Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Bài thơ của cựu học viên k2, giáo viên k4 Vũ Khổng Tước (ST: Vũ Quang Trung)

Không đến họp mặt được vì có việc, sau đó anh Quang Trung (con trưởng của cụ) đã gửi về bài thơ của bố viết ngày 02/04/1992, nhắc lại kỉ niệm những ngày nhà trường ở Phúc Trừu, Thái Nguyên.
Xin cùng giới thiệu!

3 nhận xét:

  1. Bài thơ rất hay. Xin cảm ơn anh Quang Trung!

    Trả lờiXóa
  2. Cụ đẹp trai quá, đúng là bộ đội Cụ Hồ.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn Trần Kiến Quốc đã cho tôi cơ hội được giới thiệu bài thơ này của cha tôi trên Blog của Ban LL Truyền thống Trường LQTQT Phía Nam . Cảm ơn các bác các chú, các bạn đã đọc và đồng cảm với "hồn thơ" của cha tôi - Người đã khuất bóng như có lẽ vẫn đang mỉm cười mỗi khi nhắc đến Trường LQTQT !
    Cha tôi sau thời gian làm GV K4 đã vào chiến đấu trong chiến trường Nam Trung Bộ . Hòa bình lập lại (1954), tập kết ra Bắc, ông tham gia thành lập Cục Bảo vệ Bờ biển - tiền thân của Quân chủng Hài quân NDVN ngày nay . Những năm nghỉ hưu tại số 2B phố Thi Sách , P Bến Nghé, Q1 TpHCM, cha tôi thường tổ chức gặp gỡ các chú cựu CB, HV K4 Trường Lục Quân ( thời chống Pháp) . Trong những lần hội ngộ ấy, cha tôi và các chú thường nhắc lại kỷ niệm xưa rồi đọc và bình thơ của nhau . Trong cuốn nhật ký của cha tôi để lại còn ghi chép ý kiến, hoặc trích thư của các chú : Tăng Tấn, Hồ Tôn Quyền, Dương Thành Mạnh, Lê Cao Thông, Phạm Lãm ( Vào dịp kỷ niệm 45 năm Khóa 4 Lục Quân Trần Quốc Tuấn 2/4/1992 ). Trong số này nhiều chú đã qua đời vì tuổi tác, số còn lại chắc cũng đã yếu. Cháu thật có lỗi là đã không đến thăm các chú được . Cháu cũng xin khoe với các chú là cháu cũng đã được sống ở trường LQTQT ở Phúc Trừu mấy tháng. Sau lần bị máy bay Pháp oanh tạc, Trường hành quân sang Vân Nam thì cháu về lại sống với gia đình ở Hợp Thành ( Thái Nguyên). Thỉnh thoảng nhớ cha cháu, nhớ các chú , nhớ Trường Lục Quân TQT thời Phúc Trừu, cháu thường đọc lại những trang nhật ký này của cha cháu !

    Trả lờiXóa

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.