Nói về chiến thắng Điện Biên Phủ , báo chí không quên nói tới công lao , tài trí của Tư lệnh chiến dịch , Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng người ta đã lãng quên sức mạnh của nhân dân bảo đảm hậu cần cho chiến dịch và người được giao nhiệm vụ chỉ huy mảng công việc âm thầm quyết liệt này đi đến thành công là Đặng Kim Giang . Đã đến lúc phải trả lại sự công bằng trong lịch sử nên Thư viện điện tử Bách khoa toàn thư đã bổ sung giới thiệu mảng lịch sử bị lãng quên này . Xin trích lại giới thiệu với bạn đọc .
Cánh đồng Điện Biên Phủ nằm lọt giữa vùng núi cao hiểm trở phía Tây Bắc Việt Nam . Trong chiến dịch Điện Biên Phủ , đối với cả 2 bên tham chiến , vấn đề tiếp tế lương thực đạn dược cho các đạo quân khổng lồ trong chiến dịch này là một trong những đầu bài khó giải nhất quyết định thành bại . Riêng phía Việt Nam , chuyển từ Phương án “ đánh nhanh , thắng nhanh “ trong 3 ngày 3 đêm bằng Phương án “ đánh chắc , tiến chắc “ có nghĩa là thời gian của chiến dịch sẽ kéo dài ( đến khi kết thúc là 55 ngày đêm ) thì áp lực của công tác hậu cần càng trở thành 1 trong những nhân tố chủ yếu bảo đảm cho chiến thắng .
Bộ đội Việt Nam phải nuôi số quân đông gấp 3 lần quân Pháp . Riêng bộ binh tham gia chiến dịch có 4 đại đoàn ( 308 , 304 ,312, 306 ) và các binh chủng hiệp đồng , mỗi ngày ăn 50 tấn gạo . Phía Việt Nam phải tiếp vận bằng đường bộ từ các vùng hậu phương chính như Liên khu 3 , Liên khu 4 , cách xa mặt trận từ 600 đến 800 Km , theo 1 con đường duy nhất , có nhiều đèo , suối , nằm trong tầm oanh tạc của không quân Pháp mà khả năng phòng không của Việt Nam rất hạn chế . Trong chiến dịch này , Pháp đã huy động 100 máy bay Dakota , 16 máy bay C112 và 1 số lớn máy bay dân dụng lập cầu hàng không khổng lồ nuôi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ , chưa kể 168 máy bay ném bom , trong đó có 48 pháo đài bay B26 bắn phá cản đường vận tải hậu cần của phía Việt Nam . Phía Việt Nam , từ ngoài thung lũng Điện Biên , đã huy động hàng trăm ôtô vận tải và 1 đội quân hậu cần thô sơ khổng lồ 260.000 dân công ( trong đó có cả các thầy cô giáo và học sinh trung học nghỉ học tham gia dân công ) , 21.000 xe đạp thồ ( đã cải tiến, mỗi xe có khả năng thồ 200 - 300 Kg hàng ) , 20.000 xe bò , xe trâu và bè mảng . Khi đó “ bảo đảm hậu cần “ được hiểu là toàn bộ các nhiệm vụ điều phối lực lượng vận chuyển , cất trữ , phân phối27.000 tấn vật phẩm gồm gạo , thịt khô , muối , đường , thuốc men , quân trang quân dụng ...để chăm lo cái ăn , cái mặc , y tế cho bộ đội . Đây là trận chiến âm thầm nhưng rất quyết liệt , phải phối hợp rất nhiều các tổ chức dân sự và quân sự ,với phương tiện thông tin lúc đó rất thô sơ lạc hậu , do đó công tác chỉ huy , phối hợp rất khó khăn , phức tạp . Người được giao nhiệm vụ chỉ huy hậu cần lúc đó là Đặng Kim Giang , 1 trong 4 thành viên của Bộ Chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ ( gồm Tướng Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh chiến dịch , Tướng Hoàng Văn Thái là Tham mưu trưởng chiến dịch , Đặng Kim Giang là Chủ nhiệm hậu cần và Lê Liêm là Chủ nhiệm chính trị chiến dịch ). Trong công việc mở đường cho chiến dịch đã phải huy động hơn 26.000 dân công và hơn 22.000 thanh niên xung phong kết hợp với công binh , vận tải quân đội , quân y góp 10 triệu ngày công để mở 4.500 Km đường xuyên rừng , bạt núi , vận chuyển vũ khí , lương thực , thương binh dưới bom đạn của địch . Công tác bảo trì vũ khí đạn dược cũng là 1 khối lượng lớn và khá phức tạp . . Trong số 20. 000 đạn pháo lớn dùng cho chiến dịch , chỉ có 18% là mới và do Trung quốc viện trợ . Số còn lại gồm nhiều chủng loại là chiến lợi phẩm thu được của Pháp từ nhiều trận đánh , từ nhiều thời gian trước gom lại , nay cần được bảo trì tu sửa . Ngoài phục vụ cho bộ đội , công tác hậu cần còn phải bảo đảm sinh hoạt cho dân công và sau khi chiến thắng phải nuôi hàng ngàn tù binh địch .
Đặng Kim Giang suốt ngày đêm rong ruổi trên chiếc xe Jeep chiến lợi phẩm mui trần , đi đốc chiến khắp các cung đường vận chuyển , các kho đạn , kho lương thực , các bệnh viện dã chiến . Khi chiến dịch kết thúc thắng lợi . Bệnh mất ngủ từ đó đã đeo bám ông suốt đời .
Đặng Kim Giang tên thật là Đặng Rao , quê tại xã Minh Hưng , huyện Kiến Xương , tỉnh Thái Bình . Ông gia nhập Việt Nam thanh niên đồng chí hội năm 1928 , tham gia Đảng cộng sản Đông Dương năm 1930 và thoát ly hoạt động cách mạng . Ông đã từng bị tù ở Sơn La . Trong kháng chiến chống thực dân Pháp , ông
là uỷ viên Uỷ ban hành chính kháng chiến Khu 2 , Phó bí thư khu uỷ Khu 2 , Thường vụ Khu uỷ , uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu 3 , Phó chủ tịch uỷ ban hành chính kháng chiến Liên khu 3 . Khi vào quân đội , ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục cung cấp vào năm 1951 , Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần năm 1954 , được phong hàm Thiếu tướng năm 1958 , là quyền Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần từ 1959 đến 1960 . Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông là 1 trong 4 thành viên của Bộ chỉ huy và Đảng uỷ mặt trận Điện Biên .
phụ trách hậu cần cho chiến dịch . Ông chuyển sang dân sự trong năm 1960 , là Bí thư Đảng đoàn , Thứ trưởng Bộ Nông trường . Ông đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến thắng hạng nhất , 1 Huân chương kháng chiến , 1 Huân chương chiến sĩ vẻ vang .
Năm 1967 , một số người bị bắt giam không xét xử trước Toà án về tội “ Đi theo Chủ nghĩa xét lại hiện đại , đứng đầu là Khrushov bí thư thứ nhất ĐCS Liên Xô “ , trong số đó có Đặng Kim Giang , Vũ Đình Huỳnh nguyên bí thư cho ông Hồ Chí Minh hồi Tổng khởi nghĩa , Hoàng Minh Chính viện trưởng Viện Mác-Lênin , trung tướng Nguyễn Văn Vịnh , Nguyễn Kiến Giang tỉnh uỷ viên Quảng Bình , Lê Trọng Nghĩa cục trưởng Cục 2 , Lê Minh Nghĩa chánh văn phòng Bộ quốc phòng , Đỗ Đức Kiên cục trưởng cục tác chiến , Hoàng Thế Dũng tổng biên tập báo QĐND , Trần Minh Việt phó bí thư thành uỷ Hànội ... Không bị giam nhưng bị khai trừ khỏi Đảng có Ung Văn Khiêm , Lê Liêm . Đặng Kim Giang bị giam tại nhà tù Hoả Lò Hànội 7 năm , quản thúc 7 năm tại xã Việt Đoàn, Tiên Sơn , Hà Bắc . Ông mất ngày 16/5/1983 tại Hànội.
Vũ Diệu ( nguồn tài liệu : từ Bách khoa toàn thư http://vi.wikipedia.org/) , tháng 5/2013 .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.