Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa có thể làm thay đổi nghiêm trọng tình hình Biển Đông (Vũ Diệu)


Điều121 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm1982 ( UNCLOS 1982 ) về các chế độ đảo quy định một hòn đảo cần phải duy trì điều kiện là nơi cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng thì mới đủ điều kiện có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Vì thế, cùng với việc lập ra thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và điều quân ra đồn trú, phía Trung quốc đang thực hiện nhiều biện pháp về kinh tế (đưa ngư dân ra sinh sống khai thác hải sản ), xã hội, khoa học … để sau đó đưa ra chủ quyền đốivới các khu vực hàng hải của hòn đảo theo điều 121của UNCLOS 1982 bao gồm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng tiếp giáp.
Trungquốc đang âm mưu dùng một khoảnh đất gần 13 Km2 ( làđảo Phú Lâm ) có thể đem lại cho họ thẩm quyền đốivới 2 triệu Km2 Biển Đông đang thuộc vùng biển củacác nước khác trong đó có Việt Nam .

Theohọc giả Sarabjeet Singh Parma thuộc Viện nghiên cứu quốcphòng Ấn Độ (xem www.VNExpress.net 18/8/2012), việc Trung quốc lập thành phố Tam Sa và lập đồn trúquân sự ở đó có thể nhằm 3 mục đích : 1 là mở rộngtầm với về quân sự - 2 là tăng cường tuyên bố chủquyền ở Biển Đông - 3 là đối phó với chiến lượctái cân bằng của Mỹ ở khu vực này .
Vềquân sự , đảo Phú Lâm cách đảo Hải Nam 350 Km về phíanam và nằm ở phía tây-bắc Biển Đông , có vị tríchiến lược quan trọng . Từ đây , Trung quốc có thể mởrộng phạm vi hoạt động xuống phía nam đảo Hải Nam vàlục địa Trung Quốc . Hiện trên đảo Phú Lâm có đườngbăng dài khoảng 3 Km , cho phép các máy bay tiêm kích loạiSu-30MKK , máy bay JH-7 hoạt động với tầm vươn xa đếnViệt Nam , Philippin và Malaysia ( phần phía bắc Indonesia) .Đường băng có thể kéo dài thêm . Căn cứ hải quântrên đảo Phú Lâm hiện có với một cầu cảng dàikhoảng 400 mét cùng với một đê chắn sóng bảo vệ tàuneo đậu ở đó . Độ sâu ở đây hiện nay cho phép cáctầu khu trục loại nhỏ neo đậu . Nếu nạo vét thêm ,độ sâu có thể tăng để neo đậu loại tầu khu trụclớn hơn .
Trungquốc có thể dùng những hòn đảo xung quanh Phú Lâm nhưmột trạm theo dõi hoạt động hàng hải và thu thậpthông tin tình báo . Hiện nay đảo Phú Lâm đã đượcdùng như một căn cứ tiền tiêu . Dù diện tích hẹp , nóvẫn có thể bao gồm hầm ngầm , kho dự trữ đạn dược, hậu cần , hỗ trợ y tế , sửa chữa  bảo dưỡng vànơi ăn nghỉ  . Do đó , việc Trung quốc lập thành phốTam Sa trên đảo Phú Lâm là sự kiện có thể làm thay đổinghiêm trọng tình hình Biển Đông .
Cũngtheo học giả Sarabjeet Singh Parma , rất có thể Trung quốctính đến một chiến lược “ đảo nối đảo “ , tứclà nhảy từ đảo này sang đảo khác , thành lập tiếpcác thành phố và vùng lãnh thổ tương tự trên các hònđảo khác mà họ kiểm soát được , để bao trùm toànbộ yêu sách đường chín đoạn của họ trên Biển Đông, bắt chấp sự phản đối của các nước liên quan.
Ghichú :
1-Ngoài việc chiếm đóng Hoàng Sa , hiện nay TQ đã xây côngsự kiên cố chiếm giữ các bãi đá  đánh chiếm củaViệt Nam thuộc huyện  đảo Trường Sa – Khánh Hoà năm1988 là : Đá Tư Nghĩa , Đá Ga Ven , Đá Gạc Ma , Đá ChữThập ( xem www.giaoduc.net.vncác ngày 11,17,18 ,19/8/2012, trang Quốc tế ).
2-TS Trần Công Trực nguyên trưởng ban biên giới của Chínhphủ đang giới thiệu 3 bài trích từ “ Sách Biển Đông“ là : Con Rồng đói Trung quốc ở Biển Đông – TQ kíchđộng dư luận vu cáo Việt Nam – TQ đang chơi ván bàilật ngửa ( xem www.VNExpress.netcác ngày 18 và 19/8/2012).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.