Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

70 NĂM TRƯỜNG LỤC QUÂN TRẦN QUỐC TUẤN 15/4/1945 – 15/4/2015

Trường Sĩ quan Lục quân 1 là trường đầu tiên của QĐNDVN, được thành lập ngày 15/4/1945 mang tên Trường Quân chính kháng Nhật, đào tạo 3 khóa với hàng trăm học viên. Hiệu trưởng là đồng chí Hoàng Văn Thái.
Từ sau 2/9/1945 đến cuối 1945, trường mang tên Quân chính VN rồi đổi sang Đào tạo cán bộ VN. Đào tạo tiếp 4 khóa. Do đồng chí Trương Văn Lĩnh và Trần Tử Bình lãnh đạo.
Ngày 15/4/1946, Hồ Chủ tịch quyết định đổi tên trường thành Trường Võ bị TQT. Ngày 26/5/1946, khai giảng khóa 1 tại Tông, Sơn Tây, vinh dự đón Bác về thăm và trao cờ “Trung với nước, Hiều với dân”. Hiêu trưởng: Hoàng Đạo Thúy, Phó hiệu trưởng: Trần Tử Bình.
Khóa 2 khai giảng 16/2/1947 tại Tuyên Quang, sau đó theo thầy Nguyễn Sơn vào Khu 4. 
Khóa 3 khai giảng tháng 4/1947 ở Việt Bắc, do thầy Hoàng Đạo Thúy là hiệu trưởng. Tháng 8/1947, sáp nhập 2 khóa. Sau đó, khóa 2 tiến hành trao cờ “Trung với nước, Hiếu với dân” cho khóa 3. Đây là lá cờ truyền thống mà khóa 1 đã trao cho khóa 2 trước khi hành quân vào Khu IV. Hai đồng chí Vũ Khổng Tước (khóa 2) và Nguyễn Đôn Tự (khóa 3) vinh dự thay mặt 2 khóa trao và nhận lá cờ. 

Khi chương trình huấn luyện gần kết thúc, ngày 7-10-1947, giặc Pháp nhảy dù xuống khu vực gần trường. Nhà trường biên chế thành trung đoàn E79 - dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Hoàng Đạo Thuý và Chính trị viên Lê Đình - đã đánh thắng trận Đầm Hồng và trận tập kích Yên Thịnh, phá vỡ kế hoạch hợp điểm của địch ở Bản Thi. 
Ngày 28/10/1947, lễ bế giảng được tổ chức tại đình Nghĩa Tá. Khóa 2 và 3 của nhà trường vinh dự đón nhận 4 chữ vàng của Bác “Trung dũng, Quyết thắng”.
Từ khóa 4 (2/1948) có tên mới Trung học Lục quân TQT. Sau khi khóa 4 tốt nghiệp, nhà trường cử 19 đồng chí do đồng chí Hồ Tôn Quyền làm trưởng đoàn hành quân vào Nam Bộ, xây dựng Phân hiệu Nam Bộ (theo đề nghị của Tư lệnh Trần Văn Trà). Tháng 2/1950 đến Bộ tư lệnh Nam Bộ thì tháng 4/1950 khai giảng khóa 1. Giai đoàn (1950-1953), Phân hiệu đào tạo được 1500 cán bộ cung cấp cho chiến trường.
Từ tháng 12/1950, trường đổi tên thành Trường Lục quân VN, chuyển sang Vân Nam, sau đó là Quảng Tây, TQ, đào tạo tiếp k5, k6, k7, k8, k9.
Đến tháng 1/1956, trường chuyển về Bạch Mai rồi lên Sơn Tây, đổi tên thành Trường Sĩ quan Lục quân.
Ngày 28/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Trường Đại học TQT trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Ngày 12/8/2011, Bộ GD&ĐT có Quyết định số 3380, cho phép Nhà trường đào tạo trình độ thạc sĩ KHQS, chuyên ngành Nghệ thuật QS.
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Nhà trường đã đào tạo hơn 10 vạn cán bộ cho quân đội. Trong đó, có 27 đồng chí được tuyên dương AHLLVTND và AHLĐ; nhiều đồng chí được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư. Gần 300 cán bộ, học viên đã trở thành tướng lĩnh, nhiều đồng chí hiện đang giữ các cương vị quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quân đội.
Cùng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho Quân đội, Trường Đại học TQT còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của Bộ Quốc phòng giao cho.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 9 lần về thăm Nhà trường và nhiều lần gửi thư khen. Người đã trực tiếp trao cho Nhà trường lá cờ thêu 6 chữ vàng "Trung với nước, hiếu với dân" nhân ngày khai giảng khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn 26/5/1946.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường Đại học TQT được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" và nhiều phần thưởng cao quý khác: 02 Huân chương Hồ Chí Minh; 5 Huân chương Quân công; 7 Huân chương Chiến công; 3 Huân chương Lao động và 2 Huân chương Tự do - Huân chương cao quý của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Hiện nay, nhiệm vụ của Nhà trường tập trung: Đào tạo Sĩ quan chỉ huy-Tham mưu Lục quân trình độ đại học; đào tạo hoàn thiện đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật Quân sự; đào tạo giảng viên quân sự; đào tạo cao đẳng Công an; đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở ... và nhiều đối tượng khác.
Về tổ chức gồm:
- Ban Giám Hiệu có: 5 đồng chí (đ/c Hiệu trưởng; đ/c Chính ủy; đ/c Phó Chính ủy và 02 đ/c phó Hiệu trưởng ).
- Khối Cơ quan: Gồm 7 phòng và 02 Ban trực thuộc (Phòng Đào tạo; Phòng Chính Trị; Văn phòng; Phòng KHCN-MT; Phòng HC; Phòng KT; Phòng Tài chính và Ban khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo; Ban Sau đại học đây là hai ban mới được thành lập so với trước).
- Khối Khoa: Gồm 13 khoa (trong đó có 07 Khoa giảng dạy về khoa học quân sự; 02 khoa giảng dạy về khoa học xã hội và nhân văn; 02 khoa giảng dạy về khoa học cơ sở, cơ bản; 02 khoa giáo dục quốc phòng cho các sinh viên của 2 trường đại học ở Hà nội).
- Khối đơn vị quản lý học viên và phục vụ huấn luyện gồm: 02 Hệ, 18 Tiểu đoàn (Trong đó có 1 tiểu đoàn phục vụ huấn luyện là Tiểu đoàn 10).

CÁC ĐỒNG CHÍ CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGUYÊN LÀ HỌC VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG ANH HÙNG LLVTND VÀ ANH HÙNG LAO ĐỘNG
Gồm 27 đồng chí cán bộ Quân đội nguyên là học viên của Trường:
1. Sơn Tôn (31/8/1955)
2. Đàm Ngụy (7/5/1956)
3. Trần Ngọc Phương (1/1/1967)
4. Hà Văn Kẹp (1/1/1967)
5. Nguyễn Hồng Nhị (18/6/1969)
6. Nguyễn Hữu Quyền (20/12/1969)
7. Phạm Ngọc Khánh (15/2/1970, liệt sĩ: 28/6/1968)
8. Nguyễn Chơn (15/2/1970)
9. Dơ Chăm Út (15/2/1970)
10. Nguyễn Như Hoạt (25/8/1970)
11. Phan Thu (25/8/1970)
12. Phùng Quang Thanh (20/9/1971)
13. Mai Ngọc Thoảng (23/9/1973)
14. Hoàng Văn Vẻ (20/12/1973)
15. Đoàn Sinh Hưởng (12/9/1975)
16. Nguyễn Văn Được (15/1/1976)
17. Trần Thông Vách (15/1/1976)
18. Đỗ Văn Ninh (6/11/1978)
19. Nguyễn Thanh Tùng (16/11/1978)
20. Võ Đại Huệ (19/12/1979, liệt sĩ: 18/2/1979)
21. Nguyễn Công Tiến (20/12/1979, liệt sĩ: 17/3/1979)
22. Đoàn Triết Minh (Tên thật Đặng Minh Nhuận, tức Bảy Đen, Tuyên dương 20/12/1994, liệt sĩ: 30/8/1963)
23. Nguyễn Ngọc Bảo (30/8/1995, liệt sĩ: 30/3/1954)
24. Phạm Ngọc Thảo (30/8/1995, liệt sĩ: 1965)
25. Lê Xuân Phôi (30/8/1995, liệt sĩ: 17/11/1965)
26. Nguyễn Đệ (Ba Trung, 25/6/1998)

27. Đỗ Xuân Diễn (Anh hùng lao động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.