Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Thầy hiệu trưởng đầu tiên Hoàng Đạo Thúy

Mời đọc!

Thăm cựu học viên khóa 3 Võ bị Nguyễn Minh Long (Kháng Chiến)

Vị tướng già.

Chú Long là học viên k3 Võ bị, năm 1947 nhưng lại là con bà Ba Triệu ở Đồn Vàng, Cổ Tiết, Phú Thọ, là cơ sở cách mạng của cha mẹ tôi và là chỗ qua lại của các đ/c Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh. Chính gia đình cụ từng được đón Bác từ HN lên, trên đường lên Việt Bắc 1947. Gia đình có mấy anh em đều tham gia cách mạng: chú Trung, cô Dung, chú Châu, chú Long, chú Thành.



Con cái Lục quân (Kiến Quốc)

Những năm đầu, các khóa đào tạo trong 6 tháng, vừa huấn luyện vừa chiến đấu. Gian khó, ác liệt. Có những học viên hy sinh ngay khi chưa tốt nghiệp.
Năm 1950, Bác Hồ đề nghị với TW Đảng và Chính phủ TQ cho nhà trường sơ tán sang Vân Nam, để có điều kiện huấn luyện, đào tạo cán bộ chỉ huy cho cuộc kháng chiến chống Phap. Cuối tháng 12/1950 kết thúc đợt chuyển quân sang TQ và vào khai giảng.
Khi sang TQ, đợt đầu có đến 1000 học viên và bộ khung đảm bảo với quân số tương đương. Có cả văn công, đội thể thao... Nhiều cán bộ cấp phòng được đưa cả vợ con theo cùng. Vậy là con cái của cán bộ, giáo viên trong trường lại kết thân với nhau.
Nhà cô Thoa và chú Đỗ Trình (Chủ nhiệm Huấn luyện) có chị Hà, Trung Việt. Trung Việt chơi thân với Thắng Lợi nhà tôi và Hoàng (nhà cô Kiều Miên-chú Sao). Cũng như nhiều cán bộ ngày đó, cô Miên nhớ tên tất cả bọn nhóc nhà tôi. (Hôm qua điện thoại cho cô mà cô còn đọc tên và hỏi thăm từng đứa). 
Nhà chú Đoàn Quang Thìn (Tiểu đoàn Trung, cao) có con trai học với anh Kháng Chiến.
Chú Trịnh Đình Chương là chủ nhiệm Quân y có anh Dương học cùng Thắng Lợi và Trịnh Thúc Doanh là bạn Trỗi của tôi sau này. Cả 2 là em thầy Trịnh Nguyên Huân dạy tôi ở Đại học KTQS. Cô Mai (mẹ Doanh) rất thân với cô Thoa, chú Huấn-cô Thủy.
Bọn trẻ theo nhà trường suốt 5-6 năm ở TQ, nay đã đều đã trên dưới 60 nhưng không thể quên những ngày xưa thân ái.

Cười với nhau: Chuyện chị em

Đòn trừng phạt của vợ
Một anh chàng quá vô tâm, cả ngày 8-3 quên tiệt chẳng tặng vợ bất kỳ món quà nào, thậm chí đến một lời chúc 8-3 đơn giản nhất cũng không có nốt. Hôm sau 9-3, anh chàng về nhà chẳng thấy vợ đâu, chỉ thấy một chiếc ***g bàn đậy trên mâm, trong đó có mẩu giấy nhỏ viết: “Bữa trưa trang 38, còn bữa tối trang 83 - Sách dạy nấu ăn NXB Phụ nữ”!

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Nhạc sĩ Tô Hải và "Lớp sáng tác nhạc toàn quân đầu tiên"


LÔÙP SAÙNG TAÙC NHAÏC TOAØN QUAÂN ÑAÀU TIEÂN

                                                                             KIEÁN QUOÁC



May maén ñöôïc soáng gaàn vôùi caùc nhaïc só trong quaân ñoäi maø toâi bieát ñöôïc nhieàu chuyeän thuù vò. Coù moät laàn ñeán thaêm nhaïc só Toâ Haûi (cựu học vien Lục quan), ñöôïc oâng keå laïi: “Phaûi noùi sau ngaøy hoøa bình laäp laïi treân mieàn Baéc 1954, thuû tröôûng Toång cuïc Chính trò laø nhöõng ngöôøi raát meâ vaên ngheä. Bieát anh em nhaïc só quaân ñoäi trong 9 naêm khaùng chieán choáng Phaùp coù nhieàu saùng taùc nhöng coøn thieáu cô baûn veà chuyeân moân neân sau khi coù ñeà nghò cuûa Phoøng Vaên ngheä, Toång cuïc quyeát taâm cho toå chöùc lôùp saùng taùc nhaïc ñaàu tieân (thaäm chí ñaây laø lôùp saùng taùc ñaàu tieân trong toaøn quoác sau 1954) vaø cho môøi caùc thaày veà daïy”.

Tướng Trần Độ và những bài viết chưa đăng

Cùng 3 tập "Trần Độ - Tác phẩm" vừa được Nxb Hội Nhà văn phát hành đầu năm 2012, gia đình còn lưu giữ những bài viết chưa đăng của ông. Nay được gia đình tặng, chúng tôi sẽ post dần lên trang mạng này! Xin cảm ơn anh Trần Thắng!


TÂM ĐẮC HỒ CHÍ MINH

Để kỷ niệm 19/5 và 02/9/1999
Bài 1

***
Trần Độ và Võ Đại tướng ở Việt Bắc, 1948.
Ở Việt Nam, hàng năm, ngày 19/5 ngày sinh của Bác Hồ và 2/9 ngày mất của Bác Hồ là hai ngày có ý nghĩa rất lớn và làm nhiều người xúc động.

Năm nay, 1999, hai ngày đó lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì ngày 19/5 là ngày Đảng Cộng sản phát động cuộc vận động “xây dựng và chỉnh đốn Đảng” rất rầm rộ trong cả nước. Và ngày 2/9 sẽ là ngày đánh dấu 30 năm bản di chúc của Bác Hồ. Bản di chúc của Bác Hồ có điểm quan trọng đầu tiên là “phải chỉnh đốn Đảng”. Sau 30 năm ta mới đề ra thực hiện việc đó, có hơi chậm chăng? Nhưng dù sao, thì “chậm còn hơn là không” chúng ta có quyền hy vọng vào những kết quả tích cực của cuộc vận động. Nhân những ngày đầy ý nghĩa này, tôi cũng muốn ghi lại cảm xúc của tôi. Đó là cảm xúc “tâm đắc”. Tâm đắc là gì? Tôi hiểu đó là những điểm đắc ý nhất của sự nhận thức, sự cảm nhận, sự thu hoạch về một vấn đề nào đó. Tôi biết có rất nhiều học giả, nhà văn và cơ quan khoa học đã nghiên cứu về Hồ Chí Minh và đã có nhiều công trình, nhiều cuốn sách, nhiều bài báo viết và nhiều cuộc nói chuyện về những kết quả nghiên cứu này. Tôi có được đọc một số. Tôi không có khả năng và điều kiện để làm việc nghiên cứu. Tôi chỉ còn biết cảm ơn các nhà nghiên cứu và các nhà văn đã có những sản phẩm đầy công phu về đề tài Hồ Chí Minh vĩ đại này. Riêng tôi, tôi chỉ muốn ghi lại những điều tâm đắc của tôi về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những hiểu biết qua sách vở, qua được tiếp xúc và qua sự sống và hoạt động dưới ảnh hưởng, dưới sự chỉ đạo của Người. Vì vậy nó sẽ không toàn diện, không hệ thống, không có những thông tin bất ngờ hoặc đặc sắc. Nó chỉ là những ghi nhận sâu sắc của một tâm hồn, một con người có thật trong quãng đời có thật của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Đọc sách của Trung tướng Trần Độ (Trần Kháng Chiến)

Khi còn là học sinh Hà Nội, lũ chúng tôi rất thích thú đọc các bài viết về thanh niên của Thiếu tướng, hôi viên Hôi Nhà văn Trần Độ. Với bạn bè tôi thường tự hào rằng, cha mẹ tôi rất thân với chú Độ, cô Hằng. Sau khi nhập ngũ, có ý thưc chính trị hơn, sống trong quân ngũ tôi có điều kiên đọc thêm một số bài viết của chú.
Năm 1974, sau 10 năm lăn lộn trong chiến trường B2, chú ra ra Bắc nhận công tác tại TCCT. Gia đình chú được bố trí về sống tại số nhà 97 Trần Hưng Đạo và 2 gia đình lại một lần nữa trở thành láng giềng gần. Thỉnh thoảng chúng tôi sang chơi, được tiếp, nói chuyện rất thân tình về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.

Thăm Trưởng ban liên lạc Võ bị khóa 1 tại TpHCM (KQ)

Trước mặt tôi là ông già với cái đầu trọc lốc do uống thuốc, hóa trị chống chọi với chứng bệnh ung thư. Tuy có nhiều chuyện đã quên nhưng vẫn tỉnh táo trò chuyện."Chú là 1 trong vài học viên trẻ nhất k1. Lúc vào học vừa qua tuổi 18", cụ kể. Ông là Nguyễn Văn Đạo, sinh năm 1928; năm nay vừa 84.

Cụ đọc lại tên từng người trong khóa 1.

Ông bà nội chú là đại địa chủ, gốc Yên Mỹ, Hưng Yên. Nhà có nhiều ruộng ở Hưng Yên, Thái Bình (mạn Duyên Hà) và cả trên Phúc Yên. Quanh khu đồi Thanh Tước là ấp do các cụ xây dựng, có vài ba chục hộ, giao cho lý trưởng cai quản và thu tô của nông dân.





Trường ta đã đóng quân ở những đâu?

Đây là câu hỏi không phải bạn học viên Lục quân trẻ nào cũng biết. Mời cùng tham khảo!

1. Chiến khu Việt Bắc:
Từ tháng 5/1945, Trường Quân chính Kháng Nhật được thành lập.
Hiệu trưởng: Hoàng Văn Thái. Trường đóng ở Việt Bắc.

Tôi yêu những ca khúc cách mạng

Nguyễn Thu Thủy,
học viên rèn luyện ở Lục quân 2006
học viên khóa 42 Học viện KTQS
Trước khi vào quân đội, tôi rất ít khi thưởng thức những ca khúc cách mạng. Từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ tôi nghĩ, lớn lên sẽ theo đường binh nghiệp.
Từ Lục quân về, Thủy (phải) trở thành lính Học viện KTQS.

Đại gia đình tôi có một cậu cháu trai, hơn tôi 4 tuổi. Năm tôi học lớp 10, cháu đỗ vào Học viện An ninh. Lần đầu thấy cháu mặc sắc phục công an khiến tôi vô cùng ngạc nhiên và ao ước mình cũng như thế. Cháu là người đầu tiên trong đại gia đình vào LLVT.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Tiến bước dưới quân kỳ


Ca khúc này cũng được cựu học viên Lục quân Doãn Nho sáng tác.
 Mời cùng hát!

Ca khúc "Vì nhân dân quên mình"

Bài này được cựu học viên Lục quân  k6 Doãn Quang Khải sáng tác.
Mời cùng hát!

Thông tin về Đại học Trần Quốc Tuấn trên Wikipedia

Mời vào đây!

Đội bóng đá Thể Công từng được Lục quân bảo bọc

Chiến tranh phá họai của giặc Mỹ mở rộng ra khắp miền Bắc. Thể Công tưởng chừng phải giải tán. Vậy mà Hiệu trưởng Trường Lục quân Bằng Giang đã có những quyết định táo bạo: nhận Thể Công về trường.
Cụ thể thế nào, mời xem Hồi ký của ông Ngô Xuân Quýnh!

Tìm đồng đội: Cựu học viên Đam Sai Pack

Các bạn Vũ Đam, Đàm Phi Vũ, Sao Mai muốn tìm thông tin của bố là ĐAM SAI PACK, người Kh'mer, cựu học viên thuộc Tiểu đoàn 3, Trường Lục quân VN tại Trung Quốc năm 1952.
Qua Quân sử VN, các bạn tâm sự như sau:
"Cha tôi không tham gia ngành CA như ông nội mà "thoát ly" gia đình, đăng lính rồi trở thành bộ đội VN. Từng là sĩ quan thuộc Tiểu đoàn 3 của trường Sĩ quan Lục quân tại Trung Quốc từ năm 1952. Sau này từng là Tư lệnh một quân khu tại Campuchia, bị thương về nghỉ rồi gia nhập lại quân đội.
Ông từng bị Pol-pot bắt giữ cho đến ngày bộ đội VN rút quân mới được về nhà... Sau nhiều năm tìm kiếm, gặp được ông ở Phnompenh. Cuối năm 1998, ông là một ông già hom hem mất trí nhớ đến mức con mình cũng không nhận ra. Hai hàm răng ông bị nhổ sạch không còn chiếc nào, những người tốt bụng nhận nuôi ông, họ ăn gì ông ăn nấy. Đến mức đưa 1 bát cơm nhỏ ông "ăn" 3 tiếng hơn chưa xong. 
Ông trút hơi thở cuối cùng trên tay tôi tại phòng cấp cứu của Quân y viện 175. Tại lễ tang, chúng tôi chứng kiến quan tài ông được phủ lá cờ Tổ quốc VN. Mặc dù không phải là tướng và cũng chẳng thuộc cấp Nhà nước nào nhưng tang lễ được tổ chức rất "hoành tráng", có xe dẫn đường gắn quân kỳ, có  xe chở 2 tiểu đội danh dự và một sĩ quan chỉ huy đưa tiễn".
Mời tham khảo tại đây!

Còn người con khác tâm sự:
"Em lai Campuchia. Tìm trong Quân sử thì không có tên ĐAM SAI PÁCK, nguyên Tư lệnh trưởng Miền đông Campuchia , là tình nguyện quân VN, nguyên Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân 3 (Ninh Bình?), Hiệu trưởng Trường Quân chính quân khu Hữu ngạn. Các anh có thấy tư liệu nào nói về bố em không? Hiện em sống tại TpHCM, số điện thoại: 0903824694". (Đàm Vũ).











Danh sách cựu học viên, giáo viên khóa 1 Võ bị tại TpHCM

Các đ/c đã mất:
1. Phạm Văn Đài (LS, hy sinh 1950).
2. Tôn Thất Hoàng (mất). Vợ: bà Phượng (08-38292695).
3. Bửu Đích (mất). Vợ: bà Liên (08-38298641)
4. Nguyễn Tăng Tấn (mất). Vợ: (0903129008).
5. Võ Đức Diệp (mất).
6. Vương Duy Nhu (mất).
7. Lê Thiện Triển (1922, mất). Vợ: bà Mạc (08-38953611).
8. Nguyễn Đắc Khang (mất 2010). Con trai: Nguyễn Đắc Hòa (0908369515).

Các đ/c còn sống:
1. Hoàng Xuân Tùy (1922). (08-38299357).
2. Nguyễn Văn Đạo (1928) - Trưởng ban (0918844221).
3. Hoàng Nghĩa Khánh (1923). (0912091624).
4. Nguyễn Phước Vĩnh Phú (1925). (08-38483739).
5. Đào Văn Lan (1926). (08-38452438).
6. Nguyễn Quý Ninh (1928). (08-38473365).
7. Nguyễn Sô (1926). (08-39931322).
8. Phạm Ngọc Khanh (1915). (08-38961497).
9. Vũ Phong (1925). (08-38949717).

Danh sách khóa 2, 3

- Nguyễn Hoàng Dũng, thiếu tướng, k2.
- Nguyễn Minh Long, thiếu tướng, k3. (Con trai: Nghĩa, 0918425302).
- Lê Nam Phong, Trung tướng, k5. (Việt Hà:)
- Đỗ Văn Phúc, thiếu tướng, k6. (08-37252120).
- Tô Hải, nhạc sĩ, k5.
- Phạm Hùng Thắng, k4, cán bộ khung k5, 6; Cục phó Bảo vệ. (08-38448323).
- Kiều Miên, văn công Lục quân. (01227177371).

Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946 và những tư liệu quý (Trần Kiến Quốc)

Ngày 15/4/1946, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn trong trứng nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí quyết định thành lập Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn - nhà trường đào tạo cán bộ chính quy đầu tiên của nước Việt Nam mới.  Nhân lễ khai giảng khóa 1, ngày 25/6/1946, Người đã lên thăm.

Tiền thân của nhà trường
Ngay từ năm 1924, tranh thủ mối quan hệ của mình, Bác đã cử nhiều thanh niên, học sinh ưu tú sang du học ở Quảng Châu, Trung Quốc rồi Đại học Phương Đông Matxcơva… Nhiều lớp huấn luyện quân sự, chính trị trong thời kì bí mật được tổ chức. Tới tháng 5/1945, trước ngày Tổng khởi nghĩa, Trung ương đã cho thành  lập Trường Quân chính kháng Nhật, do ông Hoàng Văn Thái làm hiệu trưởng.


Ban giám đốc Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1

Ngay sau khi nhận quyết định thành lập, nhà trường chuyển từ khu Việt Nam Học xá (nay là Đại học Bách khoa HN) lên khuôn viên Trường sĩ quan Xanh-xia, ngay sân bay Tông, thị xã Sơn Tây (nay là bến xe thị xã).
Bác giao nhiệm vụ cho nhà giáo Hoàng Đạo Thúy - với kinh nghiệm 15 năm là Huynh trưởng Hướng đạo sinh - làm Giám đốc (Hiệu trưởng); còn ông Trần Tử Bình (nguyên bí thư chi bộ Phú Riềng đỏ 1930, Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ lãnh đạo khởi nghĩa 19/8/1945 ở HN và Bắc bộ) làm Phó giám đốc Chính trị ủy viên.
Phụ trách công tác huấn luyện là các ông Vương Thừa Vũ, Vũ Lập... cùng các cán bộ phụ trách như Hoàng Xuân Tùy, Nguyễn Văn Bồng... vừa tốt nghiệp Trường Cán bộ VN. Ông Nguyễn Văn Sỹ phụ trách quản trị. Nhiều sĩ quan Nhật, Mỹ (OSS) được giới thiệu làm giáo viên huấn luyện điều lệnh, đội ngũ.

Về 2 bức ảnh lịch sử

Năm 1945-46, 2 năm đầu tiên của nước Việt Nam mới. Chính phủ Hồ Chí Minh với bao nhiêu việc phải lo. Vậy mà Bộ Thông tin vẫn tuyển chọn các bức ảnh ngày đầu, làm thành những cuốn album để tặng khách quý.
Một viên đại úy Pháp cũng được tặng. (Xin mở ngoặc, khi này chưa xảy ra chiến tranh). Sau này về Pháp, ông ta lên đến thiếu tướng. Bạn ông là nhiếp ảnh gia Philippe De Villers, cũng từng ở VN thời kì này, sau chuyển sang nghiên cứu lịch sử. Ông Philippe được người bạn tặng lại cuốn album này.
Võ bị khóa 1 nhận cờ của Bác.

Lễ duyệt binh khai giảng.

Dự kiến họp mặt truyền thống năm 2012

Ngày 15/4/1946 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh kí quyết định thành lập TRƯỜNG VÕ BỊ TRẦN QUỐC TUẤN. Ngày 26/5/1946 là ngày khai giảng khóa 1 Võ bị. Đó là 2 mốc thời gian lịch sử quan trọng của trường chúng ta.
Sau khi thỉnh thị ý kiến của thế hệ cha chú, Ban vận động quyết định chọn ngày 26/5 là Ngày họp mặt truyền thống đầu tiên của Ban Liên lạc Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam. Hy vọng rằng, tại họp mặt lần này sẽ xin biểu quyết đa số để chọn Ngày truyền thống hàng năm là ngày 26/5.
Mọi thông tin chi tiết sẽ được thông báo trên Báo QĐND, Tuổi Trẻ..., trên trang mạng này và thông qua tin nhắn của các thành viên.
Kính báo đợt 1!
Ban vận động

Thư vận động

Kính gửi: - Các cô chú, các bác là thầy cô giáo và cựu học viên Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1-2-3-4!
- Các cô chú, các bác là thầy cô giáo và cựu học viên Trường Lục quân Việt Nam khóa 5-6 đến khóa 10!
- Các thầy cô giáo và cựu học viên khóa 11 đến khóa 77!
Xin vui mừng thông báo, ngày hôm nay, tại TpHCM, các cựu học viên Lục quân 1:
- Trung tá Lê Công Chính, công tác ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng phía Nam,
- Thiếu tá Lê Văn Nghiệp k59, đại úy Trần Sĩ Tuấn k65 - công tác tại Sư đoàn không quân 370,
- Trần Kiến Quốc (con em Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1)
đã nhóm họp Ban vận động thành lập Ban Liên lạc Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam.
Tiêu chí hoạt động là:
- Phát huy truyền thống "Trung với Nước, Hiếu với Dân" mà Bác Hồ đã tin tưởng giao nhiệm vụ cho thế hệ thầy trò khóa đầu tiên;
- Tập hợp thầy cô giáo, cán bộ, CNV và cựu học viên các thế hệ sinh hoạt trong một mái nhà chung,
- Tri ân các thế hệ đi trước và
- Cùng chia sẻ vui, buồn, hiếu, hỷ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Chúng tôi tin rằng việc làm này sẽ được thầy, trò các thế hệ ủng hộ và nhiệt tình tham gia.
Kính thư!
Tổng thư kí Trung tá Lê Công Chính