Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Trao đổi kinh nghiệm tự chuẩn bị du học Pháp (ST: Vũ Diệu)



Những điều nên biết và những việc cần làm
Pháp là 1 trong số ít các quốc gia Phương Tây miễn học phí cho sinh viên nước ngoài theo học các trường đại học công lập của nước Pháp . Tuy chưa chính thức công nhận bằng THPT của Việt Nam nhưng điều kiện học lực để đăng ký du học Pháp không khắt khe như du học Đức . Việc chuẩn bị có thể tự thực hiện theo những điều nên biết và những việc cần làm sau đây :
I)- Cơ quan của Pháp quảng bá và hướng dẫn du học Pháp : hiện nay là Campus France thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam , có Website là :( www.vietnam.campusfrance.org/) , với các Văn phòng chi nhánh ở Hànội , TP Hồ Chí Minh , TP Huế và TP Đà Nẵng .

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tìm hiểu về khoa học và giáo dục của nước Đức (kỳ 4 và hết)



Giáo dục bậc cao ở nước Đức
Nước Đức có truyền thống lâu đời về giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học . Trường đại học Heidenberg thành lập từ năm 1386 , cách đây đã 626 năm. Đức là 1 trong 47 quốc gia đã ký tham gia Thoả ước Bologna về giáo dục bậc cao.

Đặc điểm của Đức là sự kết hợp chặt chẽ giữa các đại học và các Tập đoàn công nghiệp
Nền giáo dục đại học Đức có 2 loại trường đặc trưng là trường đại học tổng hợp ( University) , tiếng Đức là Universitat và trường đại học khoa học ứng dụng ( University of Applied Sciences) tiếng Đức là Fachhochschule. 

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Tìm hiểu về khoa học và giáo dục của nước Đức (kỳ 3)



Giáo dục tiểu học và trung học
Trước khi vào học lớp 1 tiểu học , trẻ em Đức học ở các lớp học trước tuổi đến trường , tiếng Đức là Kindergarten , Kinderkrippe ( tiếng Anh là Preschool) là những trung tâm giữ trẻ cả ngày ( children' daycare center) , thu nhận trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Các lớp này không nằm trong hệ thống trường học và do chính quyền thành phố hoặc do các tổ chức xã hội như Nhà thờ tổ chức và quản lý , có thể thu phí hoặc không thu phí , thường bắt đầu nhận trẻ từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều .

Tìm hiểu về khoa học và giáo dục của nước Đức (kỳ 2)



Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật
-Nước Đức có quặng sắt , dầu mỏ , khí đốt thiên nhiên nhưng trữ lượng không nhiều nên phải nhập khẩu để thoả mãn hầu hết nhu cầu về nguyên vật liệu và nhiên liệu . Kể từ cuối thập kỷ 1950 , kinh tế phần phía tây nước Đức luôn luôn tăng trưởng và chỉ bắt đầu sụt giảm từ năm 2000 , sau khi tái thống nhất nước Đức, 1 phần nguyên nhân do phải chi phí lớn để tái cấu trúc nền kinh tế phía đông , 1 phần bị ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu , 1 phần do có sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và sự xuất hiện nhiều công nghệ mới trên thế giới . Kể từ năm 2006 , nền kinh tế Đức đã có sự phục hồi , với tốc độ tăng trưởng 2,7% và nạn thất nghiệp đã giảm , còn khoảng 7,1%.
-Hiện nay nền kinh tế Đức mạnh nhất trong Liên minh Châu Âu . Năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội GDP (PPP) của Đức là 3.089 tỉ USD , xếp hạng thứ 4 thế giới , sau Mỹ , CHNDTH , Nhật Bản . GDP tính theo đầu người của Đức là 37.935 USD .

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Giáo dục và đào tạo của nước Đức (ST và dịch: Vũ Diệu)


Nền giáo dục Đức nhấn mạnh vào đào tạo người lành nghề và các đại học Đức liên kết chặt chẽ với các Tập đoàn công nghiệp trong nghiên cứu và phát triển

I)- Vài nét đại cương về nước Đức
II)- Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật của nước Đức
III)- Hệ thống giáo dục của nước Đức
( Lược trích từ báo tiếng Anh tại http://en.wikipedia,org/wiki/Germany- and -Education- in- Germany/ và từ báo tiếng Pháp tại http://fr.wikipedia.org/wiki/Systeme-educatif-allemand/ , 10/2012.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tìm hiểu về nước Đan Mạch ( kỳ 2 và hết )



Kinh tế của Đan Mạch
Năm 2006 , thặng dư tài chính quốc gia của Đan Mạch là +4,2% BNP và hầu như không nợ nước ngoài . Tuy vậy , nền kinh tế Đan Mạch bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 . Mức suy thoái của Đan Mạch năm 2009 là âm 5,2 % . Từ năm 2010 , nền kinh tế của Đan Mạch đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại , với mức tăng GDP năm 2010 là +1% , tỉ lệ thất nghiệp năm 2010 vẫn còn ở mức 4,2% , tỉ lệ lạm phát tăng 2,6%.
Đan Mạch chưa tham gia khu vực đồng euro nhưng trên thực tế , đồng Krone của Đan Mạch gắn chặt với đồng euro thông qua hệ thống tiền tệ Châu Âu nên hiện nay Chính phủ Đan Mạch có chủ trương tiến tới gia nhập khu vực đồng euro.

Giáo dục ở Đan Mạch (ST: Vũ Diệu)



Nền kinh tế và giáo dục của Đan Mạch
I)- Một số nét đại cương về Đan Mạch
II)- Nền kinh tế và giáo dục của Đan Mạch
Lược trích tài liệu tiếng Anh” Đan Mạch và nền giáo dục của Đan Mạch” ( Denmark and Education in Denmark )
tại ( http://en.wikipedia.org/) và tài liệu tiếng Pháp “Hệ thống giáo dục của Đan Mạch”
( Système educatif danois) tại ( http://fr.wikipedia.org/) , tháng 12/2012 .

I)- Một số nét đại cương về Đan Mạch :
Đan Mạch ( tiếng Đan mạch là Danmark) là quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị , là 1 quốc gia lớn nhất trong 3 quốc gia của Vương quốc Đan Mạch ( Đan Mạch , Greenland , Faroe Island ) ,thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu , nằm ở vùng cực nam các quốc gia Nordic , phía tây nam của Thuỵ Điển,phía nam của Na Uy và gíáp nước Đức về phía nam.
Lãnh thổ Đan Mạch gồm nhiều đảo nên còn được gọi là quần đảo Đan Mạch , trong đó có đảo lớn nhất là đảo Jylland , giáp Biển Bắc và Biển Baltic . Từ xa xưa , những khối băng lớn của thời kỳ băng hà đã hình thành nước Đan Mạch ngày nay . Khí hậu mùa hè ở Đan Mạch lạnh hơn so với các nước Châu Âu khác nhưng về mùa đông thì ấm hơn. Ánh sáng mặt trời mùa đông chỉ xuất hiện từ 8,45 h đến 15,45 h .

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Tìm hiểu hệ thống giáo dục của Pháp (kỳ 3 và hết)



Giáo dục trung học
Các Academie ( tạm dịch là các Khu giáo dục) trực thuộc Bộ Giáo dục . Mỗi Academie gồm 1 số tỉnh và 1 số thành phố . Các trường , kể cả trường đại học nằm trong Academie nào thì chịu sự quản lý của Academie đó . Năm 2009 , Pháp đã chi 64,6 tỉ euros cho giáo dục . Trong năm học đó có 15 triệu học sinh và sinh viên , chiếm 24% tổng dân số , gồm 6,7 triệu học sinh tiểu học , 4,8 triệu học sinh trung học , 2,3 triệu sinh viên.

Tìm hiểu hệ thống giáo dục của Pháp ( kỳ 2 )



Nền kinh tế Pháp
Năm 2003 , Pháp đứng thứ 2 trong tổ chức OCDE về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài với 47 tỉ USD và đứng thứ 2 trong OCDE về vị trí chủ đầu tư ra nước ngoài với 57,3 tỉ USD , chỉ đứng sau Mỹ .
-Thu nhập của người Pháp : Năm 2007 , trong khu vực tư nhân , mức lương nguyên chưa nộp thuế ( salaire brut) của 1 người làm công ăn lương ( salaríe) toàn thời gian là 29.278 euros/ năm , ở khu vực nhà nước là 31.266 euros/ năm ( 1 euro = 30.000 VND) . Cũng năm đó , số người Pháp có thu nhập thấp hơn 50% mức thu nhập trung bình chiếm khoảng 3,4 triệu người , bằng 7,2% tổng số người làm công ăn lương . Họ thuộc ngưỡng nghèo theo mức ấn định của Chính phủ Pháp . Khoảng 50% trong số người nghèo này là những người chỉ có việc làm bán thời gian , hưởng mức lương tối thiểu chưa nộp thuế 8,86 euros/ giờ .

Giáo dục VN năm 2015 (ST: Vũ Diệu)

Mời cùng đọc bên Báo liếp!

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Tìm hiểu nền khoa học và giáo dục Nhật Bản ( kỳ 3 và hết )



Giáo dục đào tạo của Nhật Bản
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giáo dục ở Nhật Bản là Bộ Giáo dục- Văn hoá- Thể thao- Khoa học và công nghệ ( gọi tắt là Bộ Giáo dục – MEXT ). Năm 2005 Nhật Bản đã chi 5.733 tỉ Yen ( tương đương 59 tỉ USD) cho giáo dục , chiếm 7% tổng ngân sách quốc gia.
Theo các báo chí nước ngoài , nền giáo dục Nhật Bản mang tính cạnh tranh cao và giáo dục đại học ở Nhật là giáo dục theo chủ nghĩa tinh hoa , có 2 đặc điểm :
1, Sự tuyển sinh khắt khe bằng các kỳ thi vào trường trung học giai đoạn 2 (gọi là trung học 2), tương tự THPT của Việt Nam ) và thi vào đại học ; 
2, Sự phân cấp quản lý giáo dục mạnh cho địa phương .
Nhìn chung , học sinh Nhật Bản học rất chuyên cần ngay từ khi học lớp mẫu giáo cho đến khi vào đại học .

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Tìm hiểu nền khoa học và giáo dục Nhật Bản ( kỳ 2 )



Kinh tế của Nhật Bản
Nhật Bản có năng lực công nghiệp rất lớn với công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới về các sản phẩm thép , vật liệu phi kim loại , xe có động cơ , thiết bị điện tử , máy móc , chế tạo tầu biển , hoá chất , hàng dệt may , thực phẩm đã chế biến … Ngành xây dựng và cầu đường của Nhật ( dân dụng , công nghiệp , cầu đường …) đã ra đời từ lâu với công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Nhật Bản nằm giữa đại dương , hàng hải phát triển mạnh , có 3.751 tầu biển với tổng trọng tải hàng hoá khoảng 183 triệu tấn , đứng thứ hai thế giới về năng lực hàng hải ,chiếm 15,7% tổng trọng tải của thế giới , chỉ xếp hạng sau Hy Lạp ( Grèce).
Nhật Bản có khu vực kinh tế dịch vụ đa dạng , có sức cạnh tranh cao , đặc biệt ở các ngành kinh tế mũi nhọn. Chỉ số lạm phát của Nhật , theo IMF , trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2008 là thấp nhất thế giới.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Tìm hiểu hệ thống giáo dục của Pháp ( kỳ 1 )


Khác với hệ thống Anglo-Saxon , Pháp ( và Đức ) thực hiện chính sách bình đẳng về cơ hội giáo dục đào tạo nghề nghiệp cho mọi công dân . Nhà nước bảo đảm giáo dục miễn phí cho các sinh viên trường công lập , kể cả sinh viên nước ngoài trong đó có Việt Nam đang theo học tại Pháp .

Giáo dục và đào tạo của nước Pháp
Ở Pháp , giáo dục gắn với xã hội nghề nghiệp
I)- Một số đặc điểm của nước Pháp
II- Nền kinh tế nước Pháp
III)- Nghiên cứu và phát triển
IV)- Hệ thống giáo dục của nước Pháp
(Lược trích báo Pháp “Système educatif francais“ tại http://fr.wikipedia.org/) , tháng 10/2012).

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Tham quan Hồ Gươm qua ảnh 360 độ (ST: Đạt)

Mời ngắm toàn cảnh!

Khoa học và giáo dục của Nhật Bản (ST: Vũ Diệu)


Ở Nhật Bản , giáo dục và đào tạo đã làm thay đổi nhanh chóng từ 1 quốc gia Châu Á phong kiến lạc hậu nghèo tài nguyên thành cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới.
( Trích lược từ báo Pháp trong http://fr.wikipedia.org/wiki/Le-Japon/, tháng 2/2012 )

I)- Vài nét đại cương về nước Nhật
Lãnh thổ Nhật Bản gồm 6.852 đảo ở Thái Bình Dương , trong đó có 4 đảo lớn nhất là Honshu , Hokkaido , Kyushu và Shikoku , chiếm 97% tổng diện tích nước Nhật . Nước Nhật nằm ở phía đông nước Nga , CHND Trung Hoa và bán đảo Triều Tiên .
Hiện nay Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến . Theo Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 , Vua Nhật là biểu tượng cho nước Nhật , quyền lực rất hạn chế . Quốc hội là cơ quan lập pháp , gồm Hạ Viện và Thượng Viện. Quyền hành pháp thuộc về Nội các , do Thủ tướng đứng đầu . Cơ quan tư pháp gồm Pháp Viện tối cao , 8 toà án cấp cao và các toà án địa phương , toà án gia đình . Tổng số công chức Nhật Bản năm 2011 là 1,17 triệu người .

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Muốn đổi mới giáo dục , phải thay đổi cách giáo dục (ST: VD)


Trên báo chí , một thời đã rộ tin thầy giáo Phạm Minh Tuấn dùng roi đánh học trò tàn nhẫn nhưng vẫn có phụ huynh tán thành . Vừa rồi báo lại đăng tin có cô giáo phạt bằng cách châm kim vào bàn tay học trò . Gần đây nhất báo chí ( Báo Giáo dục VN ) vừa công bố clip video 1 cô giáo chuyên dùng roi để dạy môn sinh . Điều này chắc rất xa lạ với hệ thống giáo dục của các nước văn minh phát triển , chẳng hạn Pháp , Đức , Phần Lan , nhưng không lạ với nước ta. Chúng ta hãy nhận diện nó từ quá khứ và tìm cách thay đổi cách giáo dục này đã từng có trong hệ thống giáo dục .

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Tấm ảnh tư liệu quý


Anh Nguyễn Tích Tùng, con trai LS Nguyễn Tích Bình - cựu học viên khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946, vừa gửi tặng BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam tấm ảnh quý. Ông Nguyễn Tích Bình đứng ngoài cùng bên phải cùng đồng đội. Theo anh Tùng, trong số đó có nhiều học viên khóa 1.
Mong các cụ Nguyễn Văn Đạo, cụ Vũ Phong và các cựu học viên khóa 1 lục lại trí nhớ, phát hiện thêm nhiều bạn cũ trong ảnh này.

Tìm hiểu cường quốc giáo dục Phần Lan (kỳ 3 và hết)



Hệ thống giáo dục của Phần Lan
( lược trích từ bài báo Pháp “ Finlande et Système educatif finlandais “ )
Hệ thống giáo dục của Phần Lan có 2 nhánh khác nhau
Sau 9 năm giáo dục bắt buộc trong trường tiểu học hỗn hợp ( trường sơ cấp ) , học sinh Phần Lan đứng trước 2 ngả đường : học nghề hay học bậc trung học đại cương .
Ở Phần Lan , bậc trung học đại cương còn gọi là trung học bậc cao , tức là trung học giai đoạn 2 , tương tự THPT của Việt Nam ( lưu ý tương tự chưa hẳn là tương thích ). Giai đoạn này được thực hiện trong các trường Lycée 3 năm , tiếng Phần Lan là lukio.
Một thực tế mà mọi hệ thống giáo dục đều phải đối diện là không phải học sinh nào cũng có thể vào học trung học bậc cao . Nếu vào học trường nghề , trong 1 số hệ thống giáo dục hiện hành lại thiếu vắng giai đoạn giáo dục trung học đại cương , rất cần thiết cho học sinh sau khi ra nghề , có đủ kiến thức đại cương bậc trung học để có thể học tiếp lên bậc học cao hơn .
Mặt khác , trong hệ thống giáo dục hiện đại của Châu Âu , kể từ khi Thoả ước Bologna đi vào cuộc sống , văn bằng học nghề này sẽ tương thích với văn bằng nào trong hệ thống giáo dục . Đó là lý do trong hệ thống giáo dục của Phần Lan có loại trường nghề École professionnelle 3 năm , tương thích với loại trường École secondaire supérieure 3 năm ( tương tự trường Lycée của Pháp , trường THPT của Việt Nam ) .
Cũng từ bậc học này , hệ thống giáo dục của Phần Lan có 2 nhánh gồm các bậc học tương thích nhau , của nhánh học thuật và nghiên cứu ( Études académiques ) và nhánh giáo dục nghề nghiệp ( Études professionnelles ) , là 2 nhánh khác nhau , trừ bậc tiến sĩ ( không có trong nhánh trường nghề ).

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Tìm hiểu cường quốc giáo dục Phần Lan ( kỳ 2 )



Hệ thống giáo dục của Phần Lan
( Lược trích từ bài báo Pháp “ Finlande et Système educatif finlandais “ )

Học sinh Phần Lan học ở bậc tiểu học và trung học như thế nào ?
Ở Phần Lan , Luật giáo dục được xem là một trong những đạo luật cơ bản , áp dụng cho mọi công dân .
Luật quy định một chế độ giáo dục bắt buộc 9 năm miễn phí cho mọi công dân Phần Lan , kể từ bậc tiểu học đến hết bậc giáo dục trung học giai đoạn 1 ( tương đương từ lớp 1 tiểu học đến hết THCS của Việt Nam) . Hiện nay học sinh phần Lan được hưởng giáo dục 12 năm đến hết bậc trung học miễn phí .

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Nền giáo dục của Úc (ST: Vũ Diệu)


Trên toàn thế giới , sự phát triển kinh tế và xã hội của từng quốc gia gắn liền với mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo . Ai cũng biết điều này . Nhưng bí quyết thực hiện điều đó của mỗi quốc gia thì khác nhau . Australia là 1 ví dụ.

Hiệu quả giáo dục và đào tạo của Australia
Ở Australia , giáo dục và đào tạo đã làm thay đổi từ một quốc gia tồn tại nhờ sự may mắn do thiên nhiên ưu đãi trở thành một quốc gia thông minh và sáng tạo .

Đặc điểm xã hội Australia :
Australia là quốc gia quân chủ lập hiến thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh .Diện tích Australia là 7.686.850 Km2 , rộng thứ 6 thế giới , xấp xỉ nước Mỹ .
Theo số liệu năm 2011 , dân số Australia là 22.607.571 người . Mât độ 2,6 người / 1 Km2. Có 20 thành phố lớn , trong đó có 5 thành phố trên 1 triệu dân là : Sydney 4,5 triệu dân , Melbourne 4,07 triệu , Brisbanne 2,04 triệu ,Perth 1,68 triệu , Adélaine 1,2 triệu .
Australia có 4 mặt giáp biển . Tổng chiều dài duyên hải 25.760 Km . Điểm cao nhất so với mặt nước biển
là 2.229 m. Thủ đô là Canberra có 410.000 dân . Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh . Tiền lưu hành là đola Australia ( AUD ).
Từ cuối thế kỷ 19 , Australia có 95% dân số gốc Anh . Ngày nay Australia là quốc gia đa sắc tộc . Ngoài gốc Anh còn có dân nhập cư từ các quốc gia khác : Đức , Italia , Hy Lạp , Nam tư , Nhật Bản , Trung Hoa , Ấn Độ , Philippine , Hồng Kông , Việt Nam và khoảng 150.000 người Aborigine bản địa . Tỉ lệ người nhập cư năm 2001 chiếm 4,19% tổng số dân .
Giao thông tại Australia khá phát triển , có 993.000 Km đường bộ trong đó 953.331 Km đã được trải nhựa , 33.819 Km đường xe lửa , 8.368 Km đường giao thông thuỷ , 411 sân bay . Australia có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới , 80% dân số sống trong các đô thị
Theo xếp hạng của Tạp chí The Economie năm 2005, Australia được xếp thứ 6 thế giới về chỉ số chất lượng cuộc sống của người dân . Khoảng 3/4 các gia đình Australia có nhà riêng .

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Tìm hiểu cường quốc giáo dục Phần Lan (ST: Vũ Diệu)


Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế quốc tế OCDE vừa công bố kết quả khảo sát PISA , hiện nay nền giáo dục trung học Phần Lan là tốt nhất thế giới . Dưới đây là trích lược một bài báo tiếng Pháp đăng trên (fr.wikipedia.org). (*)

Phần Lan và hệ thống giáo dục của Phần Lan
I)- Sơ lược về Phần Lan
Cộng hoà Phần Lan là 1 quốc gia khu vực Bắc Âu , phia tây giáp Thuỵ Điển , phía đông giáp Liên bang Nga , phía bắc giáp Na Uy , phía nam giáp Vịnh Phần Lan . Diện tích Phần Lan là 338.145 triệu Km2 . Dân số Phần Lan năm 2005 là5. 252.930 người , mật độ 17,25 người/ 1 Km2. Thủ đô của Phần Lan là Helsinki . Đồng tiền lưu hành là euro (EUR) . Phần Lan có khí hậu nửa lục địa , ẩm và lạnh . Nhiệt độ trung bình trong năm là +5.7 oC . Mùa đông ở phía bắc có 4 tháng nhiệt độ dưới 0oC .
Trong quá khứ , Phần Lan là 1 phần của Thuỵ Điển trong suốt 6 thế kỷ , từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 18 . Từ 1907 đến 1917 , Phần Lan bị Nga Sa hoàng cai trị . Đến 6/12/1917 Phần Lan mới trở thành quốc gia độc lập . Năm 1955 Phần Lan gia nhập Liên hiệp quốc . Năm 1995 Phần Lan gia nhập Liên minh Châu Âu.
Phần Lan là 1 trong 47 quốc gia Châu Âu đã tham gia Thoả ước Bologna về giáo dục bậc cao.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Thư mừng thọ thủ trưởng Tùy


Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012

Kính gửi Anh Hoàng Xuân Tùy
Nguyên Chính trị viên Trung Đoàn 72 - Bắc Kạn Anh hùng

Thay mặt các bạn chiến đấu Trung đoàn 72 - Bắc Kạn Anh hùng, những người đã được anh Chu Huy Mân, anh Đoàn Thế Hùng và Anh dìu dắt trong chiến đấu cách đây trên 60 năm ở chiến trường Bắc Kạn (1947-1949), do sức khỏe giảm sút và đường xá xa xôi nên không vào trực tiếp mừng 90 xuân của Anh được, xin có thư và lẵng hoa gửi vào mừng thọ Anh.  Xin chúc Anh chóng bình phục, khỏe mạnh để tiếp tục sống lâu, tiếp tục giúp ích cho đời!

Mong các cháu - trai, gái, dâu, rể - tích cực chăm sóc để sức khỏe của Ba các cháu sớm trở lại bình thường.

Một lần nữa, kính chúc Anh khỏe mạnh, trường thọ.

TM các bạn chiến đấu
Trung đoàn 72 - Bắc Kạn Anh hùng
Đỗ Hạp

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Họp mặt lần thứ 32 kỉ niệm 62 năm ngày thành lập Phân hiệu Nam bộ Lục quân Trần Quốc Tuấn

Kháng Chiến, Kiến Quốc các cùng chú Hoàng Dũng,
Hoàng Niệm k2 và Sáu Thắng k4.

Cánh Lục quân TQT phía Nam gặp nhau.
 Sáng nay, đúng 9g, lễ kỉ niệm 62 năm thành lập Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn Phân hiệu Nam bộ được khai mạc tại Nhà khách C59 BTTM phía Nam. Gần 50 hội viên Phân hiệu 2 cùng đại diện tỉnh Hậu Giang, huyện Long Mỹ nơi Phân hiệu 2 tá túc và tồn tại 3 năm (1950-53)  và chục đại biểu BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam có mặt. Các AHLLVT là cựu học viên Phân hiệu 2: Lâm Văn Lích, Ba Lương, gia đình phi công Nguyễn Văn Ba có mặt cùng 2 thiếu tướng Hoàng Dũng, Hoàng Niệm, Trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh - cựu học viên Võ bị 1946, 47.
Lần đầu tiên các cựu học viên Phân hiệu Nam bộ giao lưu với "lớp đàn anh" từ k1 đến k4. Thư của Trường BLL k1 Đỗ Hạp được đọc lên cùng những phát biểu chí tình của Phó bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhớ "bộ đội gáo dừa" (không có bát phải ăn cơm bằng mảnh gáo dừa) với tinh thần đồng đội, đoàn kết dù hơn 60 năm trôi qua, đã gây ấn tượng  sâu sắc.
Cụ Khánh và cụ Dũng trên bàn VIP.


Thư của Trưởng BLL Võ bị k1 gửi BLL Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn Phân hiệu Nam bộ (1950-53)


Hà nội ngày 22/11/2012

Thư chào mừng
Cuộc họp mặt kỉ niệm 62 năm ngày khai giảng
Phân hiêu Nam Bộ Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn

Kính thưa các bạn chiến đấu đồng môn
Phân hiệu Nam Bộ Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn,

Được tin ngày 24-11-2012 này, các đồng chí họp mặt đầy đủ, tôi đã có ý định xin được vào dự với các đồng chí nhưng đến hôm nay sức khỏe không được tốt bác sĩ yêu cầu phải vào viện nên tôi lấy làm tiếc và xin lỗi các đồng chí: Thế là “lực” không cho phép “tâm” rồi. Âu cũng không thể đi trái quy luật của Tạo hóa .
Vậy xin có thư này vào kính thăm sức khỏe toàn thể các bạn chiến đấu và chào mừng cuộc họp mặt trọng thể và thân mật này.
Trưởng ban Đỗ Hạp (phải) và nhà sử học Dương Trung Quốc, HN 24/8/2004.
     
       Thưa các đồng chí ,
Thấm thoát từ ngày Bác Hồ về khai giảng khóa I của Trường chúng ta, đặt tên trường là Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn và trao lá cờ thêu 6 chữ vàng “Trung với nước, Hiếu với dân” và dạy chúng tôi: “Trung với nước, Hiếu với dân là một bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta…” đến nay đã được trên 66 năm. Trung thành với lời thề năm xưa, các thế hệ Võ Bị - Lục quân Trần Quốc Tuấn chúng ta đã chiến đấu dũng cảm, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nhiều đồng chí đã nằm lại các nẻo đường chiến đấu trên chiến trường ba nước Đông Dương. Chúng ta không bao giờ tự mãn nhưng vẫn luôn luôn tự hào là chúng ta đã đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Chúng ta vô cùng biết hơn các liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc để chúng ta được hưởng độc lập tự do, gia đình đoàn tụ, hạnh phúc ngày hôm nay.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Mừng thọ 90 cho thầy Hoàng Xuân Tùy

Đúng 3g, cụ Dũng đã có mặt.
 Chiều qua 22/11/2012, Thiếu tướng Hoàng Dũng - cựu học viên Võ bị khóa 2, nguyên Chánh văn phòng BTTM, Trưởng BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam - đã vào BV Thống Nhất chúc thọ thầy Hoàng Xuân Tùy (giáo viên khóa 1 Võ bị) với 2 lẵng hoa của BLL với dòng chữ "Thầy trò Lục quân Trần Quốc Tuấn các thế hệ mừng thọ thầy Hoàng Xuân Tùy" và "CCB Trung đoàn 72 - Bắc Kạn Anh hùng chúc thọ Anh" (do cụ Đỗ Hạp từ HN gửi vào).
"Anh nghe được thì nắm tay tôi này!".
Thầy Tùy nằm li bì, phải thở oxy nhưng khi cụ Dũng chúc xong và nói: "Anh có nghe được thì nắm chặt tay tôi". Quả thật, tay cụ Tùy có động thái nắm lấy ngón tay cụ Dũng. Cũng hôm nay cụ Dũng thay mặt vợ đến chúc thọ cậu Khỏe (vợ cụ Dũng gọi cụ Tùy là cậu. Vậy là có họ hàng rất gần), thay mặt anh em Scoute HN trước 1945 đến chúc đồng môn. Cụ Dũng còn đọc thư của cụ Hạp thay mặt CCB Trung đoàn 72 gửi cụ Tùy.
Cụ Dũng đọc thư của cụ Đỗ Hạp gửi vào.
Lát sau họ hàng, con cháu rồi vợ chồng cụ Sáu Thắng (khóa 4 Lục quân) thay mặt Sư 308 đến chúc thọ. Có chuyện cảm động, tại Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã tổ đám cưới của Trưởng ban Tuyên huấn mặt trận Hoàng Xuân Tùy với cô văn công Song Ninh mà ông Lê Liêm (Chủ nhiệm Chính trị mặt trận) là chủ hôn, Võ Đại tướng cũng đến dự. Bà con Mường Phăng rất nhớ kỉ niệm này. Sau này, bà con đã gửi tặng 1 trong 2 cặp cán bộ tổ chức cưới tại Điện Biên Phủ (con cặp cụ Cao Văn Khánh và bác sĩ Toản) chiếc khăn piêu. Cụ Sáu Thắng con giữ được tấm ảnh quý khi bà con trao tặng, nay tặng lại gia đình nhân 90 tuổi của cụ Tùy.
Bác sĩ cho phép cụ Thùy tháo chụp ống thở để chụp ảnh.
Cứ nhớ mãi giọng sang sảng của cụ Dũng: "Tôi  năm nay mới có 87 tuổi nhưng sẽ phấn đấu theo anh, sống đến 90. Qua cái tuổi 60 còn tính năm, 70 tính tháng, 80 tính ngày, còn 90 chỉ tính giờ. Tuy vậy cứ mong cho anh qua được lần này để về với con cháu!".

Chị gái và Quỳ (vơ Hoàng Lê Minh) cùng chú Dũng bên bố.

Lẵng hoa của E72 Bắc Kạn Anh hùng và Thầy trò Lục quân
Trần Quốc Tuấn các thế hệ bên giường bệnh cụ Tùy.

Các cháu bên ông.

Cụ Dũng gọi ra cho cụ Đỗ Hạp kể chuyện thầy Tùy.

Cụ Thắng tặng ảnh cho gia đình.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Mừng thầy Hoàng Xuân Tùy 90 tuổi

Ngày 22/11/2012 là ngày thầy giáo Hoàng Xuân Tùy - cựu học viên Võ bị khóa 7 (1945) được giữ lại trường làm cán bộ khung cho lớp Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1 (khai giảng 26/5/1946 tại Tông, Sơn Tây), sau này là TBT Báo QĐND năm 1950 phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, tham gia xây dựng Đại học Bách khoa HN năm 1956 và là thứ trưởng Bộ Đại học và THCN trong nhiều năm - tròn 90 tuổi. Những năm gần đây thầy phải ra vào bệnh viện vì tuổi cao sức yếu.
Xin chúc thọ thầy và kính chúc thầy mau bình phục, sống những tháng ngày còn lại hạnh phúc bên con cháu!

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Thông báo họp mặt

BLL Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn phân hiệu Nam bộ tổ chức họp mặt nhân 62 năm thành lập (11/1950 - 11/2012). Hơn 20 tướng lĩnh, đại biểu các khóa từ Võ bị 1 đến Sĩ quan Lục quân 12 sẽ có mặt tại lễ kỉ niệm được tổ chức tại Nhà khách BTTM C59B phía Nam, vào sáng 24/11/2012.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Hai trực thăng Apaches tiêu diệt nhóm du kích Taliban (ST: Đạt)



Nhờ có hệ thống hồng ngoại tuyến nên phi công quan sát rất rõ để tránh giết hại thường dân. Giửa đoạn vidéo người xem có thể thấy 1 người già chống gậy đi nhưng không hề bị bắn & nhửng chiếc lều không bị phá huỷ vì có thể trong lều có đàn bà & trẻ em.
Chiến tranh hiện nay , lực lượng nồng cốt trên chiến trường là  Không quân nhờ kỷ thuật điện tử & vủ khí tối tân nên đở gây thiệt hại về nhân mạng cho thành phần bộ binh.


Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Mỹ âm thầm thả katamaran thứ 2 xuống biển (ST: Hồ Bá Đạt)








Click image for larger version Name: images777140_quai_vat.jpg Views: 14 Size: 19.8 KB ID: 412715  
Ngày 3/10 hải quân Mỹ đã chính thức hạ thuỷ tàu đổ bộ siêu tốc đa chức năng Katamaran thứ hai JHSV-2 Choctaw County. Thông tin này trở thành tin vui với quân đội Mỹ nhưng lại là mối lo dành cho các cường quốc khác.

JHSV-2 Choctaw County là chiếc tàu thứ hai trong số 7 tàu đổ bộ loại này được Austal đóng theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Họp mặt lần thứ 32 Lục quân Trần Quốc Tuấn phân hiệu Nam bộ

Năm nay kỉ niệm lần thứ 62 ngày thành lập Phân hiệu Nam bộ Lục quân Trần Quốc Tuấn (23/11/1950 - 23/11/2012). Họp mặt được tổ chức tại Nhà khách C59B BTTM, 18 Cộng Hòa, Tân Bình từ 8g sáng ngày 24/11/2012.
BLL truyền thống Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam cũng cử đại biểu tới dự. Chúc họp mặt thành công!

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Video họp mặt 26/5/2012: Hát lại ca khúc xưa (Bùi Tuấn)

Mời xem video clip này!

KUTUZOV VÀ TRẬN BORODINO (ST: Vũ Diệu)

 
Năm 1807 , Nga hoàng Alexandr I ở thế yếu , phải ký Hiệp định Tilsit với Napoleon Bonaparte , chịu để nước Pháp áp đặt Hệ thống phong toả lục địa đối với nước Nga . Năm 1812 , nước Nga bí mật ký Thoả ước thương mại với nước Anh . Napoleon cho rằng Nga đã vi phạm Hiệp định Tilsit và đem quân đánh Nga . Tháng 6 năm 1812 , Napoleon đem 60 vạn binh tiến vào nước Nga . Nga hoàng Alexandr I tuyên bố mở đầu “ Cuộc chiến vệ quốc “ và giao cho Kutuzov làm Nguyên soái Tổng tư lệnh quân đội Nga , kháng chiến với Napoleon . Trước đó , quân đội Nga do Hầu tước Mikhain Bakelay chỉ huy , đã chịu 2 lần thất bại và rút quân khỏi Smolensk và Valutino . Kutuzov hiểu rằng nếu cứ tiếp tục rút lui thì tinh thần quân Nga sẽ tiêu tan hết . Lúc này cần có 1 trận đánh làm lung lay tinh thần quân Pháp và củng cố tinh thần quân Nga . Kutuzov lập phòng tuyến tại làng Borodino , cách Moskva 125 Km . Borodino được chọn làm nơi quyết chiến .

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Bài học từ trận Trường Bình thời Chiến quốc (ST: Vũ Diệu)



TƯỚNG GIỎI VÀ BINH PHÁP
Trường Bình là trận đánh lớn giữa nước Tần và nước Triệu thời Chiến quốc của nước Trung Hoa cổ đại , diễn ra từ năm 262 đến năm 260 trước công nguyên , điển hình về mối tương quan giữa tướng giỏi giầu kinh nghiệm trận mạc và binh pháp .
Năm 265 TCN , vua Tần Chiêu Tương Vương sai tướng Vương Hột đem quân đi đánh nước Hàn . Tướng nước Hàn là Phùng Đình cố thủ thành Thượng Đảng ( nay thuộc tỉnh Sơn Tây – Trung quốc ) . Vương Hột cho quân bao vây thành Thượng Đảng đồng thời cắt đứt con đường thông sang núi Thái Hùng , cô lập hoàn toàn Thượng Đảng . Vua Tần còn sai tướng Bạch Khởi đem 1 cánh quân khác đánh nước Hàn ở Hình Thành . Quân Hàn thua to , bị giết tới 5 vạn người . Thượng Đảng bị bao vây suốt mấy năm ,vô cùng nguy khốn . Theo kế của vua nước Hàn , tướng Phùng Đình dâng thành Thượng Đảng cho vua nước Triệu với mục đích gạt mũi nhọn của Tần sang Triệu , làm vua Tần nổi giận với vua Triệu , buộc Triệu phải hợp sức với Hàn để cùng chống Tần .

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Trận chiến Waterloo (ST)



Với đầu đề “ Nếu chiến tranh Trung – Nhật xảy ra , bên nào sẽ thắng ?” , báo Vietnamnet ngày 26/9/2012 đã đăng bài viết của nhà phân tích quân sự nước ngoài , trong đó có đoạn :” Công tước Wellington mô tả chiến thắng của quân đồng minh trong trận Waterloo là trận đánh lớn nhất mà tôi từng thấy trong cuộc đời . Nhưng nếu xảy ra trận chiến giữa các lực lượng Trung quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku tức Điếu Ngư thì hậu quả của nó chắc không kém nhận xét trên của Wellington”.
Vậy trận chiến Waterloo đã diễn ra như thế nào và hậu quả ra sao ?

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Máy bay tàng hình ( Sơ lược )



* MÁY BAY TÀNG HÌNH LÀ GÌ ?
- Đó là loại máy bay áp dụng công nghệ tàng hình để chống lại sự phát hiện từ xa . Các máy bay F-117 và B-2 Spirit của Mỹ là các máy bay tàng hình ( đã dùng ở chiến tranh vùng Vịnh ).
Ưu điểm của chúng là có thể bất ngờ tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương mà đối phương không thể ( hoặc không kịp ) phát hiện ra .

Tên lửa đạn đạo ( Sơ lược )



* TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO LÀ GÌ ?
-Đó là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên lý của đường đạn học ( tiếng Anh là ballictics ). Thực chất phần quỹ đạo của tên lửa đạn đạo trong giai đoạn này là bay theo chế độ bay không điều khiển, theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực .
-Điều đặc trưng của tên lửa đạn đạo là nó được phóng theo phương thẳng đứng .

Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ (sơ lược) - ST: Vũ Diệu



* HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS LÀ GÌ ?
Đó là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất dựa theo vị trí của các vệ tinh nhân tạo , tiếng Anh là Global Positioning System – GPS , do Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết kế , xây dựng , vận hành và quản lý , dựa trên 1 mạng lưới 24 vệ tinh nhân tạo đã đặt trên quỹ đạo không gian.
Nguyên tắc xác định vị trí là : trong cùng 1 thời điểm thì toạ độ của 1 điểm trên trái đất sẽ được xác định , nếu xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất 3 ( ba ) vệ tinh nhân tạo .

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn (ST: Vũ Diệu)

Tóm tắt :
Vào tháng 6 năm 1949 , theo đề nghị cuả đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc – Tư lệnh Biên khu Việt-Quế ( Quảng Đông-Quảng Tây ) , Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh QĐNDVN đã phái 1 số đơn vị của QĐNDVN sang giúp Trung Quốc, phối hợp với quân địa phương của Trung Quốc ( ( Mao Trạch Đông ), xây dựng 1 khu giải phóng ở vùng Ung-Long-Khâm , gần biên giới phía đông bắc Việt Nam , nhằm phát triển lực lượng , phối hợp với đại quân của Giải phóng quân Trung quốc đang tiến từ phía bắc xuống phía nam ( 1 ).

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Tác chiến điện tử trong chiến tranh công nghệ cao ( sơ lược).

TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ ?
Tác chiến điện tử (tiếng Anh là Electronic warfare – EW ) là  phương thức tác chiến , gồm tổng thể các hoạtđộng của quân đội nhằm loại trừ hoặc làm giảmhiệu quả của các hệ thống chỉ huy , khả năng điềukhiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đốiphương và bảo đảm cho các hoạt động của hệ thốngđó của  quân nhà  được ổn định tối đa .
Nó có 2 nhiệm vụ :
1- Vô hiệu hoá các hệ thống tác chiến điện tử củađối phương , như hệ thống C3I ( theo tiếng Anh ) là :Chỉ huy ( Command) -Điều khiển ( Control) – Thông tin (Communications) – Tình báo ( Intelligence)  hoặc  hệ thốngC4IRS : Chỉ huy ( Command )- Điều khiển ( Control )- Thôngtin ( Communications ) - Máy tính ( Computers) -Tình báo (Intelligence)- Cảnh giới ( Surveillance ) - Trinh sát (Reconnaissance ).
2-Duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy , điềukhiển , trinh sát , thông tin của quân nhà .

Súng cối bắn đạn hạt nhân Devy Crockett của Mỹ và Oka của Liên Xô cũ (ST)

Devy Crockett là  vũ khí nguyên tử mini công xuất thấp , do Mỹ sản xuất từ năm 1956 và trang bị cho quân đội Mỹ từ năm 1961. Nó có dạng súng cối làm bệ phóng, kích thướcnhỏ gọn. Có  2 loại: loại 120 mm M28 có tầm bắn 2 Kmvà loại 155 mm M29 có tầm bắn 4 Km.  Súng Devy Crockett có đặc điểm dễ mang vác, không đòi hỏi 1 phương tiện chuyên chở nào. Nó có thể được đặt trên 1 cái giá đỡ có 3 chân hoặc đặt trên 1 chiếc xe ôtô tải loại nhỏ. Toàn bộ khẩu đội có 3 người.
Đạn Devy Crockett được thiết kế như 1 quả bom nguyên tử cókích thước rất nhỏ . Trọng lượng đầu đạn 34,5 Kg ,dài 78,7 cn , đường kính 28 cm . Dù nhỏ bé như vậy nhưngkhi nổ , tuỳ theo cỡ đầu đạn , nó có công xuất tươngđương từ 10 đến 250 tấn thuốc nổ trotyl , có thể huỷdiệt mọi sự sống trong vòng bán kính vài trăm mét kểtừ tâm nổ . Nó là loại vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ nênnó còn sát thương bằng cách gây nhiễm xạ . Với loạiđầu đạn nhỏ nhất , lượng phóng xạ do nó gây ratrong tầm bán kính 150 mét đã lên đến 100 sievert ( đơnvị đo độ phóng xạ )  . Đây là liều phóng xạ đủgây ra sự chết tức thì . Với khoảng cách 400 mét kểtừ tâm nổ , lượng phóng xạ còn 6 sievert nhưng đây vẫnnằm trong ngưỡng nguy hiểm , vì lượng phóng xạ gâychết người là 10 sievert .
Dotầm bắn ngắn nên đầu đạn Devy Crockett có thể gâynguy hiểm ngay cả với pháo thủ vận hành nó .
Trongthời kỳ chiến tranh lạnh , Liên Xô cũ  đã sản xuất 1loại súng tương tự Davy Crockett có tên là Oka , trọnglượng 750 Kg , nòng súng dài 20 mét , tầm bắn 45 Km , bắnđầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ , kém gọn nhẹ và cơ độngso với Devy Crockett nhưng an toàn đối với pháo thủ vậnhành nó .
NguyễnĐức Phương

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Thủy phi cơ kì dị nhất (ST: Đạt)


Đây là một trong những mẫu vật trưng bày 'kỳ dị' nhất tại Bảo tàng Không quân ở Monino, vùng Moscow. Chiếc máy bay Bartini sau đó đã được chuyển đổi thành thủy phi cơ.
VVA-14 được chế tạo trên cơ sở của dự án thủy phi cơ MVA-62 phát triển vào năm 1962. Cả chiếc thủy phi cơ lẫn người chế tạo nên nó đều khá xa lạ vào thời điểm bấy giờ.
MVA-62 trở thành một cơ sở cho viẹc thiết kế một chiếc thủy phi cơ lên thẳng chống ngầm lớn hơn, là chiếc VVA-14. Rất nhiều người nghi ngờ vào chiếc máy bay này, nhưng nó quá cách tân vào khi đó.
VVA-14 đã trở thành một phần trong tổ hợp máy bay chống tàu ngầm, hệ thống định vị mục tiêu “Burevestnik” và vũ khí chồng tàu ngầm và hệ thống nhiên liệu làm nổi. Hệ thống này dự định đưa vào tìm kiếm và phá hủy các tàu ngầm cách xa 1200-1500km.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Những nhà nghiên cứu lịch sử quân sự nước ngoài nói gì về Tướng Giáp ?

Ngày 25/8/2012 vừa qua , các báo trong nước đã chúc mừng ngày sinh thứ 102 của Tướng Giáp . Có lẽ là niềm vui chung của quân và dân ta khi nhắc lại một vài bình luận của nước ngoài về ông .
Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam , là nhà chỉ huy nổi bật nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh số 110/SL ký ngày 20/1/1948 , ông đã được phong hàm Đại tướng vào ngày 28/5/1948 , khi 37 tuổi . Sau này , khi trả lời các phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng , Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ”Đánh thắng đại tá thì phong đại tá , thắng thiếu tướng phong thiếu tướng , thắng trung tướng phong trung tướng , thắng đại tướng phong đại tướng “. Cùng đợt phong hàm này có Nguyễn Bình được phong Trung tướng ; Nguyễn Sơn , Hoàng Văn Thái , Lê Thiết Hùng , Trần Tử Bình , Văn Tiến Dũng , Trần Đại Nghĩa , Hoàng Sâm , Chu Văn Tấn , Lê Hiến Mai được phong Thiếu tướng . 

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Đặc điểm hoạt động của tên lửa hành trình (ST)

TÊN LỬA HÀNH TRÌNH LÀ GÌ ?

Tên lửa hành trình, tiếng Anh là “ Cruise missile “ , thuật ngữ tiếng Nga gọi là “ Tên lửa có cánh “ , là loại vũ khí tên lửa có điều khiển mà đặc điểm bay của nó là trong toàn bộ quỹ đạo , tên lửa chịu tác động của lực nâng khí động học thông qua các cánh nâng lên (1).

Tên lửa hành trình có rất nhiều cách điều khiển:  theo chế độ lập trình sẵn để tấn công các mục tiêu cố định hoặc dùng radar hoặc tự dẫn để tấn công các mục tiêu di động như máy bay, tầu chiến.

Nhận diện tàu sân bay Thi Lang của Trung quốc (ST)


Ngày 17 tháng 5 năm2012 , tầu sân bay Thi Lang của Trung quốc đã hoàn thành 6cuộc thử nghiệm trên biển , quay trở về Đại Liên đểchuẩn bị chuyển giao cho Hải quân Trung quốc (1).

ThiLang là tên của 1 thuỷ sư đô đốc nhà Thanh , đã chỉhuy cuộc tấn công Đài Loan năm 1681 . Nguồn gốc của tầusân bay Thi Lang là do Xưởng đóng tầu Nhikolaev của Liênxô chế tạo cho Hải quân Liên xô với tên ban đầu làVaryag . Đây là tàu sân bay được thiết kế theo mẫu tàusân bay lớp Đô đốc Kuznhetsov . Thuật ngữ được nhữngngười đóng tầu miêu tả nó trong tiếng Nga đã phiên âmlà : “ tyazholiy avianesushchiy kreyser – TAKR ”, có nghĩalà tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay , dùng để hỗtrợ và bảo vệ các tầu ngầm mang tên lửa , tàu mặtnước , máy bay mang tên lửa của hạm đội Nga .  TheoHiệp ước Montreux thì đó không phải là tàu sân bay (2).

Hải quân Trung quốc mạnh đến cỡ nào ? (Phùng Minh Thông)


Tháng 3 năm 1950, trường Sĩ quan Hải quân Trung quốc được thành lập tại thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, cực bắc Trung quốc với hầu hết là giáo viên của Hải quân Nga.
Tháng 9 năm 1950 , Hải quân Trung quốc được thành lập. Thoạt đầu , trang bị cho hải quân Trung Quốc gồm 1 nhóm chiến hạm ô hợp tịch thu được của quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng.  Năm 1954, số cố vấn của Hải quân Liên xô trong Hải quân Trung Quốc lên tới 2.500người và Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Trung quốc cácloại chiến hạm tối tân hơn. Trong khoảng 1954-1955, Hảiquân Trung Quốc được tổ chức thành 3 hạm đội là BắcHải , Đông Hải và Nam Hải. Ban đầu , nhờ sự giúp đỡcủa Liên Xô , Trung quốc tiến dần từ bắt chước mẫu thiết kế của Liên Xô để tự chế tạo chiến hạm chomình , sau đó tự thiết kế và tự chế tạo .
Đếnkhoảng thập niên 1970 , Hải quân Trung quốc sản xuấtthêm  tầu ngầm loại xung kích và loại chiến lượcphóng tên lửa dùng năng lượng hạt nhân . Đến thậpniên 1980 , Hải quân Trung quốc tiến hành hiện đại hóa, chú trọng  nâng cao trình độ học vấn và kỹ thuậtcủa thuỷ thủ , đồng thời áp dụng sách lược hànhquân biên phòng và chỉnh đốn cơ cấu lực lượng , đặttrọng tâm vào các hoạt động tuần dương ( blue-wateroperations ) hơn tiền duyên ( coastal defense ) , đẩy mạnhchương trình huấn luyện hành quân hỗn hợp giữa cáclực lượng tàu ngầm , chiến hạm  , hải quân khôngchiến , các lực lượng phòng vệ duyên hải . Hải quânTrung quốc cũng đã phát triển thêm khả năng phóng tênlửa từ các chiến hạm và các tàu ngầm . Họ cũng đãthành công trong việc chế tạo một số loại tên lửahạm đối hạm ,hạm đối đất , đất đối hạm , khôngđối hạm .

Quần đảo Trường Sa có bao nhiêu đảo ? (Đặng Ngọc Lâm)


Quần đảo TrườngSa ( tiếng Anh là Spratly Islands) có khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô , đảo chìm , bãi ngầm , nằm rải rác trên1 diện tích khoảng 410.000 Km2 ở giữa Biển Đông , cóđường bờ biển 926 Km . Điểm cao nhất là 4 mét nằmtrên đảo Song Tử Tây . Quần đảo Trường Sa vốn khôngcó đất trồng trọt , không có dân bản địa . Quần đảoTrường Sa có 8 đảo chính  : Đảo Ba Bình  , ĐảoNam Yết , Đảo Song Tử Tây , Đảo Sinh Tồn , Đảo TrườngSa lớn  , Đảo Thị Tứ , Đảo Bến Lạc , Đảo đá HoaLau (1).

Việt Nam , Đài Loanvà Trung quốc , mỗi nước đều tuyên bố chủ quyềntrên toàn bộ quần đảo (2).  Brunei , Malaysia , Philippines, mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần thuộc quầnđảo . Đảo Ba Bình đã bị Đài Loan chiếm . Các đảođá  Vành Khăn , Tư Nghĩa , Gạc Ma , Ga Ven , Chữ Thập đãbị Trung quốc chiếm  .

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Chúc mừng ngày lễ lớn

Thay mặt BLL truyền thống Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam, xin gửi tới các thành viên trong BLL cùng gia đình lời chúc mừng nồng nhiệt nhất nhân 67 năm Cách mạng Tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9!
Chúc các đồng chí sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc cùng gia đình và con cháu!
Thiếu tướng Hoàng Dũng - Trưởng ban

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Những quốc gia nào đang sử dụng tầu sân bay ? (*)

I.NHỮNG QUỐC GIA NÀO ĐANG SỬ DỤNG TẦU SÂN BAY ?
Hiện nay có 9 nước đang sử dụng tầu sân bay với tổng số 21 tầu sân bay và 7 nước đang chế tạo tầu sân bay với tổng số 7 tầu sân bay đang được chế tạo .
Những nước đang sử dụng tầu sân bay là: Mỹ (11), Nga (1) , Anh (2), Pháp (1), Italia (2) , Tây Ban Nha (1), Ấn Độ (1), Brasil (1), TháiLan (1).
Những nước đang chế tạo tầu sân bay là: Mỹ (1), Trung quốc (1), Ấn Độ (2), Anh (2), Tây Ban Nha (1).

Một số loại tầu ngầm hạt nhân của Trung quốc , Nga và Mỹ(*) (ST)

I.Tầu ngầm hạt nhân 094 của Trung quốc :
Tầu ngầm kiểu094 của Trung quốc là tầu ngầm hạt nhân thế hệ thứhai mang tên lửa đạn đạo , được sản xuất tạiXưởng đóng tầu Huludao tỉnh Liêu Ninh Trung quốc . NATOgọi loại tầu này là tầu ngầm lớp TẤN . Vào mùa thunăm 2009 , Trung quốc đã sản xuất hoàn tất 2 chiếc loạinày và đã đưa thử nghiệm các khả năng lặn sâu , tốcđộ , tính năng tác chiến và ẩn nấp . Trong 2 chiếc này, 1 chiếc đang hoạt động tại Thanh Đảo tỉnh Sơn Đông, 1 chiếc đang ở căn cứ Sanya đảo Hải Nam .
Loại tầu ngầm 094này sẽ thay thế sẽ thay thế loại tầu ngầm hạt nhânkiểu 092 mà NATO gọi là tầu ngầm lớp HẠ đãđược Trung quốc sản xuất năm 1981. Tiếp theo kiểu 094, Trung quốc đang có phương án sản xuất tầu ngầm hạtnhân kiểu 096 .
Đặcđiểm loại tầu ngầm 094: Kiểu tầu ngầm hạtnhân . Trọng lượng choán nước : khi nổi 8.000 tấn dài, khi lặn 9.000 tấn dài . Chiều dài 133 m . Động cơ đẩy: dùng 1 lò phản ứng hạt nhân + 1 trục chân vịt . Tốcđộ hơn 37Km/giờ ( 20 hải lý /giờ ) Tầm  xa không bịgiới hạn . Độ sâu khi lặn ( còn giữ bí mật ). Thiếtkế vỏ tầu 094 có hình giọt nước và 4 bánh lái nằmngang .
Vũkhí của tầu ngầm 094 : 6 ống phóng ngư lôi533 mm . 12 ống phóng tên lửa thẳng đứng , 12 tên lửaJL-2 SLBM , 16 tên lửa JL-2 SLBM type 2 , từ 20 đến 24 tênlửa JL-2 SLBM type 3.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Một số loại tầu khu trục của Trung quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản (*). (ST)

TẦU KHU TRỤC LÀ GÌ ?
Tầu khu trục haykhu trục hạm ( tiếng Anh là Destroyer ) là loại tầu chiếnchạy nhanh , có khả năng hoạt động lâu dài , bền bỉ, với mục đích hộ tống cho các tầu chiến lớn hơn đểchống lại những đối thủ nhỏ đánh tầm gần , chẳnghạn tầu ngầm , tầu phóng ngư lôi và máy bay chiến đấu.
Sang thế kỷ 21 , cáctầu khu trục thường là các hạm tầu nổi lớn . Việcphát minh ra các loại tên lửa đất đối không và đấtđối đất đã làm thay đổi đáng kể tính chất chiếntranh trên biển của Hải quân .  Tên lửa điều khiểnđược phát triển thì các tầu khu trục hiện đại lànhững tầu khu trục tên lửa , được trang bị tên lửađiều khiển hoặc tên lửa hạt nhân .
Theo Phó Đô đốcBaldwin Walker của Hải quân Hoàng Gia Anh thì tầu khu trụccó 4 nhiệm vụ sau :
-Bảo vệ sự dichuyển của hạm đội khi có nguy cơ xuất hiện tầu ngưlôi của đối phương .
-Truy tìm tầu ngư lôidọc theo bờ biển của đối phương mà hạm đội phảivượt qua.
-Canh chừng Cảng đốiphương nhằm quấy rối tầu ngư lôi của đối phương vàngăn cản chúng quay về.
-Tấn công hạm độiđối phương .
Tầu khu trục hiệnđại ở thế kỷ 21 thường được bổ sung các bệ phóngtên lửa hành trình để mở rộng vai trò tấn công trênbộ của tầu khu trục .

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Trung quốc đã tự sản xuất được những loại máy bay quân sự nào ?

(trích từ trang Danh sách máy bay do Trung quốc sản xuất trên Wikipedia tháng 8-2012)

Ký hiệu các loại máy bay do Trung quốc tự sản xuất :
H =  máy bay ném bom
J =  máy bay tiêm kích
Q =  máy bay cường kích
J / L / JL =  máy bay huấn luyện
Y =  máy bay vận tải
Z =  máy bay trực thăng
Máy bay ném bom do Trung quốc  tự sản xuất :

Máy bay tiêm kích Chengdu J-10 của Trung quốc tự sản xuất

(trích từ trang  Máy bay do Trung quốc sản xuất trênWikipedia tháng 8-2012 )

Chengdu J-10 ( tức Thành Đô J-10 ) là máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ, do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô  Trung quốc hợp tác thiết kế với Tập đoàn công nghiệp hàng không Israel, sản xuất tại Thành Đô, thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Nó được biên chế trong Không quân Trung quốc từ năm 2002 đến nay.
Tài liệu thiết kế Chengdu J-10 được bảo mật rất nghiêm ngặt. Cho đến nay, nhiều chi tiết của nó chưa được tiết lộ nên mới chỉ có những thông tin sau đây về nó:

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Máy bay Sukhoi Su-30

(Trích từ trangCác loại máy bay quân sự hiện đại trên Wikipedia tháng8-2012 ).

Sukhoi Su-30do Nga sản xuất , được NATO đặt ký hiệu là “ Flanker– C” là loại máy bay chiến đấu đa chức năng , tốcđộ siêu âm , có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ tấncông chiếm ưu thế trên không ( tiêm kích ) lẫn nhiệm vụtấn công mặt đất ( cường kích ).
Các quốc gia sửdụng Sukhoi Su-30 là : Nga , Việt Nam , Trung quốc , Ấn Độ, Indonesia , Malaysia , Algerie , Uganda , Venezuela.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Tên lửa có cánh P-5 Pyatyorka là gì ? (ST: Vũ Diệu)

( Trích từ trang Cácloại tên lửa chống hạm trong Wikipedia tháng 8-2012 )

Tên lửa có cánh P-5 Pyatyorka là loại tên lửa chống hạm của Nga sản xuất , được NATO định danh là SS-N-3 Shaddock, còn Bộ Quốc phòng Nga thì ký hiệu là 4k48 .
Các quốc gia sử dụng P-5 Pyatyorka là: Nga, Việt Nam, Bulgarie, Nam Tư, Syria.

Sức mạnh của tầu ngầm lớp Kilo

(Trích trong trang Cácloại tầu ngầm hiện đại trên Wikipedia , tháng 8-2012)
Lớp Kilo là tên của NATO chỉ 1 loại tầu ngầm quân sự của Nga  chạy bằng diesel-điện cỡ lớn . Nga đặt tên cho nó là Project 636 (*) . Nó được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tầu ngầm , tầu nổi và các phương tiện thuỷ khác của đối phương . Nó có thể hoạt động độc lập .
Cho đến nay , cácquốc gia sử dụng tầu ngầm Project 636 là : Nga , ViệtNam , Trung quốc , Ấn Độ , Indonesia , Balan , Iran , Romania, Algerie.

Chiếm Hoàng Sa, lập thành phố Tam Sa - Binh pháp Tôn Tử đang được lớp hậu duệ ở TQ thực hiện xuất sắc (ST: Vũ Diệu)


(Bài của Đỗ Trọng Nghĩa , đăng trên báo Giáo dục (www.giaoduc.net.vn/) ngày20/8/2012 )
Binh pháp Tôn Tử của Tôn Vũ giúp vua Ngô chinh phục các nước nhỏ láng giềng,
ra đời vào thời Xuân Thu nước Trung Hoa cổ đại, cách đây đã trên 2.500 năm.
Thời đó chưa có quân chủng Không quân, Hải quân, chưa có các binh chủng pháo binh ,
tên lửa, tăng thiết giáp như bây giờ nhưng những mưu lượcvà kế sách trong Binh pháp
Tôn Tử vẫn còn nguyên giá trị, đang được lớp hậu duệ ở Trung quốc thực hiện xuất sắc
trong việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam  và lập thành phố Tam Sa trên
đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa có thể làm thay đổi nghiêm trọng tình hình Biển Đông (Vũ Diệu)


Điều121 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm1982 ( UNCLOS 1982 ) về các chế độ đảo quy định một hòn đảo cần phải duy trì điều kiện là nơi cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng thì mới đủ điều kiện có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Vì thế, cùng với việc lập ra thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và điều quân ra đồn trú, phía Trung quốc đang thực hiện nhiều biện pháp về kinh tế (đưa ngư dân ra sinh sống khai thác hải sản ), xã hội, khoa học … để sau đó đưa ra chủ quyền đốivới các khu vực hàng hải của hòn đảo theo điều 121của UNCLOS 1982 bao gồm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng tiếp giáp.
Trungquốc đang âm mưu dùng một khoảnh đất gần 13 Km2 ( làđảo Phú Lâm ) có thể đem lại cho họ thẩm quyền đốivới 2 triệu Km2 Biển Đông đang thuộc vùng biển củacác nước khác trong đó có Việt Nam .

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

“ Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974” (ST: Vũ Diệu)


Đây là đầu đề trang Quốc tế ngày 16/8/2012 của báo Giáo dục Việt Nam ( www.giaoduc.net.vn).
Báo Giáo dục Việt Nam ngày 16/8/2012 đã đăng tin :
Ngày 6/8/2012 , Tân Hoa xã ( Trung Quốc ) dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam , giật tít :” Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông : Đồng ý đánh Hoàng Sa năm 1974 “.
Theo Tân Hoa xã , năm 1974 , Mao Trạch Đông , Chu Ân Lai , Diệp Kiếm Anh , Đặng Tiểu Bình ( mới được phục chức ) đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi . Theo Tân Hoa xã , ông tự thấy sức khoẻ đã yếu hơn trước nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người đã ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thời gian này chính quyền miền nam Việt Nam đang là thực thể quản lý , thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
Ngày 11/1/1974 Bộ ngoại giao Trung Quốc cảnh cáo chính quyền miền nam Việt Nam và nhận vơ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của họ nhưng chính quyền miền Nam Việt Nam đã thẳng thừng bác bỏ.
Đêm 17/1/1974 , Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh cùng viết báo cáo gửi lên Mao Trạch Đông đề nghị phái quân
ra đánh quần đảo Hoàng Sa . Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh là :” Đồng ý “. Ông còn viết thêm “ Trận này không thể không đánh “. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa .
Sáng 19/1/1974 , lúc 10 giờ 25 phút , quân Trung Quốc bắt đầu nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bài báo của Tân Hoa xã đăng kèm theo 4 bức ảnh là tư liệu của truyền thông Trung Quốc :
Ảnh thứ nhất ( từ trên xuống dưới bài báo ) : Đặng Tiểu Bình đang chỉ huy tác chiến trên bản đồ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Ảnh thứ hai : Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 .
Ảnh thứ ba : Tầu chiến của Trung Quốc kéo ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Ảnh thứ tư : Tầu chiến Trung Quốc nổ súng tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
( Ghi chú : vì lý do kỹ thuật nên không in được toàn bài và 4 ảnh đã đăng trên báo Giáo dục Việt Nam ).