Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Trận chiến Waterloo (ST)



Với đầu đề “ Nếu chiến tranh Trung – Nhật xảy ra , bên nào sẽ thắng ?” , báo Vietnamnet ngày 26/9/2012 đã đăng bài viết của nhà phân tích quân sự nước ngoài , trong đó có đoạn :” Công tước Wellington mô tả chiến thắng của quân đồng minh trong trận Waterloo là trận đánh lớn nhất mà tôi từng thấy trong cuộc đời . Nhưng nếu xảy ra trận chiến giữa các lực lượng Trung quốc và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku tức Điếu Ngư thì hậu quả của nó chắc không kém nhận xét trên của Wellington”.
Vậy trận chiến Waterloo đã diễn ra như thế nào và hậu quả ra sao ?

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Máy bay tàng hình ( Sơ lược )



* MÁY BAY TÀNG HÌNH LÀ GÌ ?
- Đó là loại máy bay áp dụng công nghệ tàng hình để chống lại sự phát hiện từ xa . Các máy bay F-117 và B-2 Spirit của Mỹ là các máy bay tàng hình ( đã dùng ở chiến tranh vùng Vịnh ).
Ưu điểm của chúng là có thể bất ngờ tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương mà đối phương không thể ( hoặc không kịp ) phát hiện ra .

Tên lửa đạn đạo ( Sơ lược )



* TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO LÀ GÌ ?
-Đó là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên lý của đường đạn học ( tiếng Anh là ballictics ). Thực chất phần quỹ đạo của tên lửa đạn đạo trong giai đoạn này là bay theo chế độ bay không điều khiển, theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực .
-Điều đặc trưng của tên lửa đạn đạo là nó được phóng theo phương thẳng đứng .

Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ (sơ lược) - ST: Vũ Diệu



* HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS LÀ GÌ ?
Đó là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất dựa theo vị trí của các vệ tinh nhân tạo , tiếng Anh là Global Positioning System – GPS , do Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết kế , xây dựng , vận hành và quản lý , dựa trên 1 mạng lưới 24 vệ tinh nhân tạo đã đặt trên quỹ đạo không gian.
Nguyên tắc xác định vị trí là : trong cùng 1 thời điểm thì toạ độ của 1 điểm trên trái đất sẽ được xác định , nếu xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất 3 ( ba ) vệ tinh nhân tạo .

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn (ST: Vũ Diệu)

Tóm tắt :
Vào tháng 6 năm 1949 , theo đề nghị cuả đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc – Tư lệnh Biên khu Việt-Quế ( Quảng Đông-Quảng Tây ) , Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh QĐNDVN đã phái 1 số đơn vị của QĐNDVN sang giúp Trung Quốc, phối hợp với quân địa phương của Trung Quốc ( ( Mao Trạch Đông ), xây dựng 1 khu giải phóng ở vùng Ung-Long-Khâm , gần biên giới phía đông bắc Việt Nam , nhằm phát triển lực lượng , phối hợp với đại quân của Giải phóng quân Trung quốc đang tiến từ phía bắc xuống phía nam ( 1 ).

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Tác chiến điện tử trong chiến tranh công nghệ cao ( sơ lược).

TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ ?
Tác chiến điện tử (tiếng Anh là Electronic warfare – EW ) là  phương thức tác chiến , gồm tổng thể các hoạtđộng của quân đội nhằm loại trừ hoặc làm giảmhiệu quả của các hệ thống chỉ huy , khả năng điềukhiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đốiphương và bảo đảm cho các hoạt động của hệ thốngđó của  quân nhà  được ổn định tối đa .
Nó có 2 nhiệm vụ :
1- Vô hiệu hoá các hệ thống tác chiến điện tử củađối phương , như hệ thống C3I ( theo tiếng Anh ) là :Chỉ huy ( Command) -Điều khiển ( Control) – Thông tin (Communications) – Tình báo ( Intelligence)  hoặc  hệ thốngC4IRS : Chỉ huy ( Command )- Điều khiển ( Control )- Thôngtin ( Communications ) - Máy tính ( Computers) -Tình báo (Intelligence)- Cảnh giới ( Surveillance ) - Trinh sát (Reconnaissance ).
2-Duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy , điềukhiển , trinh sát , thông tin của quân nhà .

Súng cối bắn đạn hạt nhân Devy Crockett của Mỹ và Oka của Liên Xô cũ (ST)

Devy Crockett là  vũ khí nguyên tử mini công xuất thấp , do Mỹ sản xuất từ năm 1956 và trang bị cho quân đội Mỹ từ năm 1961. Nó có dạng súng cối làm bệ phóng, kích thướcnhỏ gọn. Có  2 loại: loại 120 mm M28 có tầm bắn 2 Kmvà loại 155 mm M29 có tầm bắn 4 Km.  Súng Devy Crockett có đặc điểm dễ mang vác, không đòi hỏi 1 phương tiện chuyên chở nào. Nó có thể được đặt trên 1 cái giá đỡ có 3 chân hoặc đặt trên 1 chiếc xe ôtô tải loại nhỏ. Toàn bộ khẩu đội có 3 người.
Đạn Devy Crockett được thiết kế như 1 quả bom nguyên tử cókích thước rất nhỏ . Trọng lượng đầu đạn 34,5 Kg ,dài 78,7 cn , đường kính 28 cm . Dù nhỏ bé như vậy nhưngkhi nổ , tuỳ theo cỡ đầu đạn , nó có công xuất tươngđương từ 10 đến 250 tấn thuốc nổ trotyl , có thể huỷdiệt mọi sự sống trong vòng bán kính vài trăm mét kểtừ tâm nổ . Nó là loại vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ nênnó còn sát thương bằng cách gây nhiễm xạ . Với loạiđầu đạn nhỏ nhất , lượng phóng xạ do nó gây ratrong tầm bán kính 150 mét đã lên đến 100 sievert ( đơnvị đo độ phóng xạ )  . Đây là liều phóng xạ đủgây ra sự chết tức thì . Với khoảng cách 400 mét kểtừ tâm nổ , lượng phóng xạ còn 6 sievert nhưng đây vẫnnằm trong ngưỡng nguy hiểm , vì lượng phóng xạ gâychết người là 10 sievert .
Dotầm bắn ngắn nên đầu đạn Devy Crockett có thể gâynguy hiểm ngay cả với pháo thủ vận hành nó .
Trongthời kỳ chiến tranh lạnh , Liên Xô cũ  đã sản xuất 1loại súng tương tự Davy Crockett có tên là Oka , trọnglượng 750 Kg , nòng súng dài 20 mét , tầm bắn 45 Km , bắnđầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ , kém gọn nhẹ và cơ độngso với Devy Crockett nhưng an toàn đối với pháo thủ vậnhành nó .
NguyễnĐức Phương

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Thủy phi cơ kì dị nhất (ST: Đạt)


Đây là một trong những mẫu vật trưng bày 'kỳ dị' nhất tại Bảo tàng Không quân ở Monino, vùng Moscow. Chiếc máy bay Bartini sau đó đã được chuyển đổi thành thủy phi cơ.
VVA-14 được chế tạo trên cơ sở của dự án thủy phi cơ MVA-62 phát triển vào năm 1962. Cả chiếc thủy phi cơ lẫn người chế tạo nên nó đều khá xa lạ vào thời điểm bấy giờ.
MVA-62 trở thành một cơ sở cho viẹc thiết kế một chiếc thủy phi cơ lên thẳng chống ngầm lớn hơn, là chiếc VVA-14. Rất nhiều người nghi ngờ vào chiếc máy bay này, nhưng nó quá cách tân vào khi đó.
VVA-14 đã trở thành một phần trong tổ hợp máy bay chống tàu ngầm, hệ thống định vị mục tiêu “Burevestnik” và vũ khí chồng tàu ngầm và hệ thống nhiên liệu làm nổi. Hệ thống này dự định đưa vào tìm kiếm và phá hủy các tàu ngầm cách xa 1200-1500km.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Những nhà nghiên cứu lịch sử quân sự nước ngoài nói gì về Tướng Giáp ?

Ngày 25/8/2012 vừa qua , các báo trong nước đã chúc mừng ngày sinh thứ 102 của Tướng Giáp . Có lẽ là niềm vui chung của quân và dân ta khi nhắc lại một vài bình luận của nước ngoài về ông .
Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam , là nhà chỉ huy nổi bật nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh số 110/SL ký ngày 20/1/1948 , ông đã được phong hàm Đại tướng vào ngày 28/5/1948 , khi 37 tuổi . Sau này , khi trả lời các phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng , Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ”Đánh thắng đại tá thì phong đại tá , thắng thiếu tướng phong thiếu tướng , thắng trung tướng phong trung tướng , thắng đại tướng phong đại tướng “. Cùng đợt phong hàm này có Nguyễn Bình được phong Trung tướng ; Nguyễn Sơn , Hoàng Văn Thái , Lê Thiết Hùng , Trần Tử Bình , Văn Tiến Dũng , Trần Đại Nghĩa , Hoàng Sâm , Chu Văn Tấn , Lê Hiến Mai được phong Thiếu tướng .