi là giáo sư dậy quân sự ngườiĐức, người Nhật. Những người theo chúng ta tự nguyện có mặt ở trường đào tạo sĩ quan Lục quân Việt Nam và họ dạy chúng ta một số môn học như Trúc Thành (Công binh), đâm lê… Còn nhớ những ngày lưu động học ở Thái Nguyên, chúng tôi được đọc, chép cả lô điều lệnh chiến đấu của quân đội Nhật mà chẳng hiểu một tý gì.


Hồi ký Bùi Ngọc Sách (tiếp)



Ngày khai giảng mưa như trút nước (sau biết là ngày 23/07/1949). Sân tập hợp toàn trung đoàn học viên lũng bũng nước. Cổng chào dựng cài lá thanh hao, chính giữa trên cao là cái huy hiệu lớn của trường Võ bị: Một thanh kiếm thẳng đứng cắm giữa ngọn lửa đỏ cháy rực. Đó là ý nghĩa luyện kiếm đào tạo võ quan (có vẻ Nhật).
Tất cả cờ quạt ướt lướt thướt, mùa mưa lớn bắt đầu. Rất nghiệm với lời của bài ca chính thức của trường do Lưu Hữu Phước sáng tác; mở đầu “Nhìn ngàn đám mây che mịt mù rợp trời…”. Mưa ở đầu nguồn là nước suối dâng rất nhanh, vì vậy tiểu đoàn 53 bên kia suối phải dùng bè đưa quân bơi sang để kịp giờ khai giảng. Trong vụ này lại một học viên bị trôi mất tích. Đó là những tổn thất đầu tiêncủa khoá học.


Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Bức tranh về nước Mỹ trên Wikipedia (ST: Vũ DIệu)

Lãnh thổ và dân số :
-Mỹ là nước Cộng hoà  lập hiến liên bang, gồm 48 tiểu bang lục địa và Tiểu bang Alaska giáp Canada về phía đông, Tiểu bang Hawai nằm giữa Thái Bình Dương. Nước Mỹ có lãnh thổ rộng 9,83 triệu Km2 với 305 triệu dân (2012), là 1 trong những quốc gia đa chủng tộc nhất thế giới, do kết quả của nhiều cuộc di dân từ nhiều quốc gia khác đến. Thổ dân Mỹ còn lại rất ít, có nguồn gốc từ Châu Á di cư sang cách đây khoảng 12.000 năm.
-Ngôn ngữ quốc gia của nước Mỹ là tiếng Anh Mỹ (AmericanEnglish). Năm 2003, khoảng 82% dân số Mỹ  từ 15 tuổi trở lên chỉ nói tiếng Anh tại nhà, 10% nói tiếng Tây Ban Nha tại nhà.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Hồi ký Bùi Ngọc Sách (4)

Ngày16/10/1993, một học viên sĩ quan lúc đó - nay đã là Trung tướng Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Quốc Thước - nhớ tình nghĩa xưa, mời anh em đồng môn cũ về thăm nơi này. Cụ Hoàng Điền - nguyên đại tá Phân hiệu trưởng Phân hiệu Lục quân Trung bộ - dẫn đầu. Khi đến nơi trường cũ đóng quân, tại Ủy ban xã Thanh Thuỷ, cụ cho biết: Vào lúc đó khi đi tìm địa điểm lập trường đồng chí có gặp cụ Hồ Tùng Mậu và đồng chí Đặng Việt Châu ở Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 4. Các vị chỉ cho khu vực Hà Cháy, Lải Lò này và còn cho Trường vay 5.000đ tiền tài chính để thuê làm nhà ban đầu và trang trải chi phí khác… Trải qua vô vàn khó khăn, dân thì rất nghèo nhưng chúng ta đã vượt được”… -(Trích băng ghi âm tại chỗ).

Xin trở lại hồi 1949.
Nơi đến làm vui lòng chúng tôi vì có một nguồn suối nước rất trong, nước rất mát, chảy hiền lành bên 2 bờ lau sậy. Giữa mùa hè oi bức, lao động cật lực, thì nó là ngùôn bổ dưỡng cho chúng tôi lúc đó, nguồn Rào Rộ như đã nói.




Hồi ký Bùi Ngọc Sách (3)

Cả lớp chiêu sinh ấy tập hợp thành 1đại đội do đại đội trưởng Nguyễn Tăng Tấn phụ trách. Đại đội có 4 trung đội do các trung đội trưởng chỉ định từ học sinh tạm phụ trách, các tiểu đội trưởng cũng vậy. Chúng tôi bắt đầu làm quen với mệnh lệnh, khẩu lệnh trong 3 ngày trước khi hành quân về trường. Cũng biết tập họp từ tiểu đội đến đại đội…


Hôm lên đường, đoàn lính mới lủng củng nào nón (không phải mũ theo lối nói của miền Nam), nào là mũ, có anh đầu trần, có anh giày đinh, dép cao su, có anh đi đất. Chúng tôi kéo nhau theo ngả ngã 3 Mễ, Hồng Phú rồi xuôi theo hướng Ninh Bình . Qua ngã 3Mễ tôi còn được nhìn mẹ tôi, các anh em tôi đứng ngó và cái máirạ của nhà tôi lúc tản cư thấp lè tè.
Chặng đầu tiên đi ngắn độ 17km, chúng tôi nghỉ ở một cái đình gần bến đò Khuốt. Nhưng trước lúc đi ngủ điểm lại thấy “mất” một lính. Sau mới vỡ lẽ cậu này khi nghỉ chân ở Phố Cà đã chui vào một đống rơm ngủ quên nên bị bỏ sót, sau tỉnh dậy mới vội đuổi theo.



Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Hồi ký Bùi Ngọc Sách (2)

TỰA: Hồi ký của tôi là trích trong “Nhớ lại để tự tin và SỐNG" mà Kiến Quốc đã giới thiệu. Tôi trích từng đoạn ngắn phù hợp với trang blog.
Tôi đặt cái tựa này là có lý do: Hồi đó không ít cán bộ ta dao dộng, trong chi bộ tôi cũng vậy, thậm chí một số “trở cờ". Tôi cũng băn khoăn về tương lai xã hội – thực chất là dao động chính trị, lý tưởng...
Nhưng tôi nghĩ xin tạm gác chuyện lý tưởng. Nhìn vào việc đã làm  mà ngẫm “Chẳng lẽ mọi việc mình cống hiến là vô ích, còn biết bao đồng chí và cả dân tộc hy sinh nữa cơ mà? Rồi tôi tự trả lời: Không thể tự phủ định mình được. Tôi bắt tay viết lại những trang nháp cũ để in ra tử tế mà tự tu và cho con cháu xem. Đó là truyền thống! (Bùi Ngọc Sách ).


-----------


<><><><>
<><><><>
Căn nhà tản cư 1949 mái rạ thấp lè tè. Tôi đi bộ đội từ đây
(ảnh chụp 1960). (Bấm vầo clip_image002jpg)
<><><><>
Tôi quyết định đi thi vào trường Võ bị Trần Quốc Tuấn ở Ban chiêu sinh tỉnh Hà Nam.Việc ấy tôi giấu không cho cha mẹ tôi biết. Và tôi đã trúng tuyển. Trúng tuyển xong tôi điện tín về Nha Thú y ở Thanh Hoá và được Nha trả lời đồng ý, tôi sung sướng lắm. 
Tôi cũng định bụng vì mình đã có nghề thú y sẽ xin học một việc gì ở bộ đội, chẳng hạn nghề thú y quân đội, trông nom chữa cho ngựa chẳng hạn.  Thật là ngây thơ, vì bộ đội ta lúc ấy làm gì có nhiều ngựa như tôi nghĩ với đoàn ngựa chiến kéo xe, pháo của quân đội Pháp, lính khố đỏ vẫn thấy, vào thời  Pháp, hành quân qua nhà tôi…