Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Đặc điểm hoạt động của tên lửa hành trình (ST)

TÊN LỬA HÀNH TRÌNH LÀ GÌ ?

Tên lửa hành trình, tiếng Anh là “ Cruise missile “ , thuật ngữ tiếng Nga gọi là “ Tên lửa có cánh “ , là loại vũ khí tên lửa có điều khiển mà đặc điểm bay của nó là trong toàn bộ quỹ đạo , tên lửa chịu tác động của lực nâng khí động học thông qua các cánh nâng lên (1).

Tên lửa hành trình có rất nhiều cách điều khiển:  theo chế độ lập trình sẵn để tấn công các mục tiêu cố định hoặc dùng radar hoặc tự dẫn để tấn công các mục tiêu di động như máy bay, tầu chiến.

Nhận diện tàu sân bay Thi Lang của Trung quốc (ST)


Ngày 17 tháng 5 năm2012 , tầu sân bay Thi Lang của Trung quốc đã hoàn thành 6cuộc thử nghiệm trên biển , quay trở về Đại Liên đểchuẩn bị chuyển giao cho Hải quân Trung quốc (1).

ThiLang là tên của 1 thuỷ sư đô đốc nhà Thanh , đã chỉhuy cuộc tấn công Đài Loan năm 1681 . Nguồn gốc của tầusân bay Thi Lang là do Xưởng đóng tầu Nhikolaev của Liênxô chế tạo cho Hải quân Liên xô với tên ban đầu làVaryag . Đây là tàu sân bay được thiết kế theo mẫu tàusân bay lớp Đô đốc Kuznhetsov . Thuật ngữ được nhữngngười đóng tầu miêu tả nó trong tiếng Nga đã phiên âmlà : “ tyazholiy avianesushchiy kreyser – TAKR ”, có nghĩalà tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay , dùng để hỗtrợ và bảo vệ các tầu ngầm mang tên lửa , tàu mặtnước , máy bay mang tên lửa của hạm đội Nga .  TheoHiệp ước Montreux thì đó không phải là tàu sân bay (2).

Hải quân Trung quốc mạnh đến cỡ nào ? (Phùng Minh Thông)


Tháng 3 năm 1950, trường Sĩ quan Hải quân Trung quốc được thành lập tại thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, cực bắc Trung quốc với hầu hết là giáo viên của Hải quân Nga.
Tháng 9 năm 1950 , Hải quân Trung quốc được thành lập. Thoạt đầu , trang bị cho hải quân Trung Quốc gồm 1 nhóm chiến hạm ô hợp tịch thu được của quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng.  Năm 1954, số cố vấn của Hải quân Liên xô trong Hải quân Trung Quốc lên tới 2.500người và Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Trung quốc cácloại chiến hạm tối tân hơn. Trong khoảng 1954-1955, Hảiquân Trung Quốc được tổ chức thành 3 hạm đội là BắcHải , Đông Hải và Nam Hải. Ban đầu , nhờ sự giúp đỡcủa Liên Xô , Trung quốc tiến dần từ bắt chước mẫu thiết kế của Liên Xô để tự chế tạo chiến hạm chomình , sau đó tự thiết kế và tự chế tạo .
Đếnkhoảng thập niên 1970 , Hải quân Trung quốc sản xuấtthêm  tầu ngầm loại xung kích và loại chiến lượcphóng tên lửa dùng năng lượng hạt nhân . Đến thậpniên 1980 , Hải quân Trung quốc tiến hành hiện đại hóa, chú trọng  nâng cao trình độ học vấn và kỹ thuậtcủa thuỷ thủ , đồng thời áp dụng sách lược hànhquân biên phòng và chỉnh đốn cơ cấu lực lượng , đặttrọng tâm vào các hoạt động tuần dương ( blue-wateroperations ) hơn tiền duyên ( coastal defense ) , đẩy mạnhchương trình huấn luyện hành quân hỗn hợp giữa cáclực lượng tàu ngầm , chiến hạm  , hải quân khôngchiến , các lực lượng phòng vệ duyên hải . Hải quânTrung quốc cũng đã phát triển thêm khả năng phóng tênlửa từ các chiến hạm và các tàu ngầm . Họ cũng đãthành công trong việc chế tạo một số loại tên lửahạm đối hạm ,hạm đối đất , đất đối hạm , khôngđối hạm .

Quần đảo Trường Sa có bao nhiêu đảo ? (Đặng Ngọc Lâm)


Quần đảo TrườngSa ( tiếng Anh là Spratly Islands) có khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô , đảo chìm , bãi ngầm , nằm rải rác trên1 diện tích khoảng 410.000 Km2 ở giữa Biển Đông , cóđường bờ biển 926 Km . Điểm cao nhất là 4 mét nằmtrên đảo Song Tử Tây . Quần đảo Trường Sa vốn khôngcó đất trồng trọt , không có dân bản địa . Quần đảoTrường Sa có 8 đảo chính  : Đảo Ba Bình  , ĐảoNam Yết , Đảo Song Tử Tây , Đảo Sinh Tồn , Đảo TrườngSa lớn  , Đảo Thị Tứ , Đảo Bến Lạc , Đảo đá HoaLau (1).

Việt Nam , Đài Loanvà Trung quốc , mỗi nước đều tuyên bố chủ quyềntrên toàn bộ quần đảo (2).  Brunei , Malaysia , Philippines, mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần thuộc quầnđảo . Đảo Ba Bình đã bị Đài Loan chiếm . Các đảođá  Vành Khăn , Tư Nghĩa , Gạc Ma , Ga Ven , Chữ Thập đãbị Trung quốc chiếm  .

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Chúc mừng ngày lễ lớn

Thay mặt BLL truyền thống Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam, xin gửi tới các thành viên trong BLL cùng gia đình lời chúc mừng nồng nhiệt nhất nhân 67 năm Cách mạng Tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9!
Chúc các đồng chí sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc cùng gia đình và con cháu!
Thiếu tướng Hoàng Dũng - Trưởng ban

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Những quốc gia nào đang sử dụng tầu sân bay ? (*)

I.NHỮNG QUỐC GIA NÀO ĐANG SỬ DỤNG TẦU SÂN BAY ?
Hiện nay có 9 nước đang sử dụng tầu sân bay với tổng số 21 tầu sân bay và 7 nước đang chế tạo tầu sân bay với tổng số 7 tầu sân bay đang được chế tạo .
Những nước đang sử dụng tầu sân bay là: Mỹ (11), Nga (1) , Anh (2), Pháp (1), Italia (2) , Tây Ban Nha (1), Ấn Độ (1), Brasil (1), TháiLan (1).
Những nước đang chế tạo tầu sân bay là: Mỹ (1), Trung quốc (1), Ấn Độ (2), Anh (2), Tây Ban Nha (1).

Một số loại tầu ngầm hạt nhân của Trung quốc , Nga và Mỹ(*) (ST)

I.Tầu ngầm hạt nhân 094 của Trung quốc :
Tầu ngầm kiểu094 của Trung quốc là tầu ngầm hạt nhân thế hệ thứhai mang tên lửa đạn đạo , được sản xuất tạiXưởng đóng tầu Huludao tỉnh Liêu Ninh Trung quốc . NATOgọi loại tầu này là tầu ngầm lớp TẤN . Vào mùa thunăm 2009 , Trung quốc đã sản xuất hoàn tất 2 chiếc loạinày và đã đưa thử nghiệm các khả năng lặn sâu , tốcđộ , tính năng tác chiến và ẩn nấp . Trong 2 chiếc này, 1 chiếc đang hoạt động tại Thanh Đảo tỉnh Sơn Đông, 1 chiếc đang ở căn cứ Sanya đảo Hải Nam .
Loại tầu ngầm 094này sẽ thay thế sẽ thay thế loại tầu ngầm hạt nhânkiểu 092 mà NATO gọi là tầu ngầm lớp HẠ đãđược Trung quốc sản xuất năm 1981. Tiếp theo kiểu 094, Trung quốc đang có phương án sản xuất tầu ngầm hạtnhân kiểu 096 .
Đặcđiểm loại tầu ngầm 094: Kiểu tầu ngầm hạtnhân . Trọng lượng choán nước : khi nổi 8.000 tấn dài, khi lặn 9.000 tấn dài . Chiều dài 133 m . Động cơ đẩy: dùng 1 lò phản ứng hạt nhân + 1 trục chân vịt . Tốcđộ hơn 37Km/giờ ( 20 hải lý /giờ ) Tầm  xa không bịgiới hạn . Độ sâu khi lặn ( còn giữ bí mật ). Thiếtkế vỏ tầu 094 có hình giọt nước và 4 bánh lái nằmngang .
Vũkhí của tầu ngầm 094 : 6 ống phóng ngư lôi533 mm . 12 ống phóng tên lửa thẳng đứng , 12 tên lửaJL-2 SLBM , 16 tên lửa JL-2 SLBM type 2 , từ 20 đến 24 tênlửa JL-2 SLBM type 3.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Một số loại tầu khu trục của Trung quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản (*). (ST)

TẦU KHU TRỤC LÀ GÌ ?
Tầu khu trục haykhu trục hạm ( tiếng Anh là Destroyer ) là loại tầu chiếnchạy nhanh , có khả năng hoạt động lâu dài , bền bỉ, với mục đích hộ tống cho các tầu chiến lớn hơn đểchống lại những đối thủ nhỏ đánh tầm gần , chẳnghạn tầu ngầm , tầu phóng ngư lôi và máy bay chiến đấu.
Sang thế kỷ 21 , cáctầu khu trục thường là các hạm tầu nổi lớn . Việcphát minh ra các loại tên lửa đất đối không và đấtđối đất đã làm thay đổi đáng kể tính chất chiếntranh trên biển của Hải quân .  Tên lửa điều khiểnđược phát triển thì các tầu khu trục hiện đại lànhững tầu khu trục tên lửa , được trang bị tên lửađiều khiển hoặc tên lửa hạt nhân .
Theo Phó Đô đốcBaldwin Walker của Hải quân Hoàng Gia Anh thì tầu khu trụccó 4 nhiệm vụ sau :
-Bảo vệ sự dichuyển của hạm đội khi có nguy cơ xuất hiện tầu ngưlôi của đối phương .
-Truy tìm tầu ngư lôidọc theo bờ biển của đối phương mà hạm đội phảivượt qua.
-Canh chừng Cảng đốiphương nhằm quấy rối tầu ngư lôi của đối phương vàngăn cản chúng quay về.
-Tấn công hạm độiđối phương .
Tầu khu trục hiệnđại ở thế kỷ 21 thường được bổ sung các bệ phóngtên lửa hành trình để mở rộng vai trò tấn công trênbộ của tầu khu trục .

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Trung quốc đã tự sản xuất được những loại máy bay quân sự nào ?

(trích từ trang Danh sách máy bay do Trung quốc sản xuất trên Wikipedia tháng 8-2012)

Ký hiệu các loại máy bay do Trung quốc tự sản xuất :
H =  máy bay ném bom
J =  máy bay tiêm kích
Q =  máy bay cường kích
J / L / JL =  máy bay huấn luyện
Y =  máy bay vận tải
Z =  máy bay trực thăng
Máy bay ném bom do Trung quốc  tự sản xuất :

Máy bay tiêm kích Chengdu J-10 của Trung quốc tự sản xuất

(trích từ trang  Máy bay do Trung quốc sản xuất trênWikipedia tháng 8-2012 )

Chengdu J-10 ( tức Thành Đô J-10 ) là máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ, do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô  Trung quốc hợp tác thiết kế với Tập đoàn công nghiệp hàng không Israel, sản xuất tại Thành Đô, thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Nó được biên chế trong Không quân Trung quốc từ năm 2002 đến nay.
Tài liệu thiết kế Chengdu J-10 được bảo mật rất nghiêm ngặt. Cho đến nay, nhiều chi tiết của nó chưa được tiết lộ nên mới chỉ có những thông tin sau đây về nó:

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Máy bay Sukhoi Su-30

(Trích từ trangCác loại máy bay quân sự hiện đại trên Wikipedia tháng8-2012 ).

Sukhoi Su-30do Nga sản xuất , được NATO đặt ký hiệu là “ Flanker– C” là loại máy bay chiến đấu đa chức năng , tốcđộ siêu âm , có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ tấncông chiếm ưu thế trên không ( tiêm kích ) lẫn nhiệm vụtấn công mặt đất ( cường kích ).
Các quốc gia sửdụng Sukhoi Su-30 là : Nga , Việt Nam , Trung quốc , Ấn Độ, Indonesia , Malaysia , Algerie , Uganda , Venezuela.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Tên lửa có cánh P-5 Pyatyorka là gì ? (ST: Vũ Diệu)

( Trích từ trang Cácloại tên lửa chống hạm trong Wikipedia tháng 8-2012 )

Tên lửa có cánh P-5 Pyatyorka là loại tên lửa chống hạm của Nga sản xuất , được NATO định danh là SS-N-3 Shaddock, còn Bộ Quốc phòng Nga thì ký hiệu là 4k48 .
Các quốc gia sử dụng P-5 Pyatyorka là: Nga, Việt Nam, Bulgarie, Nam Tư, Syria.

Sức mạnh của tầu ngầm lớp Kilo

(Trích trong trang Cácloại tầu ngầm hiện đại trên Wikipedia , tháng 8-2012)
Lớp Kilo là tên của NATO chỉ 1 loại tầu ngầm quân sự của Nga  chạy bằng diesel-điện cỡ lớn . Nga đặt tên cho nó là Project 636 (*) . Nó được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tầu ngầm , tầu nổi và các phương tiện thuỷ khác của đối phương . Nó có thể hoạt động độc lập .
Cho đến nay , cácquốc gia sử dụng tầu ngầm Project 636 là : Nga , ViệtNam , Trung quốc , Ấn Độ , Indonesia , Balan , Iran , Romania, Algerie.

Chiếm Hoàng Sa, lập thành phố Tam Sa - Binh pháp Tôn Tử đang được lớp hậu duệ ở TQ thực hiện xuất sắc (ST: Vũ Diệu)


(Bài của Đỗ Trọng Nghĩa , đăng trên báo Giáo dục (www.giaoduc.net.vn/) ngày20/8/2012 )
Binh pháp Tôn Tử của Tôn Vũ giúp vua Ngô chinh phục các nước nhỏ láng giềng,
ra đời vào thời Xuân Thu nước Trung Hoa cổ đại, cách đây đã trên 2.500 năm.
Thời đó chưa có quân chủng Không quân, Hải quân, chưa có các binh chủng pháo binh ,
tên lửa, tăng thiết giáp như bây giờ nhưng những mưu lượcvà kế sách trong Binh pháp
Tôn Tử vẫn còn nguyên giá trị, đang được lớp hậu duệ ở Trung quốc thực hiện xuất sắc
trong việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam  và lập thành phố Tam Sa trên
đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa có thể làm thay đổi nghiêm trọng tình hình Biển Đông (Vũ Diệu)


Điều121 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm1982 ( UNCLOS 1982 ) về các chế độ đảo quy định một hòn đảo cần phải duy trì điều kiện là nơi cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng thì mới đủ điều kiện có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Vì thế, cùng với việc lập ra thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và điều quân ra đồn trú, phía Trung quốc đang thực hiện nhiều biện pháp về kinh tế (đưa ngư dân ra sinh sống khai thác hải sản ), xã hội, khoa học … để sau đó đưa ra chủ quyền đốivới các khu vực hàng hải của hòn đảo theo điều 121của UNCLOS 1982 bao gồm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng tiếp giáp.
Trungquốc đang âm mưu dùng một khoảnh đất gần 13 Km2 ( làđảo Phú Lâm ) có thể đem lại cho họ thẩm quyền đốivới 2 triệu Km2 Biển Đông đang thuộc vùng biển củacác nước khác trong đó có Việt Nam .

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

“ Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974” (ST: Vũ Diệu)


Đây là đầu đề trang Quốc tế ngày 16/8/2012 của báo Giáo dục Việt Nam ( www.giaoduc.net.vn).
Báo Giáo dục Việt Nam ngày 16/8/2012 đã đăng tin :
Ngày 6/8/2012 , Tân Hoa xã ( Trung Quốc ) dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam , giật tít :” Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông : Đồng ý đánh Hoàng Sa năm 1974 “.
Theo Tân Hoa xã , năm 1974 , Mao Trạch Đông , Chu Ân Lai , Diệp Kiếm Anh , Đặng Tiểu Bình ( mới được phục chức ) đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi . Theo Tân Hoa xã , ông tự thấy sức khoẻ đã yếu hơn trước nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người đã ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thời gian này chính quyền miền nam Việt Nam đang là thực thể quản lý , thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
Ngày 11/1/1974 Bộ ngoại giao Trung Quốc cảnh cáo chính quyền miền nam Việt Nam và nhận vơ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của họ nhưng chính quyền miền Nam Việt Nam đã thẳng thừng bác bỏ.
Đêm 17/1/1974 , Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh cùng viết báo cáo gửi lên Mao Trạch Đông đề nghị phái quân
ra đánh quần đảo Hoàng Sa . Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh là :” Đồng ý “. Ông còn viết thêm “ Trận này không thể không đánh “. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa .
Sáng 19/1/1974 , lúc 10 giờ 25 phút , quân Trung Quốc bắt đầu nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bài báo của Tân Hoa xã đăng kèm theo 4 bức ảnh là tư liệu của truyền thông Trung Quốc :
Ảnh thứ nhất ( từ trên xuống dưới bài báo ) : Đặng Tiểu Bình đang chỉ huy tác chiến trên bản đồ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Ảnh thứ hai : Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 .
Ảnh thứ ba : Tầu chiến của Trung Quốc kéo ra đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Ảnh thứ tư : Tầu chiến Trung Quốc nổ súng tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
( Ghi chú : vì lý do kỹ thuật nên không in được toàn bài và 4 ảnh đã đăng trên báo Giáo dục Việt Nam ).






Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Tiến tới họp mặt 62 năm ngày thành lập Phân hiệu Nam bộ Lục quân Trần Quốc Tuấn

Chiều nay, BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn Phân hiệu Nam bộ đã nhóm họp. Bạn mời Trưởng ban Hoàng Dũng sang dự (có Phó ban Kiến Quốc tháp tùng). Dự kiến sau khi huyện Long Mỹ (Hậu Giang) hoàn thành bộ phim tư liệu về lịch sử nhà trường cùng Kỷ yếu thì sẽ tổ chức họp mặt. Dịp đó có mời Thường trực BLL Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam mở rộng.
Xa hơn, BLL Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn Phân hiệu Nam bộ quyết tâm tổ chức hội thảo về lịch sử nhà trường - đơn vị được thành lập theo ý tưởng và đề nghị của ông Trần Văn Trà từ 1949; được 19 cán bộ, giáo viên vừa tốt nghiệp k4 Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn vào làm nòng cốt;  cung cấp 1500 cán bộ chỉ huy cho mặt trận Nam bộ trong kháng chiến chống Pháp, suốt thời gian 1950-53.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Hành khúc Võ bị Trần Quốc Tuấn (Lưu Hữu Phước)

Bài hát truyền thống

Thường trực BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam


TT
Họ tên
Cấp bậc
Điện thoại
Đơn vị
1
Hoàng Dũng
Thiếu tướng, LQ2, Trưởng ban
08-38114887
0988003579
2
Nguyễn Văn Đạo
LQ1

0918844221
3
Nguyễn Hùng Thắng
LQ4
08-38448323

4
Nguyễn Xuân Hòa
LQ5
08-38427521
0982468216
5
Phạm Phan Hàm
LQ6
08-38163360
0915439528
6
Nguyễn Trọng Hàm
LQ7
08-62735776

7
Trần Kháng Chiến
CCB
0989510403
Con trai cố Chính ủy Trần Tử Bình
8
Trần Kiến Quốc
CCB, HVKTQS5,
Phó ban TT
0903830939
Con trai cố Chính ủy Trần Tử Bình
9
Lê Công Chính
Trung tá, LQ53
0918478457
Trung tâm giáo dục QP phía Nam
10
Bùi Tuấn
Đại tá, HVKTQS14
0983821234
Cty Tecapro, con trai cụ Bùi Thúc Huỳnh k1 Võ bị
11
Nguyễn Xuân Quang
Thượng tá, LQ41
0988542888
Văn phòng BTTM C50B.
12
Nguyễn Quang Kiên
CCB, LQ53
0903703767
doanh nhân
13
Lê Văn Nghiệp
Thiếu tá, LQ59
0977696677
Tiểu đoàn cảnh vệ F370
14
Mai Xuân Tân
Thượng tá, LQ55
0989002476
Cục Hậu cần BTTM C59B
15
Nguyễn Đức Thiêm
LQ5
01633760510
08-62746108

Họp Thường trực BLL lần 1

Thiếu tướng Hoàng Dũng chủ trì cuộc họp.
Sáng thứ bảy, tại phòng giao ban C59B, Thiếu tướng Hoàng Dũng chủ trì cuộc họp Thường trực BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam lần đầu tiên. Có mặt các cụ: Nguyễn Trọng Hàm k7, Phạm Phan Hàm k6, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Đức Thiêm k5, Trần Kháng Chiến, Trần Kiến Quốc -con cố Chính ủy Trần Tử Bình; Xuân Quang k41, Công Chính k53 và khách mời là cụ Hoàng Nghĩa Khánh. Một số cụ ốm bệnh và 1 số đi công tác (cụ Hùng Thắng k4 đi viện, cụ Đạo k1 yếu, Quang Kiên đang ở TQ, Bùi Tuấn đang ở Pháp...).

Nội dung chính:
1- Tổng hợp danh sách BLL.
2- Thông qua Điều lệ hoạt động.
3- Báo cáo tài chính.
4- Hoạt động tới:
- Chuẩn bị phát động sưu tầm kỉ vật cho bảo tàng nhà trường nhân kỉ niệm 70 năm.
- Phối hợp hoạt động cùng BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phân hiệu Nam bộ.
- Tìm các nguồn tài trợ.
- Chuẩn bị làm kỷ yếu.
Hội nghị kết thúc lúc 11g30.


Ra mắt BLL thiếu(!).

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Trận đánh "Vòng cung Kursk 1943"

Sự kiện tháng 8, cách đây 69 năm: “Trận vòng cung Kursk từ 5/7 đến 23/8/1943" - 1 trong những trận đánh lớn trong lịch sử, 1 chiến dịch quân sự điển hình kết hợp giữa phòng ngự tích cực và phản công
của quân đội Liên Xô, đã được nhiều Học viện Quân sự trên thế giới nghiên cứu .
(xem File 0033 kèm theo, sưu tầm trong kho tư liệu:  “Những trận đánh lớn trong lịch sử thế giới“ , của Bách khoa toàn thư Wikipedia, như Trận thuỷ chiến Xích Bích năm 208 , Trận hải chiếnVịnh Leyte 8/1942 , TrậnStalingrad 7/1942 , Chiến dịch Điện Biên Phủ 5/1954…
Riêng trận vòng cung Kursk dành cho các nhà nghiên cứu dày 49trang A4)

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Giới thiệu Binh pháp Tôn Tử (bài cuối) - ST: Vũ Diệu

(13)-Nguyên tắc dùng binh : “ LÀM CHỦ 4 NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI TRONG CHIẾN ĐẤU “
Tôn tử cho rằng :
Sự tốt xấu về nhân tố tinh thần ,sự mạnh yếu về thểlực , cái ưu cái khuyết trong việc bố trí trận địachiếm một vị trí quan trọng trong vấn đề tác chiến . Do vậy , Tôn Tử nêu phương pháp “ Bốn làm chủ“.
Đólà: Làm chủ chí khí, làm chủ nhân tâm, làm chủ nhân lực và làm chủ sự biến đổi .
Trong thiên “ Quân tranh “ , Tôn Tử viết :  “ Ban ngày thì chí khí sắc sảo, ban đêm chí khí cùn nhụt , chập tối thì chí khí trở về , đó là làm chủ chí khí . Đối xử với sự rối loạn bằng sự làm chủ , đối xử với sự ồn ào bằng sự yên tĩnh , đó là làm chủ nhân tâm. Đối xử với cái xa bằng cái gần , đối xử với cái đói bằng cái no , đó là làm chủ nhân lực . Không cần được cờ chính thống , không cần  đánh vào trận địa một cách đường hoàng , đó là làm chủ sự biến đổi“.

Giới thiệu Binh pháp Tôn Tử: Kế binh ”TÁ THI HOÀN HỒN“

(12)-Những kế dùng binh của Tôn Tử
Kế thứ 11: ”TÁ THI HOÀN HỒN“.
Tá thi hoàn hồn có nghĩa đen là mượn cái xác chết để hồn nhập về. Kế này dùng khi thất bại. Tình thế buộc phải lợi dụng 1 lực lượng nào đó khởi lại, thực hiện chủ trương của mình.
Tôn Tử nói: Dùng kế này rất dễ gặp nguy hiểm. Nếu sơ xuất thì chẳng khác gì rước voi về giày mả tổ. Nếu mượn xác ẩu thì không khác gì rước xác chết vào nhà.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Binh pháp Tôn Tử: Những kế dùng binh (ST: Vũ Diệu)


Kế thứ 8 : “ MỸ NHÂN KẾ “
Mỹnhân kế là kế dùng gái đẹp để làm thay đổi tìnhthế mà những kế khác không thực hiện được . 
TônTử nói : Trong lịch sử Trung Hoa , từ ngàn xưa , gái đẹp( giai nhân ) bao giờ cũng là 1 trong những đề tài chính. Tuy là phái yếu , không thể vác đao đi đánh giặcnhưng họ có thể thắng giặc bằng đôi mắt và nụ cườicủa họ . Có những bức thành kiên cố , mười vạn quânkhông hạ nổi nhưng lại có thể bị sụp đổ bởi ánhmắt , nụ cười của mỹ nhân.
Sứcmạnh của “ Mỹ nhân kế “ đặc biệt có ảnh hưởngđối với các anh hùng , những người có quyền thế.

Binh pháp Tôn Tử: Những kế dùng binh (ST: Vũ Diệu)

(10 )- Những kế dùng binh của Tôn Tử
Kế thứ 5 : “ ÁM ĐỘ TRẦN SƯƠNG “, nghĩa là đi con đường mà không ai nghĩ đến .
Nghĩađen của kế này là bí mật đưa quân đi qua con đườngmà không ai nghĩ rằng mình sẽ đi qua .  Kế này thườngáp dụng thích hợp giữa lúc 2 bên đang chiến đấu vớinhau .Mỗi bên ra sức giấu mục tiêu thực của mình , đưara mục tiêu giả để lừa đối phương .  Đây là côngviệc rất phức tạp , thường trải qua 1 quá trình khúctriết .
TônTử viết :  Việc binh là trá nguỵ . Có thể làm mà làmra vẻ không thể làm . Dùng đấy mà làm ra như không dùng. Gần làm giả như xa . Xa làm giả như gần . Lấy lợimà dụ địch . Gây rối mà đuổi địch . Thấy địchkhoẻ thì tránh . Đầu tiên là làm mọi cách giảm thựclực của đối phương , rồi tiến hành dự định củamình .  Người dùng kế này phải là người có tầm nhìnxa hiểu rộng và có khối óc tuyệt vời.
Kếthứ 6 :” BAN CHƯ NGẬT HỔ “ , nghĩa là giả làm con heo để ăn thịt con hổ .

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Giới thiệu Binh pháp Tôn Tử

(9)- Những kế dùng binh của Tôn Tử
Kếthứ 3 :” TÁ ĐAO SÁT NHÂN”,nghĩa là mượn đao của kẻ khác để giết người , mượntay người khác để giết kẻ thù của mình.
Ngạnngữ Trung Quốc có câu : “ Sát nhân bất kiến huyết ,kiến huyết phi anh hùng “ nghĩa là giết người khôngthấy máu , thấy máu không anh hùng .
Trênđời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà trởthành anh hùng nhưng hiếm có tay anh hùng nào không giếtngười . Do đó , điểm phân biệt sự khác nhau giữa anhhùng hay không anh hùng  không ở chỗ có giết người haykhông giết người mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. TàoTháo mượn tay Lưu Biểu giết Nễ Hành , mượn lòng quângiết Dương Tu rồi lại làm được cái việc mèo giàkhóc chuột , thật đáng kể là 1 tay gian hùng thông minh.

Phóng sự của BolsaTV tại đảo Đá Nam, Trường Sa

Mời xem!

Binh pháp Tôn Tử: 36 sách (ST: Vũ Diệu)


(9)- Những kế dùng binh của Tôn Tử

Kế thứ 3: ”TÁ ĐAO SÁT NHÂN”, nghĩa là mượn đao của kẻ khác để giết người , mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “ Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng “ nghĩa là giết người không thấy máu , thấy máu không anh hùng .
Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà trở thành anh hùng nhưng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Do đó , điểm phân biệt sự khác nhau giữa anh hùng hay không anh hùng  không ở chỗ có giết người hay không giết người mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. TàoTháo mượn tay Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại làm được cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là 1 tay gian hùng thông minh.

Binh pháp Tôn Tử: Tam thập lục kế (ST: Vũ Diệu)


(8)-Những kế dùng binh của Tôn Tử :
Trong phần “Tam thập lục kế “ tức 36 kế dùng binh , TônTử viết :

Kếthứ 1 : “DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY ” , tức là kế đánh lạc hướng đối phương ,  reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây .
Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội , từ chiến trường, thương trường , chính trường đến tình trường, thường  thấy muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia , nói điều này nhưng lại làm điều nọ , đều là “Dương đông kích tây “ vậy.

TônVũ là người thế nào ? (ST: Vũ Diệu)


TônVũ là người nước Tề, cuối thời Xuân Thu, sinh vào khoảng 100 năm sau khi vua Tề Hoàn Công qua đời và sinh sau Khổng Tử ít lâu ( khoảng trước hoặc sau năm 540 trước công nguyên ). Vì nước Tề loạn lạc, Tôn Vũ cùng gia đình chạy loạn đến La Phù Sơn ngoại thành Cô Tô, cầy cấy dệt cửi, sinh sống và nghiên cứu binh pháp.
Tôn Vũ có mối quan hệ mật thiết với Ngũ Tử Tư là trọng thần của vua Ngô, được Ngũ Tử Tư tiến cử với Ngô vương, được Ngô vương phong làm Thượng tướng quân rồi làm Quân sư.