Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Trường Chinh và đổi mới (Trần Độ)

TRƯỜNG CHINH VÀ ÐỔI MỚI
(Tham luận kỷ niệm 90 năm ngày sinh đồng chí Trường Chinh)
***
Thiếu tướng Trần Độ (phải) cùng con trai (Trần Thắng) ở B2, tháng 2/1972.

Mọi người đều biết rõ vai trò của đồng chí Trường Chinh trong công cuộc Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Ta thử điểm lại quá trình hình thành ởng đổi mới của đồng chí Trường Chinh.


Mọi người đều nhớ những ý tưởng về đổi mới xuất hiện ở Hội nghị Trung ưõng lần thứ sáu, khoá V. Trong hội nghị này, anh Trường Chinh phá một lệ của Trung ương. Lệ đó là: Trong các Hội nghị Trung ương, các uỷ viên Bộ Chính trị không phát biểu, vì lẽ các đồng chí đã thảo luận và phát biểu trong Hội nghị Bộ Chính trị để chuẩn bị cho Trung ương rồi, do đó ra Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị giành cho các Trung ương uỷ viên phát biểu. Nhưng trong Hội nghị lần thứ Sáu, khoá V ấy, anh Trường Chinh lại chuẩn bị một bài phát biểu, bài này ðược in ra và phát cho tất cả các đồng chí Trung ương uỷ viên đọc. Trong bài phát biểu này xuất hiện những từ ngữ và ý tưởng mới, ở đó xuất hiện từ "bung ra" với tinh thần khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh ðược tự do phát triển với ý tưởng là cái gì Quốc doanh làm tốt thì Quốc doanh làm, cái gì tập thể làm tốt thì tập thể làm, cái gì tư nhân làm tốt thì để tư nhân làm. Như thế tạo điều kiện cho tất cả các yếu tố tích cực phát huy ðược đầy đủ, làm cho hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ðược sôi nổi và rộng rãi.







Những ý tưởng này cùng với nhiều ý tưởng khác gây men cho bầu không khí đổi mới ðược phát triển.



Sau này anh Nguyễn Văn Linh kể với tôi câu chuyện : lúc anh Linh làm Bí thư thành uỷ Sài Gòn, có tổ chức cho các anh Lê Duẩn, Trường Chinh và Phạm Văn Đồng đi thăm các cơ sở kinh tế của thành phố lúc ấy đang có những hoạt động và những hoạt động đó gây những sự đánh giá khác nhau và gây nên những tranh luận : đó là tiêu cực hay tích cực, là đáng đi tù hay đáng khen ngợi đến nỗi anh Nguyễn Văn Linh có lúc phải nói: "Các anh cứ làm đi, nếu có phải đi tù thì tôi sẽ đem cơm đi thăm nuôi cho các anh".





Sau khi đi thăm các cơ sở, Anh Trường Chinh có nói với anh Linh: "Cảm ơn anh đã tổ chức cho chuyến đi thăm các cơ sở. Qua cuộc đi thăm này, tôi đã thấy ðược những điều thực tế, nó ngược lại 180 độ với tất cả các báo cáo mà tôi nhận ðược".

Tôi không biết cuôc đi thăm cơ sở của anh Trường Chinh là trước hay sau Hội nghị Trung ương 6, nhưng qua những sự kiện đó thấy những ý tưởng đổi mới của anh Trường Chinh xuất hiện một cách dần dần do những suy nghĩ của anh về vận mệnh đất nước và về thực trạng của đất nước. Nếu không trung thực nhận định về các tình hình thực trạng thì không thể thấy ðược thực chất của tình hình và không có cơ sở cho những ý tưởng chính xác và đúng đắn nảy sinh. Nếu chỉ lượng giá tình hình bằng những công thức và khẩu hiệu thì cũng có thể nảy sinh những ý tưởng bị cầm tù trong các khẩu hiệu và công thức mà thôi. Chính anh Trường Chinh, trong một số vấn đề cũng bị hạn chế trong lối suy nghĩ công thức.









Ví dụ : Có một lần anh trao đổi với tôi về một tác phẩm sân khấu, đó là vở kịch "Hà Mi của tôi", anh đã nói với một ý định uốn nắn và giáo dục tôi, anh nói :

- Anh có biết điển hình là gì không ? Điển hình có hai thứ: điển hình tốt và điển hình xấu, điển hình tốt thì chỉ ðược có những biểu hiện tốt, điển hình xấu phải có đủ các biểu hiện xấu, không thể có thứ điển hình vừa tốt vừa xấu. Vở "Hà Mi của tôi" ðưa ra những hình ảnh tốt, xấu lẫn lộn, thực ra tác giả chỉ mượn đề tài dũng cảm chiến đấu để nói lên những điều bậy bạ nhảm nhí. Đáng lẽ anh không để cho những tác phẩm kiểu đó xuất hiện".

Thực ra tôi không phục ý kiến đó nhưng vì tôn trọng và yêu mến anh, nên tôi im lặng và tôi đang rất tán thưởng anh trong những ý kiến về thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước và thực trạng về tổ chức và hoạt động của Đảng: Không thể yêu cầu anh một lúc có ý kiến đầy đủ về tất cả mọi vấn đề.

Những ý tưởng đổi mới của anh ðược thể hiện rõ rệt nhất và có hệ thống nhất ở bài nói trong Đại hội Đảng thành phố Hà Nội. Bài nói đã ðược hoan nghênh chào đón một cách sôi nổi và rộng rãi. Những ý tưởng trong bài nói chuyện đó đã là những ý tưởng chủ yếu trong báo cáo chính trị ở Đại hội Đảng VI. Đó là tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật" trong khi nhận định thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước và thực trạng của Đảng.

Có thể nói anh Trường Chinh đã nhìn thấu rõ sự thật của tình hình, anh vừa nhìn thấy, vừa cảm thấy nỗi bức xúc của tình hình, nên anh đã tập trung và làm bật ý tưởng : "nói rõ sự thật, nhìn thẳng vào sự thật" và theo tôi đó là tinh thần cõ bản nhất của ý tưởng đổi mới. Tôn trọng sự thật, nói rõ sự thật, nhìn thẳng vào sự thật cũng là một phẩm chất đặc biệt của người cộng sản. Trong những ngày đầu của công cuộc vận động cách mạng, những người cộng sản ðược nhân dân tin yêu và kính phục nghe theo cũng chính là nhờ phẩm chất đó. Chỉ có những người cộng sản mới thẳng tay vạch mặt những sự lừa bịp của những kẻ cầm quyền thống trị, vạch rõ thực chất của sự áp bức và bóc lột, do đó mà ðược nhân dân lao động tin theo. Khi những người cộng sản cầm quyền cũng không có lý do nào phải giấu giếm sự thật. Càng nói rõ sự thật, sự thật về những thiếu sót, những bất cập của Đảng lãnh đạo và Nhà nước của nhân dân thì càng ðược nhân dân tin theo và kính phục ; ngược lại thì chỉ có hậu quả là nhân dân xa lánh, thậm chí còn trở thành sự trở ngại của phát triển xã hội.

Đại hội VI đã tạo một chuyển động mạnh mẽ trong toàn xã hội, đã thổi một luồng gió phấn khởi vào toàn xã hội, chính là nhờ vào tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật" của Đảng. Tinh thần đó ðược anh Trýờng Chinh đề xuất khởi xướng. Chính anh Trường Chinh đã suy nghĩ trăn trở về thực trạng của tình hình, về những tiêu cực trong tình hình một cách nghiêm túc và khách quan. Điều đó dẫn đến hình thành ý tưởng trong Anh.

Ngày nay, kỷ niệm về anh Trường Chinh, điều thấm thía sâu sắc của tôi là như thế.

Tình hình xã hội phát triển ngày càng phức tạp và khó khăn không thể có ảo tưởng : mọi vấn đðược giải quyết dễ dàng, không thể có ảo tưởng là: "chấm dứt" và "quét sạch" mọi tiêu cực một cách dễ dàng, mà phải phân tích các hiện tượng mọi mặt một cách khách quan đđề ra những đối sách thích hợp. Muốn thế phải huy động ðược trí tuệ toàn Đảng và nhất là của toàn thể dân tộc để có ðược những nhận định toàn diện và khách quan, tìm ðược những khâu then chốt nhất mà có đối sách, có hiệu lực lớn. Cần tránh những nhận định một cách chung chung, lúc nào cũng đúng và lúc nào cũng không đúng. Có như thế ta mới tiếp nối ðược tinh thần cơ bản của Đại hội VI và không phụ công lao trăn trở của anh Trường Chinh trong Đại hội đó.






Tôi cho rằng, đó là tinh thần cần phải có trong dịp kỷ niệm này về anh Trường Chinh.

Tháng 12/1996 - Trần Đ

1 nhận xét:

  1. Người CS chân chính là người biết cái đúng, cái sai, dám nhận cái sai của mình trước nhân dân và mạnh dạn sửa cái sai đó.
    Người già. nhất là CS già, thì luôn bảo thủ, luôn cho mình đúng. Vậy mà cụ Trường Chinh khi đã ngoài 80 mà thế là tân tiến lắm.
    AD

    Trả lờiXóa

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.