Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Thầy hiệu trưởng đầu tiên Hoàng Đạo Thúy

Mời đọc!

Thăm cựu học viên khóa 3 Võ bị Nguyễn Minh Long (Kháng Chiến)

Vị tướng già.

Chú Long là học viên k3 Võ bị, năm 1947 nhưng lại là con bà Ba Triệu ở Đồn Vàng, Cổ Tiết, Phú Thọ, là cơ sở cách mạng của cha mẹ tôi và là chỗ qua lại của các đ/c Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh. Chính gia đình cụ từng được đón Bác từ HN lên, trên đường lên Việt Bắc 1947. Gia đình có mấy anh em đều tham gia cách mạng: chú Trung, cô Dung, chú Châu, chú Long, chú Thành.



Con cái Lục quân (Kiến Quốc)

Những năm đầu, các khóa đào tạo trong 6 tháng, vừa huấn luyện vừa chiến đấu. Gian khó, ác liệt. Có những học viên hy sinh ngay khi chưa tốt nghiệp.
Năm 1950, Bác Hồ đề nghị với TW Đảng và Chính phủ TQ cho nhà trường sơ tán sang Vân Nam, để có điều kiện huấn luyện, đào tạo cán bộ chỉ huy cho cuộc kháng chiến chống Phap. Cuối tháng 12/1950 kết thúc đợt chuyển quân sang TQ và vào khai giảng.
Khi sang TQ, đợt đầu có đến 1000 học viên và bộ khung đảm bảo với quân số tương đương. Có cả văn công, đội thể thao... Nhiều cán bộ cấp phòng được đưa cả vợ con theo cùng. Vậy là con cái của cán bộ, giáo viên trong trường lại kết thân với nhau.
Nhà cô Thoa và chú Đỗ Trình (Chủ nhiệm Huấn luyện) có chị Hà, Trung Việt. Trung Việt chơi thân với Thắng Lợi nhà tôi và Hoàng (nhà cô Kiều Miên-chú Sao). Cũng như nhiều cán bộ ngày đó, cô Miên nhớ tên tất cả bọn nhóc nhà tôi. (Hôm qua điện thoại cho cô mà cô còn đọc tên và hỏi thăm từng đứa). 
Nhà chú Đoàn Quang Thìn (Tiểu đoàn Trung, cao) có con trai học với anh Kháng Chiến.
Chú Trịnh Đình Chương là chủ nhiệm Quân y có anh Dương học cùng Thắng Lợi và Trịnh Thúc Doanh là bạn Trỗi của tôi sau này. Cả 2 là em thầy Trịnh Nguyên Huân dạy tôi ở Đại học KTQS. Cô Mai (mẹ Doanh) rất thân với cô Thoa, chú Huấn-cô Thủy.
Bọn trẻ theo nhà trường suốt 5-6 năm ở TQ, nay đã đều đã trên dưới 60 nhưng không thể quên những ngày xưa thân ái.

Cười với nhau: Chuyện chị em

Đòn trừng phạt của vợ
Một anh chàng quá vô tâm, cả ngày 8-3 quên tiệt chẳng tặng vợ bất kỳ món quà nào, thậm chí đến một lời chúc 8-3 đơn giản nhất cũng không có nốt. Hôm sau 9-3, anh chàng về nhà chẳng thấy vợ đâu, chỉ thấy một chiếc ***g bàn đậy trên mâm, trong đó có mẩu giấy nhỏ viết: “Bữa trưa trang 38, còn bữa tối trang 83 - Sách dạy nấu ăn NXB Phụ nữ”!