Ngày 8/2/1941, Hoàng Sâm cùng các
đ/c Phùng Chí Kiên, Võ Nguyên Giáp, Lê Quảng Ba, Đặng Văn Cáp… bảo vệ Bác từ
Trung Quốc về Pắc Bó (Cao Bằng). Cuối năm ấy, đội du kích đầu tiên được thành
lập gồm 12 chiến sĩ do đ/c Lê Thiết Hùng là đội trưởng, Lê Quảng Ba làm chính
trị viên và Hoàng Sâm là đội phó.
Lợi dụng điều kiện xã hội và địa
lí hiểm trở, nhiều toán phủ đã nổi lên cướp bóc, giết chóc, gây khó khăn cho bà
con dân tộc vùng biên giới Việt-Trung. Nếu không dẹp được nạn phỉ sẽ khó động
viên bà con ủng hộ cách mạng.
Những trùm phỉ như anh em Voòng A
Sáng, Voòng A Sính, Châu Slam Tha (Châu “ba mắt”), Lỳ Síu… sống anh hùng hảo
hán nhưng rất kính nể những người can đảm, tài ba. Hoàng Sâm còn có tên là Trần
Sơn Hùng, nổi tiếng gan dạ, đánh đông dẹp bắc, bắn súng bằng cả 2 tay “bách
phát bách trúng”, phi ngựa như kị sĩ, nói tiếng Quảng như thổ dân. Bọn phỉ nghe
danh rất nể và muốn đọ tài. Một lần, Lỳ Síu kéo quân đến cửa hang Pắc Bó đòi
gặp Trần Tiên sinh. Vừa thấy ông bước ra 2 tay khoanh trước ngực, súng
pặc-khoọc đeo lệch vai, dao quắm giắt bên hông, hắn vội cúi đầu chào:
-
Chào cán bộ! Xin mời cán bộ uống rượu đến say rồi ta thi
bắn súng!
Quả như lời đồn, dù đã ngấm hơi
men, Trần “đại ca” không cần ngắm, cứ nâng súng lên vẩy đâu trúng đó. Lý Síu từ
đó khuất phục.
Nắm được đặc điểm trùm phỉ gốc
Hoa rất trọng đồng hương, đồng họ, đồng môn… nên Hoàng Sâm đã thân chinh cưỡi
ngựa vào tận sào huyết của phỉ Voòng A Sáng. Nghe danh từ lâu nay mới hội ngộ,
lại thấy ông “đồng họ” (Hoàng theo tiếng Quảng là Voòng, Hoàng Sâm là Voòng
Sám) nên trùm phỉ quý trọng mở tiệc chiêu đãi. Trong bữa tiệc, Voòng A Sáng mời
ông uống rượu nhắm với “não hầu” (óc khỉ) và đề nghị kết nghĩa huynh đệ.
Nhờ hành động kiên quyết và khôn
khéo đã hạn chế được sự phá phách, cướp bóc của bọn phỉ, gây được uy tín trong
nhân dân nên số hội viên Cứu quốc theo Việt Minh ngày càng đông.
Với quân Phỉ có tính người thì như vậy, với quân ta toàn bọn tham nhũng vô độ mất tính người, đố Bác Hoàng Sâm nhà ta kết nghĩa giao lưu đấy.
Trả lờiXóa