Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nhớ mãi Thiếu tướng Nguyễn Minh Long

Ngay trong buổi họp mặt, các tướng lĩnh đã hẹn nhau: Chiều nay 1g đi viếng bạn Minh Long. Đúng 1g có mặt tại Nhà tang lễ BQP đã thấy các lão tướng Hoàng Dũng, Hoàng Nghĩa Khánh, Nam Phong, Nam Hà, Hoàng Minh Phương... và rất đông bạn bè thân hữu của cụ Minh Long. Cụ Khánh giao bài viết này và nhờ đăng lên báo điện tử. 
Xin trân trọng giới thiệu!

NHỚ MÃI THIẾU TƯỚNG NGUYỄN MINH LONG
Trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh - nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến

Đồng chi Minh Long đã ra đi và để lại một niềm vô cùng thương tiếc cho gia đình, bạn bè, đồng đội; để lại một tấm gương sáng của một đảng viên công sản chân chính, kiên cường!


Hình ảnh đồng chí Minh Long không bao giờ quên trong tâm trí chúng tôi. Là một thanh niên được giác ngộ sớm về truyền thống cách mậng. Mới 15 tuổi đã gia nhập Đoàn Thanh niên cứu quốc và đội tự vệ chiến đấu từ tháng 5/1945, sau đó tham gia Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 tại Hà Nội.
Được Đảng và Quân đội giáo dục bồi dưỡng về chính trị, quân sự một cách cơ bản. Ngoài việc được đào tạo tại các trường quân chính trong nước, đồng chí là một trong những cán bộ đầu tiên được giới thiệu sang học tập ở Học viện Mác- Lênin Bắc Kinh, Trường Bộ binh cao cấp Thạch Gia Trang của TQ vào những năm 1949-52. Sau này, đồng chí được quân đội cử sang học tập tại Học viện quân sự Frunze (1962-64) và Học viên Vorosilop Matxcơva (1980).


Được bồi dưỡng tri thức lí luận, đồng chí còn được rèn luyện thực tế trên các chiến trường 3 nước Đông Dương: miền Nam VN, Lào, Campuchia; tham gia các chiến dịch lịch sử - Điện Biên Phủ và Hồ Chí Minh.
Toàn cảnh


Gia đình.

Tiễn đưa ông.


Đại tá Nguyễn Văn Thành, em trai ông Minh Long, từ HN vào. 
Từ một cán bộ chiến đấu ở đơn vị cơ sở đến chỉ huy cấp quân đoàn, đồng chí không quản ngại gian nan, nguy hiểm, đi sâu sát đơn vị, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc.
Có trình độ lí luận quân sự, lại có nhiều kinh nghiệm chiến đấu thực tế ở các chiến trường nên thời gian cuối cuộc đời binh nghiệp (từ tháng 6/1984 đến tháng 2/1996) đồng chí được điều đồng về làm Cục phó Cục Tác chiến BTTM, góp phần tham gia xây dựng cơ quan tác chiến chiến lược và kế hoạch bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Minh Long là một cán bộ gương mẫu, có cuộc sống giản dị, khiêm tốn, đoàn kết với mọi người, sống hòa thuận, hết lòng thương yêu con cháu trong gia đình.
Đưa ông đi.
Anh Minh Long là một người bạn chân thành, tình nghĩa với anh em đồng đội. Sau khi nghỉ hưu, tuy tuổi cao nhưng năm nào anh cũng khoác ba lô, lặn lội trên các vùng núi Trị Thiên, trên dãy Trường Sơn để đi tìm mồ mả, thu lượm hài cốt giúp các gia đình liệt sĩ, những bạn chiến đấu cũ của anh. Anh đã cùng đồng đội phát hiện gần 1000 hài cốt liệt sĩ.
Trải qua 68 năm phục vụ cách mạng, với 66 năm tuổi Đảng, 51 năm tuổi quân và 83 năm tuổi đời; anh đã làm tròn nghĩa vụ của một quân nhân cách mạng, một đảng viên chân chính, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân và quân đội 2 nước bạn Lào, Campuchia.
Chúng tôi nhớ mãi Thiếu tướng Nguyễn Minh Long!

2 nhận xét:

  1. Điếu văn cho cụ Minh Long do cụ Hoàng Minh Phương, bạn cùng học tiếng Trung của thầy Văn Trang và đi học Bắc Kinh 1950, chấp bút.

    Trả lờiXóa

  2. Kính gửi: - Ban liên lạc truyền thống Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn phía Nam
    - Gia quyến đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Minh Long

    Được tin đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Minh Long, nguyên học viên khóa 3 Trường sĩ quan lục Trần Quốc Tuấn từ trần.
    Thay mặt Ban liên lạc khóa 1 Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn xin chân thành chia buồn sâu sắc với tang quyến và Ban liên lạc Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam.

    Hà nội ngày 23 tháng 5 năm 2013
    Trưởng Ban liên lạc khóa 1
    Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn
    Đỗ Hạp




    Trả lờiXóa

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.