Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (Hoa Tâm, phu nhân cố nhà thơ Giang Tấn)

Kính tặng BLL nhà trường ở phía Nam

Những năm đầu kháng chiến
Bộ đội chủ lực quân
Xây Lục quân Quốc Tuấn
Mong chiến thắng, dốc quân!

Toàn quân đều góp sức
Khắp cả các chiến trường
Đánh thắng nhanh, rộn tã
Không khí thật tưng bừng

Để quyết tâm học tập
Tóc chiến sĩ húi cao
"Như đoàn quân không tóc"
Lòng chiến sĩ tự hào!

"Đoàn quân không mọc tóc"
Vào cuộc Tổng phản công
Cho chiến thắng lịch sử
Nhân dân đang chờ trông

Lục quân Trần Quốc Tuấn
Đạt kết quả vượt lên
Góp bao quân chủ lực
Cho chiến thắng rạng tên

Sau trận thắng sấm sét
Đất nước được hòa bình
Lục quân vẫn phát triển
Truyền thống xây hòa bình

Hôm nay trường mở họp
Nêu truyền thống tiếp noi
Cho lính trẻ học tập
Luôn tiếp bước không thôi!

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Viếng mộ thầy Trương Trung Phụng (Ảnh: Nguyễn Xuân Hòa k5)

Thầy Trương Trung Phục từng học ở Hoàng Phố, làm việc cho quân đội Tưởng ở TQ, sau đó theo Cụ Hồ về VN.
Sau 1975, cụ về TPHCM sinh sống và mất tại đây. Hầu như không ai biết thầy nhưng nhờ trò của Lục quân TQT mà thầy được yên nghỉ ở Nghĩa trang TP trên Thủ Đức.
Đây là bức ảnh các cụ k5 đến thắp hương cho thầy.
Mời đọc bài viết này!

Đến thăm gia đình cháu gái AHLLVT Phạm Ngọc Thảo (Kiến Quốc)

Đại tá Quân lực VNCH Phạm Ngọc Thảo.
Lâu nay khi tìm hiểu tư liệu về lịch sử khóa 1 Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (mà cụ Hoàng Đạo Thúy là Hiệu trưởng, còn cha tôi là Hiệu phó - Chính trị ủy viên), tôi thán phục nhiều sĩ quan tài ba nhưng đặc biệt ấn tượng với chú Phạm Ngọc Thảo - dân Nam Bộ, gốc Catolic, vào làng Tây (có quốc tịch Pháp), là cựu học viên khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn (cùng 11 chiến sĩ Nam Bộ được cử ra học, khai giảng ngày 25/6/1946 tại Tông, Sơn Tây). 

Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ
gặp chiến sĩ Bình Xuyên, 26/5/1948. 

Chú thích các nhân vật.
Chân dung do cố họa sĩ Diệp Minh Châu thực hiện.


Sau 1954, Phạm Ngọc Thảo không tập kết ra Bắc mà ở lại hoạt động bí mật. Ông được Lê Duẩn giao nhiệm vụ đặc biệt, gia nhập Đảng Cần lao Nhân vị, rồi từng có chức sắc cao cấp trong chính quyền VNCH thời Ngô Đình Diệm. Sau đó, ông mang hàm đại tá rồi bị phe đối lập truy lùng, phải lẩn trốn và bị bắt, bị thương. Ngày 17/7/1965, ông anh dũng hy sinh tại trại giam của Cục An ninh QĐ VNCH.
... Hôm qua, 15/4/2015, đến dự họp mặt với các em học viên k14 Quân sự ở nhà Trung Hòa mới hay: Lan - vợ Hòa là con cụ Phạm Ngọc Thuần, anh trai cụ Phạm Ngọc Thảo.
Tôi ghi lại mấy bức ảnh tư liệu quý.

Lục quân và đội bóng đá Thể Công

Mời đọc!

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Phóng sự: Họp mặt truyền thống tại phía Nam, kỉ niệm 70 năm Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn

Lẵng hoa của k53 do Lê Công Chính tặng.
Thường trực BLL Lục quân TQT phía Nam vừa tổ chức thành công buổi họp mặt tại Nhà khách C59B BTTM, 118 Cộng Hòa, Tân Bình.
Năm nay, vắng mặt nhiều cụ. Quân số chưa được 50 người. Đến dự có đại diện gia đình thầy Hoàng Văn Thái (Hiệu trưởng k1), thầy Hoàng Đạo Thúy (Hiệu trưởng Võ bị k1), thầy Trần Tử Bình (Hiệu phó, Chính trị ủy viên Võ bị 1) cùng 1 số gia đình cựu học viên Quân chính VN: Nguyễn Tâm, Vũ Phong, Vũ Lăng...
Đúng 10g bắt đầu. Các cụ cùng vỗ tay hát hành khúc "Lục quân TQT" (Lưu Hữu Phước) theo sự chỉ huy của cụ Nguyễn Xuân Hòa k5.
Chụp chung.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Phóng sự 70 năm Lục quân Trần Quốc Tuấn

Theo cụ Đỗ Hạp, Trưởng BLL Võ bị 1, báo vào:
Trên kênh QPVN, lúc 10.30 sáng thứ hai, 13/4/2015, sẽ phát lại phóng sự này.
Mời các cụ đón xem.

70 NĂM TRƯỜNG LỤC QUÂN TRẦN QUỐC TUẤN 15/4/1945 – 15/4/2015

Trường Sĩ quan Lục quân 1 là trường đầu tiên của QĐNDVN, được thành lập ngày 15/4/1945 mang tên Trường Quân chính kháng Nhật, đào tạo 3 khóa với hàng trăm học viên. Hiệu trưởng là đồng chí Hoàng Văn Thái.
Từ sau 2/9/1945 đến cuối 1945, trường mang tên Quân chính VN rồi đổi sang Đào tạo cán bộ VN. Đào tạo tiếp 4 khóa. Do đồng chí Trương Văn Lĩnh và Trần Tử Bình lãnh đạo.
Ngày 15/4/1946, Hồ Chủ tịch quyết định đổi tên trường thành Trường Võ bị TQT. Ngày 26/5/1946, khai giảng khóa 1 tại Tông, Sơn Tây, vinh dự đón Bác về thăm và trao cờ “Trung với nước, Hiều với dân”. Hiêu trưởng: Hoàng Đạo Thúy, Phó hiệu trưởng: Trần Tử Bình.
Khóa 2 khai giảng 16/2/1947 tại Tuyên Quang, sau đó theo thầy Nguyễn Sơn vào Khu 4. 
Khóa 3 khai giảng tháng 4/1947 ở Việt Bắc, do thầy Hoàng Đạo Thúy là hiệu trưởng. Tháng 8/1947, sáp nhập 2 khóa. Sau đó, khóa 2 tiến hành trao cờ “Trung với nước, Hiếu với dân” cho khóa 3. Đây là lá cờ truyền thống mà khóa 1 đã trao cho khóa 2 trước khi hành quân vào Khu IV. Hai đồng chí Vũ Khổng Tước (khóa 2) và Nguyễn Đôn Tự (khóa 3) vinh dự thay mặt 2 khóa trao và nhận lá cờ. 

Tư liệu quý từ Kiều Dũng, con em Lục quân

Kiều Dũng gửi lên Facebook mấy ảnh tư liệu cùng thông tin này: "Nhân việc họp mặt truyền thống trường ĐH Trần Quốc Tuấn, em đăng mấy ảnh này để anh xem có biết ai trong các cụ đoàn B19 Nam tiến năm 1949. Trong đó có ông già vợ em là Trần Đình Hình là thành viên trong đoàn năm ấy".
Bế giảng k4 Lục quân TQT ở Đồng Hỷ.


Cha con cụ Hồ Tôn Quyền. Gặp mặt với
tướng Trần Văn Trà.

Đoàn Nam tiến 1949.

Danh sách 19 cụ Nam Tiến.

Cụ Trần Đình Hình (mất 2004).

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

70 năm Cuộc vượt ngục Hỏa Lò lịch sử tháng 3/1945

Mời xem!

Đội bóng đá (Nguyễn Xuân Hòa)

Nhà trường có 1 đội bóng đá không chuyên, tập hợp từ các d. Có cả 1 số danh thủ Hanoi cũ như Tý Bồ, Thông, còn lại là các chân bóng nghiệp dư của các d như: Quýnh, Bảo Tân... Là đội bóng nghiệp dư mà dám lên Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam), thi đấu với đội bóng đá Thể Công của Quân khu Hoa Nam (mỗi Quân khu của TQ bao trùm vài tỉnh, mỗi tỉnh của TQ có diện tích bằng cả nước ta). Thế mà thắng mới tài!

Trường Quân chính kháng Nhật

Mời đọc!

Học tiếng Tầu (Nguyễn Xuân Hòa)

Chúng tôi học đủ kiểu. Có 1 b học để làm “phan di” (tiếng Tầu “phan di” (fan yi) là phiên dịch), ngày xưa gọi là thông ngôn.
Trong đội ngũ này, nhiều bạn sau này làm các cương vị lớn.
Lại có lớp bán chính quy, như bạn Vũ Hùng K7, khoa Thông tin, học chuyên môn trực tiếp với Cố vấn Tầu. Còn học qua phiên dịch thì có cô giáo duyên dáng, nhiệt tình (mà nhà văn Vũ Hùng đã viết lại trong blog  này).

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

MỘT THỜI TRƯỜNG LỤC QUÂN Ở TRUNG QUỐC (Kỳ 2) (NGUYỄN XUÂN HÒA)

1. Cái rét ở Vân Nam
Khi cả trường đến Diên Sơn, tôi trong số cán bộ khung được tách ra đến Minh Hồ trước, làm tiền trạm cho Hiệu Bộ. Đoàn phiên dịch 100 người học lớp Sư phạm, tiếp thu trước bài giảng của Cố vấn, để sau này truyền đạt lại cho học viên K6. 
Số còn lại của toàn trường đi “vác vũ khí về nước”.
Chúng tôi đến Phụng Minh Thôn đúng vào mùa tuyết rơi. Xa xa là chỏm núi phủ đầy tuyết trắng, đẹp như tranh vẽ núi Phú Sĩ Nhật Bản. Trong phòng nhìn ra thấy tuyết rơi lất phất, gió đu đưa, tuyết rơi lả tả nhẹ nhàng.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt chính trị: NGÀY CÀNG SÁNG TỎ LÝ LUẬN “NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN“ (Vũ Diệu sưu tầm và giới thiệu – tiếp theo và hết)


Báo điện tử Vietnamnet của Bộ TT&TT ngày 3 / 4 /2015 đã đăng tiếp phần cuối cuộc bàn tròn trực tuyến giữa nhà báo Việt Lâm với TS Lưu Bích Hồ nguyên Viện trưởng Viện chiến lược đầu tư của Bộ Kế hoạch đầu tư và TS Trần Đình Thiên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam , với chủ đề “ NỖI SỢ MANG TÊN ĐỊNH HƯỚNG “ .
Dưới đây là trích đoạn nguyên văn phần cuối đó .

ĐÃ LÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THÌ PHẢI CÓ HIỆU QUẢ VÀ PHẢI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI

TS Lưu Bích Hồ :
Tôi không hiểu tại sao có đồng chí vẫn lo chệch hướng ? Các vị đó không hiểu nhà nước không thể ôm lấy để lo tất cả được . Ông ( nhà nước ) phải huy động lực lượng xã hội tham gia đầu tư , cung cấp dịch vụ công . Ông vẫn phải quản trị bằng cách dùng công cụ chính sách để điều tiết , phân phối công bằng , hợp lý . Nhiều nước trên thế giới đã làm như vậy chứ chúng ta không phải là người đầu tiên . Các nước Bắc Âu , nước Đức đã làm như vậy và họ có chế độ phúc lợi xã hội rất tốt . Nếu ông cứ bao hết thì vừa không thể đủ nguồn lực , vừa thiếu hiệu quả , thậm chí lãng phí , tiêu cực .
Phải mổ xẻ tất cả các vấn đề đó ra theo tiêu chuẩn cao nhất là hiệu quả . Đã là kinh tế thị trường thì phải có hiệu quả và phải đáp ứng được các yêu cầu của xã hội .
Khi chúng ta chưa thực sự có kinh tế thị trường hoàn chỉnh thì vai trò của nhà nước rất quan trọng . Ông phải điều hành quản trị nền kinh tế làm sao để nó phát triển tốt , phân bổ nguồn lực cho hiệu quả , phân phối công bằng , mang lại lợi ích cho đại đa số nhân dân . Không phải ông cứ đi đầu tư , cứ ôm vào thì mới là quan trọng .

NOI GƯƠNG ANH MÔ (Sáng tác của Doãn Nho, học viên K 6) - ST: Vũ Diệu

Đón chào Anh Mô , cùng nhau đón chào Anh Mô . 
Đón chào Anh Mô , những bông hoa trong trường ta .
Đoàn , Công , Kỷ , Tiết , bao việc chung anh đều hơn . 
Đón chào Anh Mô trong phong trào chiếm công đầu
Noi gương Anh Mô . Noi gương Anh Mô . 
Chúng ta vui mừng, cùng nhau hát ca vang lừng . Ngày vui Khánh công tưng bừng đón chúc Anh Mô .

Ghi chú :
Anh Mô tức là Mô Phạm, là những người đạt thành tích thi đua xuất sắc. 
Đoàn- Công – Kỷ – Tiết là 4 tiêu chuẩn thi đua: Đoàn kết- Công tác chung – Kỷ luật- Tiết kiệm .

Có lẽ do sáng tác theo đơn hàng của Tuyên huấn nên lời và nhạc của Doãn Nho khá gò ép và không mấy người thích. 
Bài hát này chỉ dùng trong các lễ “khánh công" tức lễ tuyên dương chiến sĩ thi đua của toàn trường và của các d .
Trong lễ Khánh công , Anh Mô được cưỡi ngựa , ngực đeo bông hoa hồng to bằng giấy đỏ , có xà ích dắt ngựa , trong tiếng nhạc và bài hát ca tụng Anh Mô.

Ca khúc: BÀ MẸ NUÔI NGƯỜI TRUNG HOA - Doãn Nho (ST: Vũ Diệu)

(nhịp ½ , có nhiều nốt láy)

Thao trường ướt đẫm mồ hôi. 
Giữa trưa (à) trưa trời nắng (a) nắng (ơ) soi (à) soi khắp nơi khắp chốn. 
Bao chàng trai lính lục quân giữa trưa ( à ) trưa tránh nắng (à) tránh cho (à) cho cái chân bớt rời.
Bà (a) già ( a) mang đến bên (à) bên ấm nước nước sôi , với ( ơ) dăm ( ơ) dăm cái bát , với bao (à) bao nụ cười.
A, sướng vui mừng bao mừng vui bên bà ( à) mẹ nuôi chúng ta. 
Người (ơ) người (ị) săn sóc như là mẹ bên nước nhà.
A, sướng vui mừng bao mừng vui bên bà ( à) mẹ nuôi chúng ta. 
Người ( ơ) người (I) săn sóc như là mẹ bên Việt Nam .

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt chính trị: NGÀY CÀNG SÁNG TỎ LÝ LUẬN “NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN“ (Vũ Diệu sưu tầm và giới thiệu)

Mấy hôm nay , báo điện tử Vietnamnet (báo chính thống của Bộ TT & TT) đang đăng tải nội dung cuộc bàn tròn trực tuyến , giữa nhà báo Việt Lâm với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch đầu tư, và TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam , với chủ đề “NỖI SỢ MANG TÊN CHỆCH HƯỚNG".
Bạn nào có điều kiện thì truy cứu bài này trên báo điện tử Vietnamnet ( http://m.vietnamnet.vn/vn/ban-tron-truc-tuyen/), ngày 2/4/2015. Dưới đây là trích đoạn nguyên văn 1 số đoạn của bài đó:

TS Lưu Bích Hồ :
Những gì chúng ta đang thảo luận ngày hôm nay không phải 15-20 năm trước chúng ta không nghĩ tới . Trong cuốn “ Theo hướng Rồng bay “ , Harvard viết cách đây 20 năm đã phân tích và kiến nghị tất cả những vấn đề mà hôm nay chúng ta đang tiếp nhận . Tôi muốn nhấn mạnh 2 điểm :
-thứ 1 , các chuyên gia , những người tham mưu còn chưa đủ mạnh để mổ xẻ vấn đề và thuyết phục lãnh đạo,
-thứ 2 , quan trọng hơn là chúng ta muốn có sự đồng thuận trong lãnh đạo mà sự thống nhất ấy ở nước ta hơi bị chậm .Do cơ chế lãnh đạo , chúng ta hay nói là vấn đề “ chưa chín “ thì chưa nên làm , mà đổi mới thường bắt đầu từ đề xuất của 1 thiểu số , không thể chờ đa số đồng thuận rồi mới làm .
Vừa rồi , cựu Thủ tướng Anh Tony Blair có đúc kết rằng “ 1 cuộc cải cách mà không có nhiều người phản đối thì đó là 1 cuộc cách tồi , bởi vì cải cách đụng chạm đến tư duy cũ của 1 số người , đến lợi ích của 1 số người “ . Đó là 1 bài học .

THƯƠNG VONG TRÊN ĐƯỜNG VÁC VŨ KHÍ VỀ NƯỚC (Vũ Diệu)

Ít ai biết K6 trên đường vác vũ khí từ TQ về nước đã có thương vong về người. Đó là Nguyễn Bá Lộc, học viên d1, K6 (khi sang Minh Hồ, d1 được biên chế lại, nhập thành d5).
Sau khi hoàn thành đợt 2 vác vũ khí về nước. Trên đường hành quân trở lại, Lộc bị muỗi độc chích, lên cơn sốt thương hàn cấp tính, phải nằm ở lại rồi mất ở Sin Cai.
Người biết vị trí mộ phần của Lộc là Nguyễn Bá Phúc, anh ruột của Lộc, hơn Lộc 1 tuổi, cũng là học viên d1 K6, cùng đại đội.
Năm 1971, Nguyễn Bá Phúc là Phó tiến sĩ Cơ khí tự động hóa đầu tiên của Trường ĐHBK Hanoi, được Bộ Đại học và THCN chọn, cử đi làm chuyên gia cho Ăng-gô-la. Phúc bị bệnh do “ruồi vàng" rồi mất tại Ăng-gô-la.

Khi còn sống, Phúc luôn luôn có nguyện vọng trở lại Sin Cai, tìm mộ Nguyễn Bá Lộc, để đưa hài cốt về Việt Nam nhưng hồi đó cực kỳ khó khăn mọi mặt nên không thực hiện được.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

MỘT THỜI TRƯỜNG LỤC QUÂN Ở TRUNG QUỐC (Kỳ 1) - NGUYỄN XUÂN HÒA

Tự giới thiệu :
Nguyễn Xuân Hòa tốt nghiệp khóa 5 Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, theo trường sang Vân Nam làm cán bộ khung các khóa 6, 7, 8. Nay là Trưởng ban liên lạc khóa 5 Trường lục quân TQT tại Saigon , cán bộ tham gia tiền khởi nghĩa. Năm nay ( 2015 ) đã có 65 năm tuổi Đảng .
Bài này bổ sung bài viết của bạn Vũ Diệu (khóa 6) .

Kỳ 1 có các phần : Bối cảnh khi chuyển trường từ Việt Bắc sang Vân Nam – Đường hành quân qua biên giới -
Câu đố vui dành cho các bạn từ khóa 1 đến khóa 10 .

* * *

Trước khi Trường ta chuyển từ Việt Nam sang học nhờ bên Trung Quốc,
Về phía ta , cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bước sang giai đoạn chuẩn bị tổng phản công . Quân đội lúc đó có nhu cầu rất lớn về cán bộ quân sự các binh chủng lục quân có chát lượng cao , do đó số lượng tuyển sinh từ khóa 6 nhiều gấp bội so vói các khóa trước , huy động toàn lực các nguồn tuyển chọn từ tất cả các trường trung học ở Việt Bắc và các vùng kháng chiến trên miền Bắc .
Khóa 4 và khóa 5 là các khóa đi trước, học ở Thái Nguyên , thả sức tung hoành trên đất nhà nhưng bị địch luôn luôn tìm kiếm bắn phá , ném bom và đã có thương vong Hồi đó có lán trại do học viên tự xây dựng tập trung , xung quanh khu vực Sông Công , Núi Guộc nhưng đều là tạm bợ . Vùng căn cứ kháng chiến đang bị địch bao vây . Kinh tế thiếu thốn đủ mọi bề , thiếu từ gạo , muối đến các trang bị khí tài . Mỗi đại đội học viên chỉ có vài khẩu súng thật , nhưng đã cổ lỗ sĩ ( súng trường mousqueton , trung liên Breno , lựu đạn …) , còn lại đều là súng giả , lựu đạn giả bằng gỗ tự đẽo ( mà phải coi như thật , khi đi ăn cũng phải đem theo ) . Bàn ghế của học viên là các tấm bảng nhỏ buộc ghép vào chiếc ghế nhỏ bằng gỗ để làm bàn học , đeo lưu động trên lưng .