Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Xứng danh trường Võ bị Trần Quốc Tuấn



Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, thực dân Pháp âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trước tình hình đó, Bác Hồ tranh thủ thời gian hòa hoãn sau Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng tổ chức một trường quân sự theo khuôn phép nhà binh chính quy đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, với học viên khóa đầu của ngôi trường này, ngày khai giảng đầu tiên vô cùng đáng nhớ.
Phạm Thiệu

Kí ức về đội tiêu binh danh dự
Sau khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính quyền cách mạng non trẻ phải đối mặt với rất nhiều thử thách cả trong và ngoài nước. Đặc biệt là thực dân Pháp đang lăm le trở lại xâm lược Việt Nam một lần nữa trong khi lực lượng vũ trang cách mạng của ta còn non trẻ.
Vì vậy, nhu cầu cán bộ chỉ huy có kiến thức cơ bản về quân sự là rất lớn. Nhận thấy tình hình đó, Bác Hồ tranh thủ thời gian hòa hoãn sau Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng tổ chức một trường quân sự theo khuôn phép nhà binh chính quy đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (tiền thân của trường Sĩ quan Lục quân I hiện nay) đã được thành lập trong hoàn cảnh như vậy.
Bác Hồ trao lá cờ thêu 6 chữ “Trung với nước, Hiếu với dân” cho trường Võ bị Trần Quốc Tuấn.
(Ông Đỗ Hạp, người bồng súng đứng bên tay phải người cầm cờ).

Thông tin thêm về Lục quân khóa 6 (Vũ Diệu)

Cụ Vũ Diệu có còm thế này: Trong một bài đã đăng trên Facebook có viết học viên khóa 6 chủ yếu là đi vác vũ khí về nước. Điều này không chính xác.
Quả thực học viên khóa 6 làm nhiệm vụ vác vũ khí (đi 3 đến 4 chuyến) về nước rồi trở lại học hết chương trình đạo tạo rồi mới về nước. Thời gian vác vũ khí chỉ chiếm một phần toàn bộ thời gian của khóa 6.
Đối với học viên khóa 6, các đợt vác vũ khí quả là các đợt rèn luyện rất gian khổ và thành công. Nếu không vì "Trung với Nước, Hiếu với Dân" thì các học viên xuất thân từ học sinh tiểu tư sản không đủ tinh thần để 6 lần (3 đợt đi và trở về) vác vũ khí, trung bình mỗi người phải mang vác từ 20 đến 25 Kg vượt qua "Cổng Trời", người leo dốc trước có thể đá gót chân vào mũi người leo dốc sau, an toàn , đúng tiến độ.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Vở kịch "Tướng quân Ko-rop" (Vũ Diệu)

Hai ông Phạm Phương và Nguyễn Hòa rất giỏi tiếng Pháp và là 2 cây văn nghệ. Ông Phạm Phương là học viên khóa LQ4 , ở lại trường làm cán sự Ban Tuyên huấn Phòng chính trị LQ các khóa 6, 7, 8. Còn ông Nguyễn Hòa là 1 diễn viên kịch xuất sắc của trường , đã thủ vai chính là Thiếu tướng Ô-ko-nhi-ep trong vở kịch "Tướng quân Ko-rop", diễn cho toàn trường xem cuối khóa 8. 

BÀI HÁT "SOULIKO" (Vũ Diệu)


(Tặng Kháng Chiến, Kiến Quốc và BLL Lục quân phía Nam)
SOULIKO (tên một người lính đang ở mặt trân).
Bài hát này bằng tiếng Pháp, đăng trên Tạp chí Femme Sovietique (Phụ nữ SoViet) vào các năm 1950-1951, viết về Thế chiến 2 , được dịch phổ biến rà rất ưa thích trong học viên 2 khóa Lục quân 6 và 7 .
Lời tiếng Pháp :
J' ai cherche' toi dans tous les jours ,
Je ne pas aime' les tombeaux ,
J' ai cherche' encore des nos amours ,
Ou repose toi Souliko ?
Dịch sang tiếng Việt sát nghĩa tiếng Pháp :
Ngày nào tôi cũng đi tìm kiếm anh ,
Tôi không ưa thích những nấm mồ xanh ,
Tôi còn đi tìm tình yêu của chúng ta ,
Souliko , bây giờ anh ở đâu ?
Hai ông Hòa đen, Phạm Phương dịch biến tấu lời tiếng Việt cho dễ hát :
Bao nhiêu ngày em đi kiếm tìm anh ,
Nơi kia đang mênh mang nấm mồ xanh ,
Em đi tìm cho thấy nơi xưa ta kết duyên tơ ,
Souliko hay chăng em vẫn chờ? ./.



Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Hành Khúc Võ Bị Trần Quốc Tuấn (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)

Theo cụ Hoàng Niệm: khóa 2 (1947) chưa hát bài này. Nhưng cụ Đỗ Hạp (Khóa 1) đã xác nhận: "Hành khúc do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác và đề tặng khóa 1. Chúng tôi thường hát mỗi khi lên giảng đường và ra thao trường...'.

Tìm thân nhân từng công tác, học tập ở Trường Lục quân VN

Kính gửi chú Vũ Diệu:
Thưa chú,
Vừa rồi BLL có nhận được 1 thư của đại tá Vũ Thuần Nho (HN) xin xác nhận thông tin Ls  từng là cán bộ (hoặc học viên) của Trường Lục quân VN ở Quế Lâm, TQ. 
Khi chú Hoàng Dũng thông báo tin này tại họp mặt thì chú Nguyễn Xuân Hòa có đưa ra ý kiến: nên hỏi chú Vũ Diệu vì chú từng là cán bộ Phòng Giáo vụ rồi giáo viên thời gian (1953-1962). Vậy chú cố lục trí nhớ xem có chút thông tin gì không?

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Họp mặt truyền thống Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam


Sáng chủ nhật, 15/4/2018, tại Phòng giao ban BTTM phía Nam, BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam do Thiếu tướng Hoàng Dũng là trưởng ban đã tiến hành họp mặt lần thứ 7.
Từ 9g sáng, các cụ đã đến giao lưu tại nơi 6 năm trước đã tiến hành ra mắt BLL. Đó là 2 cụ huynh trưởng lão thành Hoàng Dũng (92), Hoàng Niệm (95) khóa 2, cụ Phan Như Hùng k4, cụ Biện Văn Bành, Nguyễn Viết Tá và Nguyễn Xuân Hòa k5, 4 cụ Phân hiệu Nam bộ (Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn Cang, Trần Công Lập, Nguyễn Thành Linh), cụ Lưu Đức Tài k10... cùng gia đình các lão tướng (Hoàng Nghĩa Khánh k1, Trần Ngọc Lân k4) và con em Lục quân các thế hệ (anh Vũ Quang Trung, Nguyễn Đắc Hòa, Nguyễn Hồng Đức, Bùi Tuấn, Phạm Hồng Minh, Trần Nam...).

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG 2018

Kính mời: Các cụ là giáo viên, cán bộ quản lí và cựu học viên Lục quân Trần Quốc Tuấn các khóa từ 15/4/1945 đến khóa 12 cùng gia đình và con em Lục quân sinh sống tại phía Nam 
Tới dự Họp mặt truyền thống Lục quân Trần Quốc Tuấn:
- Tổ chức vào sáng chủ nhật 15/4/2018, từ 9.00,
- Địa điểm: Phòng giao ban C59B, Bộ Tổng tham mưu, cổng 18D Cộng Hòa, Tân Bình (sau Ngân hàng Quân đội).
- Sau đó có ăn trưa.
Thông báo này thay giấy mời.
Mong BLL các khóa thông báo cho các cụ và thông tin cho Trần Kiến Quốc (0903830939).
Trưởng ban Hoàng Dũng