Ông Tùy, bà Ninh sau 1954. |
Sau khi tốt nghiệp Trường Cán bộ VN (k7), 2 đ/c Hoàng Xuân Tùy và Nguyễn
Văn Bồng được giữ lại làm cán bộ khung cho k1 Võ bị (tương đương k8). Tại đây,
đ/c Hoàng Xuân Tùy được Phó giám đốc Trần Tử Bình giới thiệu kết nạp vào Đảng
CS Đông Dương (khi đó Đảng ta đã tuyên bố "tự giải tán", rút vào bí
mật). Đ/c Hoàng Xuân Tùy gắn bó với k1 Võ bị.
Sau này đ/c Tùy về công tác ở Báo QĐND rồi ra tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ. Hòa bình về xây dựng Đại học Bách khoa HN rồi làm thứ trưởng Bộ Đại học và
THCN.
Hồi ức ngày ở Điện
Biên của ông được ghi lại:
Đội ngũ phát hành báo cũng quang gánh ra chiến trường, mang theo nào giấy,
nào đèn hộp tự chế. “Trên đường hành quân, khiêng vác cồng kềnh, ai cũng tưởng
chúng tôi là bộ đội pháo binh”. Ngày 13-3, trong lúc tất cả bộ đội đang sẵn
sàng đợi lệnh chiến đấu, đội quân phát hành gánh tờ Quân Đội Nhân Dân mới nhất
trên vai chạy dọc chiến hào tỏa xuống các đơn vị.
Trước giờ nổ súng, tất cả bộ đội đều đã được chính trị viên cầm báo đọc cho
nghe thư của Bác Hồ: “Các chú sắp ra trận, nhiệm vụ các chú lúc này rất to lớn,
vinh quang... Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng cho các đơn vị và cá
nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to...”.
Những món ăn vô hình ấy đã góp phần cổ vũ tinh thần chiến sĩ khó có gì so
sánh được. Những tấm gương anh hùng như Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình
Giót cũng lần đầu tiên được tôn vinh trên những tờ báo nóng bỏng khói súng này.
Nhưng vẫn có những điều làm những người làm báo phải tiếc hùi hụi. Đó là
khi vì bí mật quân sự mà những câu chuyện đẹp như những thiên anh hùng ca đành
phải xếp hàng và cất vào chồng bài lưu trữ; khi những bài bình luận, tường
thuật phải viết lệch đi một chút, giấu bớt những chiến công một chút để đánh
lạc hướng địch.
Ông Hoàng Xuân Tùy kể: “Lúc nào cũng phải tính đến trường hợp báo rơi vào
tay giặc, ngoài tôi phụ trách tuyên huấn mặt trận, bộ chỉ huy chiến dịch cũng
dành thời gian theo dõi, chỉ đạo việc làm báo rất sát sao. Sáng nào tôi và anh
Văn (đại tướng Võ Nguyên Giáp) cũng nghe đài nước ngoài để phân tích tình hình
thế giới, vừa phục vụ cho chỉ đạo chiến dịch vừa làm báo”...
Tiếp vận lên Điện Biên qua núi, qua sông, xuyên rừng, vượt thác là điều mà
quân Pháp cho rằng quân đội VN không thể làm được. Làm báo ngay tại mặt trận để
thúc đẩy tinh thần chiến sĩ là việc mà quân Pháp không thể tưởng tượng ra.
Nhưng tất cả đã được biến thành sự thật, và được thực hiện bởi những người rất
bình thường như bác Tần, bác Tùy mà tôi gặp hôm nay.
Sau ngày cưới tại mặt trận. |
Cũng tại mặt trận Điện Biên Phủ, sau ngày chiến thắng, đám cưới của đ/c
Hoàng Xuân Tùy với cô diễn viên văn công Song Ninh được tổ chức. Ông nhớ lại:
“Khoảng đầu tháng 5-1951, khi đang chuẩn bị lên đường tham gia chiến dịch
Hà Nam Ninh thì tôi nhận được lệnh trở về Tổng cục Chính trị đưa đoàn điện ảnh
Trung Quốc đi quay phim về Việt Nam. Trong một lần quay cảnh đoàn văn công Tổng
cục Chính trị phục vụ bộ đội, tôi đã gặp bà ấy. Đó là một cô gái duyên dáng,
hát rất hay và diễn kịch cũng giỏi - tên là Lê Thị Song Ninh, người dân tộc
Tày. Biết cô ấy giỏi tiếng Hoa, chúng tôi đã mời cô về làm phiên dịch cho đoàn.
Sau 6 tháng, chúng tôi trở nên thân thiết với nhau, đôi mắt biết nói của cô
ấy, thái độ ân cần ấm áp mà cô ấy dành cho tôi thật sâu đậm. Tôi mạnh dạn viết
thư ngỏ lời. Bức thư viết vội đầu tiên ấy còn vụng về lạ nhưng sau đó vài ngày,
tôi bất ngờ nhận được lá thư… đồng ý từ cô ấy.
Cuối năm 1953, tôi được điều động lên chiến dịch Điện Biên Phủ để làm nhiệm vụ Trưởng ban Tuyên huấn của chiến dịch, kiêm phụ trách Báo Quân đội Nhân dân tại mặt trận. Còn cô ấy vừa tham dự Đại hội Liên hoan Sinh viên thế giới tổ chức tại Bucharest (Romania) về và theo đoàn đi phục vụ chiến dịch.
Những ngày giáp tết năm 1954, nhiều đồng đội “xúi” tôi cưới vợ gấp gấp vì chiến dịch sắp sửa vào hồi nóng bỏng. Được Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm đồng ý đứng ra làm chủ hôn, ngay tại lán của anh, chúng tôi đã tổ chức lễ cưới. Mấy anh em trong đơn vị đã dựng một căn lán nhỏ làm “buồng uyên ương”, lấy cây rừng ghép làm giường tân hôn. Nhưng chúng tôi chỉ ở bên nhau được vài ngày rồi lại phải chia tay, cho đến trước khi tiếp quản thủ đô (tháng 10-1954) chúng tôi mới gặp lại nhau.
Trưởng BLL Chiến sĩ Điện Biên Hoàng Xuân Tùy gặp lại Võ Đại tướng tại TpHCM. |
Cuối năm 1953, tôi được điều động lên chiến dịch Điện Biên Phủ để làm nhiệm vụ Trưởng ban Tuyên huấn của chiến dịch, kiêm phụ trách Báo Quân đội Nhân dân tại mặt trận. Còn cô ấy vừa tham dự Đại hội Liên hoan Sinh viên thế giới tổ chức tại Bucharest (Romania) về và theo đoàn đi phục vụ chiến dịch.
Những ngày giáp tết năm 1954, nhiều đồng đội “xúi” tôi cưới vợ gấp gấp vì chiến dịch sắp sửa vào hồi nóng bỏng. Được Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm đồng ý đứng ra làm chủ hôn, ngay tại lán của anh, chúng tôi đã tổ chức lễ cưới. Mấy anh em trong đơn vị đã dựng một căn lán nhỏ làm “buồng uyên ương”, lấy cây rừng ghép làm giường tân hôn. Nhưng chúng tôi chỉ ở bên nhau được vài ngày rồi lại phải chia tay, cho đến trước khi tiếp quản thủ đô (tháng 10-1954) chúng tôi mới gặp lại nhau.
Hàng chục năm sau, "cặp vợ chồng Điện Biên" năm xưa đã được gặp Võ Đại tướng tại TpHCM. Chẳng quản tuổi già, bà Song Ninh đã hát "Tình ca Tây Bắc" tặng Đại tướng.
Những câu chuyện
thật cảm động!
Trong ảnh Trưởng BLL chiến sĩ Điện Biên đến thăm Võ Đại tướng có 2 chú Hoàng Minh Phương và Minh Long.
Trả lờiXóaĐám cưới cô chú Tùy, Ninh được Chủ nhiệm Chính trị Lệ Liêm làm chủ hôn. Hay quá! Toàn người thân.