Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Các cụ Võ bị 1 lên thăm Trường Sỹ quan Lục quân 1

Ngày 27/1/2015, nhận lời mời của nhà trường, Trưởng BLL Võ bị k1 Đỗ Hạp cùng Phó ban Lê Ngọc Thiện và chị Hà (con em Võ bị) đã lên thăm, trao đổi những ý kiến đã đóng góp của các cựu học viên k1 còn sống cho việc biên soạn lại lịch sử nhà trường, chuẩn bị cho dịp kỉ niệm 70 năm thành lập (16/5/1945 - 16/5/2015).
Ban giám hiệu cử Thiếu tướng Lê Viết Anh, Phó chính ủy, đón tiếp và cảm ơn tình cảm, trách nhiệm của thế hệ đi trước với thế hệ trẻ.
Trong Nhà truyền thống.

Làm việc với Ban Tuyên huấn.

Cùng Ban giám hiệu.

Trướcc nhóm tượng đài "Cụ Hồ trao tặng cờ thêu 6 chữ vàng".

Bên những kỉ vật xưa.

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Lịch sử hình thành Đại học Trần Quốc Tuấn (Wikipedia)

  • Trường Sĩ quan Lục quân 1 (tiền thân là Trường Quân chính kháng Nhật, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn) được thành lập theo Nghị quyết của Hội nghị quân sự bắc kỳ ngày 15 tháng 4 năm 1945. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, hơn nửa thế kỷ qua Nhà trường đã không ngừng phấn đấu, trưởng thành về mọi mặt.
  • Gần 70 năm xây dựng, đào tạo, chiến đấu và trưởng thành, Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Nhà trường đã đào tạo được trên 80 khóa học, trong đó có 78 khóa ra trường cung cấp hơn 10 vạn cán bộ cho toàn quân. Đội ngũ sĩ quan do Nhà trường đào tạo đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Từ ngày 15 tháng 4 năm 1945: Trường quân chính kháng Nhật;
  • Từ ngày 7 tháng 9 năm 1945: Trường Quân chính Việt Nam;
  • Từ ngày 15 tháng 10 năm 1945: Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam;
  • Từ ngày 15 tháng 4 năm 1946: Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Trường võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng khóa 1 tại thị xã Sơn Tây ngày 26 tháng 5 năm 1946, với mục tiêu đào tạo cán bộ chỉ huy trung, đại đội có kiến thức cơ bản về quân sự, có năng lực làm công tác chính trị trong phân đội, để chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến mà cấp trên cho là khó tránh khỏi;
  • Từ tháng 2 năm 1948: Trường Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn;
  • Từ tháng 12 năm 1950: Trường Lục quân Việt Nam;
  • Từ tháng 1 năm 1956: Trường Sĩ quan Lục quân;
  • Từ năm 1976 đến nay: Trường Sĩ quan Lục quân 1, năm 1998 Nhà trường chính thức đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội bậc đại học;
  • Từ ngày 28 tháng 10 năm 2010: Trường được nâng cấp và đổi tên thành Trường Đại học Trần Quốc Tuấn[2].


Thăm cụ Hoàng Nghĩa Khánh, chiến sĩ của Đại tướng

Nhận nhiệm vụ của Võ Hạnh Phúc, chuyển lịch blog Đại tướng tới tay cụ; chiều chủ nhật phi xe vào Phú Mỹ Hưng. Cụ ở với con trai ở khu Phú Gia.
Cụ không xuống được nên khách đuợc mời lên nhà. Cụ phải ngồi ghế rung. Thấy cháu Quốc đến thăm thì mừng lắm. Cụ bảo: "Chú đau chân, chả đi đâu được", rồi hỏi thăm cụ Hoàng Dũng, anh Kháng Chiến, anh em Lục quân Nam Bộ cùng BLL phía Nam...
Lão tướng bên blog lịch 2015.

Hai chú cháu.
Kể lại chuyến ra HN, lên thăm trường Lục quân 1, cụ nghe rất say sưa. Cụ tâm sự: "Năm nay chú 89 rồi, năm sau là 90. Hôm rồi Võ Hòa Bình cùng con gái đến thăm chú, xin ít tư liệu.
Chú đau chân nên không ra dự giỗ đầu anh Văn được.
Cháu chuyển lời cảm ơn của chú đến Bình, Phúc và gia đình nhé".

Năm rồi mấy bạn cùng Võ bị Trần Quốc Tuấn của cụ đã ra đi: khóa 1 - Trung tướng Đỗ Đức, Thiếu tướng Triệu Huy Hùng; khóa 3 - Thiếu tướng Nguyễn Minh Long... rồi cụ Hoàng Minh Phương. Cụ biết cả.
Cụ nhắc năm nay cũng sẽ kỉ niệm 70 năm BTTM và nhắc tới chị em nhà Tuấn Sơn.
Cụ còn hỏi năm nay tổ chức kỉ niệm ngày truyền thống Lục quân ra sao? Khi biết sẽ tổ chức vào dịp 15/4, đúng dịp kỉ niệm 70 năm của Trường Quân chính Kháng Nhật thì cụ dặn "nhớ báo chú để chú đi dự nhé, sợ chả có lần sau".
Chia tay, chúc cụ khỏe và mong cụ có mặt vào ngày họp mặt truyền thống năm nay.