Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

CHUYỆN TƯỚNG HOÀNG SÂM DIỆT PHỈ (KQ)

Tướng Hoàng Sâm sinh năm 1915 tại Lệ Sơn, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Năm 12 tuổi, ông được chọn sang Thái Lan học tập rồi trở thành liên lạc cho Cụ Hồ. Năm 1940, ông còn được cử đi học ở một trường quân sự do Tàu Tưởng tổ chức.

Ngày 8/2/1941, Hoàng Sâm cùng các đ/c Phùng Chí Kiên, Võ Nguyên Giáp, Lê Quảng Ba, Đặng Văn Cáp… bảo vệ Bác từ Trung Quốc về Pắc Bó (Cao Bằng). Cuối năm ấy, đội du kích đầu tiên được thành lập gồm 12 chiến sĩ do đ/c Lê Thiết Hùng là đội trưởng, Lê Quảng Ba làm chính trị viên và Hoàng Sâm là đội phó.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Ca khúc Đồng đội - tôi được học ngày mới vào Lục quân (Thu Thủy k42 HVKTQS)

Trước khi vào quân đội, tôi rất ít thưởng thức những ca khúc cách mạng. Quả thực từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, lớn lên tôi sẽ theo binh nghiệp. Vào quân đội, là một điều vô cùng tình cờ của tôi.
Đại gia đình tôi có một cậu cháu trai, hơn tôi 4 tuổi. Năm tôi học lớp 10, cậu cháu đã đỗ vào Học viện An ninh. Lần đầu tiên nhìn cậu cháu mặc quân phục công an khiến tôi vô cùng hiếu kì và ao ước sau này mình cũng sẽ được như thế. Cậu cháu là người đầu tiên trong đại gia đình tôi vào ngành An ninh, hiện giờ đang công tác ở sân bay, làm bên xuất nhập cảnh.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Về "Chiếc lá cuối cùng" (ST: Anh Thy)


Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng , nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong “Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Xin đăng kí tham gia

Bạn Bùi Tuấn (học viên HVKTQS k14) - có thân phụ là cụ Bùi Thúc Huỳnh, cựu học viên k1 Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946 - xin đăng kí tham gia CLB.
Nếu phát hiện con em Lục quân thì ới nhé! Cảm ơn bạn!

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Cố Hiệu trưởng Hoàng Đạo Thúy, không hẳn trò nào cũng biết!

Hoàng Đạo Thúy (1900-1994).
Cụ Thúy sinh năm 1900 và mất năm 1994.
Vốn là nhà giáo yêu nước, đi dạy học từ 1920. Từng 15 năm làm Huynh trưởng Hướng Đạo sinh (1930-1945) ở miền Bắc. (Tổ chức xã hội theo mô hình của Pháp lúc bấy giờ nhưng hướng thanh niên, học sinh rèn luyện ý chí, sức khỏe, rèn luyện kĩ năng sống, xây dựng tình yêu với Tổ quốc. Nhiều thành viên Hướng Đạo sinh trở thành những cán bộ ưu tú của nhà nước VN mới).
Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo thăm thầy Tết 1993.
Cụ được mời lên dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào tháng 8/1945. Tại đây được Cụ Hồ mời tham gia xây dựng đất nước. Cụ là Cục trưởng Cục Thông tin của QĐ Quốc gia. Năm 1946 là hiệu trưởng đầu tiên của Võ bị Trần Quốc Tuấn.
Cụ có nhiều đóng góp cho binh chủng Công binh, chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc cho Chiến dịch Điện Biên Phú.
Năm 1958, cụ được phong hàm đại tá.
Cụ sống giản dị, gần gũi với nhân dân và để lại nhiều tác phẩm quý. Cụ là nhà văn hóa lớn của dân tộc.


Mời đọc bài về cụ!
tư liệu về thầy trên Wikipedia!

Mộ phần của cựu học viên k7 Đam Sai Pack

Là người Kh'mer, cả đời chiến đấu vì nền độc lập, tự do của quê hương thứ 2. Khi trở về Campuchia chiến đấu, ông từng bị Kh'mer đỏ bắt, giam giữ và tra tấn dã man. Ông mất tại VN và được chôn cất tại Nghĩa trang TpHCM như với 1 cán bộ cao cấp VN.


Nhân dân ta không bao giờ quên ông.

Tấm ảnh quý về lớp Công binh khóa 7 (1952) ở Vân Nam, TQ

Mời vào Quân sử VN đọc tâm sự của 1 người con có cha là cựu học viên k7 Công binh (1952). Trong đó có 1 bức ảnh quý!

Mời anh Baoleo nếu ở TpHCM thì tới dự Họp mặt truyền thống các thế hệ Lục quân Trần Quốc Tuấn tại Hội trường C59, 18D Cộng Hòa, Tân Bình vào sáng ngày 26/5/2012.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Những ai có mặt trong bức ảnh quý này?

66 năm đã qua, hôm nay chúng ta có được bức ảnh gốc "Hồ Chủ tịch trao cờ Trung với nước, Hiếu với dân cho khóa 1 Võ bị, trong ngày khai giảng 26/5/1946 tại Tông, Sơn Tây". Ai là những người vinh dự có mặt trong bức ảnh đó?
Thật may mắn là, mọi sự kiện xảy được thầy Hiệu trưởng Hòang Đạo Thúy ghi lại cẩn thận. Bút tích này hiện được gia đình lưu giữ. Xin lược trích:
Trước hàng quân là "Hộ kỳ đoàn" gồm 5 anh đã có thành tích chiến đấu. Đứng 2 bên "Hộ kỳ đoàn" là giám đốc và phó giám đốc. Cụ trao cờ cho anh Trân. Lúc đi "duyệt", tôi giữ lễ đi sau Cụ 3 bước. Cụ giục: Đi cạnh tôi!
Lời huấn thị của Cụ đăng trong báo Cứu quốc ra hôm sau. Tất cả các ảnh đều do Thông tấn xã chụp. Tôi mua được đủ...
... Cả đời tôi có làm với nhiều ông "phó". Không có ai mà tôi quí bằng đ/c Bình. Anh bảo tôi rằng: "Tích cực như anh là cùng thôi. Tôi sẽ tích cực giúp anh". Và đây...
Như vậy, người đứng bìa trái, tay cầm tờ giấy là Hiệu trưởng Hòang Đạo Thúy.
Người cầm cờ "Trung với nước, Hiếu với dân" là đ/c Bùi Minh Trân, chiến sĩ từ Nam bộ ra học. Hai đ/c hộ cờ là 2 học viên của Bắc bộ và Trung bộ (sẽ được cung cấp danh tính sau).
Người hơi thấp đứng hàng đầu, góc phải (bị lá cờ che mất mặt) là Chính trị ủy viên Trần Tử Bình.
Còn người đứng trước Cụ Chủ tịch là ông Phan Phác, Cục trưởng Cục Quân huấn. (Thông tin từ Nhà sử học Dương Trung Quốc).

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

CHUYỆN VỀ 2 CHIẾC MÁY BAY CỦA VUA BẢO ĐẠI (ANH THY)

Ai cũng biết 3/3/1955 là Ngày truyền thống của Không quân nhân dân Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết trước đó gần chục năm quân đội ta đã có một đơn vị đặc biệt nghiên cứu, huấn luyện không quân?
Chuyện bắt đầu từ 2 chiếc máy bay riêng của vua Bảo Đại...…


Lớp Hàng không đầu tiên bên chiếc Morane của Bảo Đại, 1948.
Vốn quý đầu tiên

Sau ngày thoái vị, vua Bảo Đại vẫn được Cụ Hồ mời ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ. Vốn là “tay chơi”, ông có 2 chiếc máy bay riêng. Đó là chiếc Tiger Moth có 2 chỗ ngồi, 2 tầng cánh, thân bọc vải, 1 động cơ do hãng Havilland (Anh) chế tạo, dùng để bay huấn luyện; chiếc thứ 2 là Morane Saulnier (Pháp) – máy bay thể thao, thân kim lọai, 1 tầng cánh, 1 động cơ, 2 chỗ ngồi, có thể nhào lộn. Khi ra Hà Nội, ông xin phép đưa 2 chiếc máy bay ra, hiến cho ta để thành lập Câu lạc bộ hàng không. Chính phủ đã chấp thuận. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu giao cho đ/c Phan Phác (Cục trưởng Cục Quân huấn, người có chút hiểu biết về máy bay khi còn phục vụ trong quân đội Pháp) tổ chức di dời. Hai máy bay được tháo cánh và bí mật chở bằng tầu hỏa ra Bắc rồi chuyển về cất ở sân bay Tông (Sơn Tây) vào đầu năm 1946. (Khi đó sân bay Bạch Mai và Gia lâm đang bị quân Tàu Tưởng chiếm giữ).

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

CHUYỆN VỀ HAI VỊ TƯỚNG ĐẦU TIÊN CÙNG CÓ TÊN “BÌNH”

Đầu năm 1948, trong đợt phong hàm đầu tiên trong quân đội, Hồ Chủ tịch đã kí sắc lệnh phong Trung tướng cho đ/c Nguyễn Bình và Thiếu tướng cho đ/c Trần Tử Bình. Nhưng trong những ngày đầu sau 19-8-1945, 2 ông đã có cuộc gặp mặt thú vị!

Ngày 15-8-1945, Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội được thành lập, đ/c Nguyễn Khang làm Chủ tịch, Trần Đình Long là cố vấn. Thường vụ Xứ Trần Tử Bình trực cơ quan và phụ trách 10 tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nhưng do Hà Nội có vị trí quan trọng nên đ/c luôn bám sát. Thời cơ đã chín muồi, đêm 17-8, Xứ ủy quyết định cho Hà Nội khởi nghĩa vào ngày 19-8. Trưa ngày 19, sau cuộc mit-tinh tại Nhà hát Lớn, quần chúng cách mạng tấn công vào Dinh Khâm sai và Trại bảo an binh. Sáng 20-8, Uỷ ban nhân dân cách mạng Bắc bộ ra mắt tại vườn hoa Con Cóc.

Về 1 cuốn sách hay

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

TIẾT MỤC HAY NHẤT (KQ)

Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn – Hồng Thuỷ, một trong bốn chiến sĩ quốc tế hoàn thành trọn vẹn cuộc hành quân Vạn lý Trường chinh của Hồng quân Công Nông Trung Quốc (1934-36). Thời kì ở Trung Quốc, là người nước ngoài nhưng ông dám lên lớp về văn hoá cách mạng; thậm chí còn dàn dựng cho bộ đội biểu diễn kinh kịch (môn nghệ thuật tựa như bộ môn tuồng ở ta).
Cuối năm 1945, ông trở về nước. Khi khai giảng khóa 2 Võ bị Trần Quốc Tuấn, ông nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng. Ít lâu sau ông lại nhận chức Tư lệnh Khu Bốn, vậy là học sinh khóa 2 theo thầy hành quân vào miền Trung.

“VẪN CÒN THIẾU... ”

Một lần, Thiếu tướng Nguyễn Chơn (sau này là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) từ Quân khu 5 ra Hà Nội làm việc với Đại tướng Hoàng Văn Thái. Cuộc họp rất căng thẳng nên Thiếu tướng Nguyễn Chơn đã nghĩ “câu chuyện làm quà” để Đại tướng thư giãn. Ông chợt nhớ quê Đại tướng ở Tiền Hải, Thái Bình, nơi có truyền thống cách mạng “tiếng trống năm 30”. Đặc biệt, Thái  Bình có nhiều nhân vật của những sự kiện lịch sử: Người phất lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” trên nóc sở chỉ huy của tướng bại trận Đờ Cát, chiều 7-5-1954 tại Điện Biên Phủ,  kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. Người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập vào trưa 30-4-1975, cáo chung sự thất bại hoàn toàn của đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, giành thống nhất non sông. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ cùng phi công Liên Xô Gorbatcô...


Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và Trường Lục quân

Mời đọc QĐND!

"Vì nhân dân quên mình" và Doãn Quang Khải

Mời đọc!

Về bài hát "Tiến bước dưới quân kỳ" (KQ)


Nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, những ai đã từng khoác áo lính đều thuộc lòng lời ca và giai điệu “Vừng đông đã hửng sáng...”. Vậy mà không phải ai cũng biết bài hát ra đời trong hoàn cảnh nào. May mắn được quen biết nhạc sĩ Doãn Nho, tác giả của bài hát, xin giới thiệu với bạn đọc kỷ niệm về tác phẩm này.

Võ Đại tướng đã cứu sống tác phẩm (KQ)


Nhạc sĩ Tô Hải là cựu học viên khóa 5 Lục quân VN. Từ ngày còn đi học, ông đã mê âm nhạc và sáng tác. Hòa bình lập lại, từng là Trưởng đoàn Văn công QK4.
Sau lớp sáng tác đầu tiên của quân đội năm 1958, với kỉ niệm những ngày cùng đoàn lên tận biên giới Việt-Lào biểu diễn cho bộ đội biên phòng, ông đã viết hợp xướng 4 chương “Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ”. Tiết mục được trình diễn trong đêm liên hoan kỷ niệm 15 năm QĐNDVN (22-12-1959).
Sau đó vì sự ấu trĩ trong tư duy mà có ý kiến: Trong chương III “Tiếng gọi của quê hương”:
Chiều chiều dừng chân đỉnh non sườn núi 
Ngó trông xa xa tận phía chân trời 
Quê hương yêu dấu bao người chờ mong
(Nơi quê hương dấu yêu bào người chờ mong)
Những đêm hôm rằm, tiếng ca vang lừng hẹn người xa vắng đập lúa dưới trăng...

Vài hình ảnh về nhà trường

MỜi xem!

Đại học Trần Quốc Tuấn hôm nay

Mời đọc!

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Thế hệ già ủng hộ ý tưởng thành lập CLB Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn

Như đã thông tin, các cụ lớp trước (Nguyễn Văn Đạo k1, Nguyễn Hoàng Dũng k2, Nguyễn Minh Long k3...) khi nghe tin thế hệ Lục quân trẻ chuẩn bị tổ chức Họp mặt lần đầu và thành lập CLB tại phía Nam, đều rất vui và ủng hộ quyết liệt.
Chiều nay liên lạc được với Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc k6, nguyên Tùy viên Quân sự tại Liên Xô cũ. Cụ cũng rất hoan nghênh ý tưởng của chúng ta. Cụ hứa sẽ liên lạc với đồng đội khóa trên, dưới, thông báo về việc này.

Chuyện của 2 cựu học viên từng qua trường

CHUYỆN VỀ BẢN TÌNH CA CỦA HAI CỰU BINH
SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG “CẬN VỆ ĐỎ” 361

KIẾN QUỐC


Báo QĐND cuối tuần ra ngày 30-5-2004 có bài viết “Bài thơ tình của ngưới lính Điện Biên Phủ” nhắc lại kỷ niệm lãng mạn về sự ra đời của bài thơ “Chim Nhạn” (tác giả: Văn Giang). Đầu xuân At Dậu, tôi lại hân hạnh được gặp người đã phổ nhạc cho bài thơ - Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc. Có một điều thú vị: hai vị tướng, hai “nghệ sĩ không chuyên” lại là “hai người bạn cũ cùng binh đoàn”. Đã qua tuổi “bát thập” nhưng cả hai còn khỏe mạnh, minh mẫn. Và chuyện về bản tình ca của những người lính được kể lại thế này!

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Ca khúc hay: Hát mãi khúc quân hành

Nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền không mặc áo lính nhưng anh có nhiều bài hát cực hay về lính. "Hát mãi khúc quân hành" cũng trở thành 1 trong 10 bài hát quy định của chiến sĩ QĐNDVN.
Mời cùng hát!

Ý nghĩa ngày 15/4

Hai anh em tôi, Công Chính - Kiến Quốc, thường giao ban trên điện thoại và email. Xin ghi nhận lại cuộc điện đàm sáng nay:
- Em đọc 1 tài liệu thấy có thông tin hay về trường ta.
- Thế nào, nói xem! - Tôi hỏi.
- Ngày 15/4/1945 là ngày Bác Hồ kí quyết định thành lập Trường Quân chính kháng Nhật và giao cụ Hoàng Văn Thái làm hiệu trưởng. Theo sách ghi, năm 1428 sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi xưng Vương lên ngôi Hoàng đế, đúng vào ngày 15/4. Vì vậy Bác chọn ngày này để làm ngày thành lập trường và tin tưởng cán bộ nhà trường sau khi tốt nghiệp sẽ góp phần giành độc lập, tự do cho đất nước theo gương cha ông. Và ngày 15/4/1946 cũng là ngày Bác kí quyết định thành lập Võ bị Trần Quốc Tuấn.
- Xin ghi nhận để xác minh. Cảm ơn Chính!

Từ trường Quân chính VN...

TỪ TRƯỜNG QUÂN CHÍNH VIỆT NAM
ĐẾN LỚP “RÈN CÁN CHỈNH QUÂN”
Thiếu tướng Trần Văn Giang[1]
Nhập trường Quân Chính
Tôi biết anh Trần Tử Bình từ tháng 10 năm 1945. Đang làm Tổng phát hành sách báo của Đảng và Việt Minh ở Hải Phòng và vùng duyên hải, tôi được giới thiệu về học Trường Quân Chính Việt Nam khóa 5, tại Việt Nam Học xá Hà Nội.
Ở hai phòng làm việc cạnh nhau đã có khá đông anh em đứng đợi, một bên đông hơn, một bên vắng. Tôi đứng vào bên vắng. Nghe xì xào bàn tán:
- Ông ở buồng bên kia dễ tính hơn, hỏi nhanh hơn. Ông ở buồng bên này có vẻ “hắc”, khó tính nên hỏi kỹ lắm. Mà tất cả mọi người đều phải qua trót lọt một trong hai “cửa ải” này mới được nhận vào học Trường Quân Chính của Quân Giải phóng Việt Nam, chứ tưởng bở à!
Một hai người lưỡng lự rồi chuồn sang cửa bên kia. Tôi tặc lưỡi cứ đứng ỳ cửa bên này “thử xem con tạo xoay vần đến đâu”!
 

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Trường Chinh và đổi mới (Trần Độ)

TRƯỜNG CHINH VÀ ÐỔI MỚI
(Tham luận kỷ niệm 90 năm ngày sinh đồng chí Trường Chinh)
***
Thiếu tướng Trần Độ (phải) cùng con trai (Trần Thắng) ở B2, tháng 2/1972.

Mọi người đều biết rõ vai trò của đồng chí Trường Chinh trong công cuộc Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Ta thử điểm lại quá trình hình thành ởng đổi mới của đồng chí Trường Chinh.


Mọi người đều nhớ những ý tưởng về đổi mới xuất hiện ở Hội nghị Trung ưõng lần thứ sáu, khoá V. Trong hội nghị này, anh Trường Chinh phá một lệ của Trung ương. Lệ đó là: Trong các Hội nghị Trung ương, các uỷ viên Bộ Chính trị không phát biểu, vì lẽ các đồng chí đã thảo luận và phát biểu trong Hội nghị Bộ Chính trị để chuẩn bị cho Trung ương rồi, do đó ra Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị giành cho các Trung ương uỷ viên phát biểu. Nhưng trong Hội nghị lần thứ Sáu, khoá V ấy, anh Trường Chinh lại chuẩn bị một bài phát biểu, bài này ðược in ra và phát cho tất cả các đồng chí Trung ương uỷ viên đọc. Trong bài phát biểu này xuất hiện những từ ngữ và ý tưởng mới, ở đó xuất hiện từ "bung ra" với tinh thần khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh ðược tự do phát triển với ý tưởng là cái gì Quốc doanh làm tốt thì Quốc doanh làm, cái gì tập thể làm tốt thì tập thể làm, cái gì tư nhân làm tốt thì để tư nhân làm. Như thế tạo điều kiện cho tất cả các yếu tố tích cực phát huy ðược đầy đủ, làm cho hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ðược sôi nổi và rộng rãi.




Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Lưu bút Võ Đại tướng năm 2006

Nhân kỉ niệm 60 năm thành lập Võ bị Trần Quốc Tuấn (1946-2006), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mấy chữ gửi thầy trò Võ bị.


Hãy xứng đáng hơn nữa với sáu chữ vàng:
"Trung với nước
Hiếu với dân"
Bác Hồ đã từng trao tặng,
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày khai giảng khóa I Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn.
Hà Nội, 1/5/2006
Võ Nguyên Giáp

Thầy Hoàng Xuân Tùy với Đại học Bách khoa thuở ban đầu

Thầy Hoàng Xuân Tùy tốt nghiệp Trường Huấn luyện cán bộ VN (cuối 1945) và được giữ lại làm cán bộ huấn luyện của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1 cùng thầy Nguyễn Văn Bồng (sau này là bí thư Đảng ủy Đại học Tài chính, chuyên viên cao cấp Bộ Tài chính) và thầy Triệu Huy Hùng (sau này là thiếu tướng, Cục trưởng Cục Quân lực).
Năm 1956, thầy Hoàng Xuân Tùy được giao nhiệm vụ làm Hiệu trưởng Bách khoa HN. Nay thầy sinh sống tại TpHCM. Hy vọng thầy sẽ dự họp mặt với chúng ta.
Mời đọc về lịch sử Bách khoa HN!

TÂM ĐẮC 2


TÂM ĐẮC HỒ CHÍ MINH

Để kỷ niệm tháng Tám cách mạng, năm 1999

Bài 2

***
Bác Hồ và Chủ tịch Trần Duy Hưng thăm Trung đoan Thủ đô đầu 1947.
Chính ủy Trần Độ đừng thứ 3 từ trái.

Đọc lại “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 từ trang 231 đến 306, những câu trích dẫn trong bài đều lấy từ sách này.

Sau khi viết bài “Tâm đắc Hồ Chí Minh” (bài 1), tôi tiếp tục ngẫm ngợi mãi về cuộc đời và về tư tưởng của Bác Hồ. Tôi bèn đọc kỹ lại “Sửa đổi lối làm việc” vì như bài trước đã nói, cuốn sách này cũng là một điều tâm đắc của tôi với Bác Hồ. Tôi tiếp tục tâm đắc thế này:

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Loạt bài về 11 tướng lĩnh "khai quốc công thần"

Đầu năm 1948, Hồ Chủ tịch kí quyết định tấn phong:
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
- Trung tướng Nguyễn Bình
- 9 thiếu tướng: Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Sơn, Lê Hiến Mai, Lê Thiết Hùng, Trần Đại Nghĩa, Chu Văn Tấn, Trần Tử Bình.
Nhân kỉ niệm 65 năm thành lập QĐNDVN (22/12/1944 - 22/12/2009), Báo điện tử Bee.net.vn có loạt bài về các lão tướng "khai quốc công thần".
Mời bạn vào đây!

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Vài hình ảnh tư liệu quý 1946



Nay khuôn viên này đã bị tàn phá của chiến tranh và thời gian, sau này được xây dựng thành bến xe của thị xã, nằm gần Viện 105.
BLL Võ bị 1-2-3 cùng Trường Lục quân 1 đã đề nghị Tp cho đặt bia kỉ niệm, xác nhận sự kiện lịch sử "Ngày 26/5/1946, Hồ Chủ tịch đã lên dự lễ khai giảng và trao lá cờ "Trung với Nước, Hiếu với Dân" cho thầy trò Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1".
Bức ảnh sau là lễ tốt nghiệp của khóa 1 Võ bị.

Trần Văn Nghiêm, cựu học viên Trường Cán bộ VN - tiền thân của Võ bị

TƯỚNG TRẦN VĂN NGHIÊM
CẢ CUỘC ĐỜI VỚI CHIẾN TRƯỜNG

KIẾN QUỐC

Sinh ra trong một gia đình công chức ở Ninh Bình, sớm tiếp thu những ảnh hưởng của phong trào cách mạng; tháng 5-1945 khi vừa 22 tuổi, Trần Văn Nghiêm tự nguyện gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc rồi tham gia cướp chính quyền ở thị xã Ninh Bình. Cuối 1945, ông được điều vào quân đội và cuộc đời chiến binh gắn bó với đ/c đến hơi thở cuối cùng.

Thầy Nguyễn Văn Bồng của khóa 1 Võ bị



ÑIEÀU ÍT BIEÁT VEÀ MOÄT CÖÏU CHIEÁN BINH
Kiến Quốc
                                                                                                                      
Ông Bồng luôn tự hào là lính của anh Văn. (Tại tư gia ở Hương Canh).


Ñoù chính laø CCB Nguyeãn Vaên Boàng. Queâ oâng noåi tieáng vôùi laøng ngheà truyeàn thoáng “Ai veà mua vaïi Höông Canh…” thuoäc huyeän Bình Xuyeân, tænh Vónh Phuùc.
Naêm 1936 khi vöøa troøn 13 tuoåi, oâng ñöôïc gia ñình cho veà Haø Noäi aên hoïc. Nhöõng naêm hoïc thaønh chung, ñöôïc giaùc ngoä oâng ñaõ cuøng baïn beø bí maät xaây döïng cô sôû Vieät Minh ôû Haø Noäi vaø vuøng trung du saùt chaân Tam Ñaûo.
Toát nghieäp tuù taøi, naêm 1944, oâng thi tuyeån laøm nhaân vieân quaûn lí nhaân söï Baéc boä. Thaùng 8-1945, oâng tham gia vaän ñoäng tuyeân truyeàn trong giôùi hoïc sinh, vieân chöùc vaø coù maët trong caùc cuoäc mit-tinh chuaån bò Toång khôûi nghóa ôû Haø Noäi. Ngaøy 18-8 naêm ñoù, oâng veà queâ tham gia giaønh chính quyeàn ôû huyeän.



Làm theo lời Bác

LAØM THEO LÔØI BAÙC
Ghi theo lôøi keå cuûa Thieáu töôùng Ñoã Vaên Phuùc,
cöïu hoïc vieân khoùa 6 Luïc quaân VN,
nguyeân Tuyø vieân quaân söï VN taïi LB Nga.
KIEÁN QUOÁC


Nhöõng naêm thaùng chieán tranh choáng Myõ, Vieät Nam ta nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ voâ cuøng to lôùn caû veà vaät chaát laãn tinh thaàn cuûa nhaân daân toaøn theá giôùi, nhaát laø caùc nöôùc XHCN, trong ñoù coù Lieân Xoâ, Trung Quoác. Ngaøy 2/9/1969, Baùc ñaõ ra ñi, nhieàu nöôùc cöû ñoaøn ñeán vieáng. Chuû tòch Hoäi ñoàng boä tröôûng Lieân xoâ Coâ-xö-ghin vaø Thuû töôùng Quoác vuï Vieän Trung Quoác Chu Aân Lai laø nhöõng ngöôøi bay sang sôùm nhaát.


Hịch gửi đàn ông (ST)

Thường nghe: ở xứ Bắc khi xưa có ông vua chi ra nghìn vàng chỉ vì nụ cười của người đẹp.
Ở xứ Tây có anh chàng thuê cả đội phi cơ bay trên bầu trời nhà cô gái mà anh ta thầm yêu trộm nhớ với đội hình xếp thành chữ Love; xứ ta lại có kẻ vơ vét của công đem cống cho gái bao mặc dù biết vành móng ngựa đang chờ phía trước. Từ xưa đến nay, đàn ông chúng ta phải chi “tình phí” giá cao đời nào chẳng thấy có?

Thầy Nguyễn Sơn, Hiệu trưởng Võ bị khóa 2

Mời xem SGGP!

Thầy Phó giám đốc Chính trị ủy viên Trần Tử Bình

Mời đọc!