Trích trang
tin “ Chuyển động quốc phòng Châu Á- Thái Bình Dương 18/8/2015 “ đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu quốc tế , của tác giả Nguyễn Thế Phương .
Maginot là một
phòng tuyến kiên cố của người Pháp xây dựng trong các năm 1930 để chống nguy cơ
tấn công của phát xít Đức trong Thế chiến thứ 2 . Thế nhưng Maginot đã nhanh
chóng trở thành vô dụng khi quân Đức đi vòng qua nước Bỉ trung lập để tránh đối
đầu trực diện với Maginot , khiến người Pháp bị bất ngờ và Paris bị thất thủ .
Robbie
Gramer và Rachel Rizzo (*) nhận định “ Vành đai phòng thủ ven biển và ngoài
khơi của Trung Quốc “ , nằm trong tổng thể chiến lược AZ/AD mà Bắc Kinh đang cố
gắng xây dựng chẳng khác gì phòng tuyến Maginot khi xưa của Pháp , nhằm buộc
quân đội Mỹ phải hoạt động ở khoảng cách càng xa Trung Quốc đại lục càng tốt .
Trong vành đai đó , các tên lửa phòng thủ bờ biển kết hợp với máy bay và radar
tạo thành một mạng lưới phòng không , chống đổ bộ , bảo vệ các căn cứ của hải
quân Trung Quốc . Thêm vào đó , Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển
Đông , khiến Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể mở rộng không gian cho chiến lược
AZ/AD.
Như vậy ,
Trung Quốc phải củng cố lực lượng , tập trung những công nghệ phòng thủ tiên tiến
và lệ thuộc vào những hòn đảo cố định này . Điều đó giống như việc người Pháp
đã làm với phòng tuyến Maginot . Công tác cải tạo và xây dựng các đảo nhân tạo
của Trung Quốc ở Trường Sa trên Biển Đông là một khối lượng khổng lồ . Từ năm
2009 , năng lực nạo vét và hút bùn của Trung Quốc đã đạt được trên 1 tỉ M3 ( một
tỉ mét khối ) mỗi năm . Chỉ trong 18 tháng vừa qua , Trung Quốc đã cải tạo được
12 triệu M2 ( mười hai triệu mét vuông ) đất để xây dựng các đảo nhân tạo .
Nhưng Mỹ lại
không dùng cách đi vòng qua Maginot như quân phát xít Đức đã làm . Đến thời điểm
hiện tại , các chiến lược quân sự của Mỹ vẩn được thiết kế nhằm chọc thủng vành
đai Maginot của Trung Quốc . Trong bối cảnh hiện tại , nhiều khả năng xung đột
giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là cuộc chiến nhằm giành quyền kiểm soát mặt biển và bầu
trời hơn là chiếm lãnh thổ đối phương .
Nếu xảy ra
xung đột , Mỹ có ít nhất 3 lợi thế quân sự trước Trung Quốc :
1)- Biến
phòng tuyến Maginot của Trung Quốc trở nên vô dụng bằng cách dùng chiến thuật
đàn máy bay không người lái UAV , làm cho Trung Quốc khó xác định mục tiêu nào
thật sự cần tấn công .
2)- Đi vòng
tuyến phòng thủ ven biển bằng máy bay ném bom chiến lược tầm xa thế hệ mới của
Mỹ cùng với lực lượng máy bay LRS-B thế hệ mới , tiến sâu vào nội địa Trung Quốc
từ phía tây , làm lực lượng phòng thủ bờ biển của Trung Quốc sẽ phải dãn đội
hình và rút sâu vào nội địa để bảo vệ những nơi trọng yếu .
3)-Cắt đứt
nguồn cung cấp năng lượng thì phòng tuyến Maginot của Trung Quốc sẽ trở nên vô
dụng .
Về lâu dài ,
Trung Quốc sẽ phải chạy đuổi theo Mỹ để bắt kịp và đối phó với sự phát triển
quân sự của Mỹ .
Trong chiến
tranh tương lai , Robot hay các loại thiết bị không người lái sẽ đảm nhiệm vai
trò chính yếu thay con người và con người sẽ giữ vai trò điều khiển ở phía sau
. Điều này sẽ có tác động rất lớn đến các chiến lược và học thuyết tác chiến
trong tương lai . Mỹ đã triển khai 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 đến căn cứ
không quân Andersen trên đảo Guam , cách phía đông Trung Quốc khoảng 2.900 Km ,
để thực hiện các bài tập làm quen với môi trường Thái Bình Dương . Máy bay ném
bom B-2 có thiết kế khí động học đặc biệt , tính tàng hình cao , có thể bay
liên tục 6.000 hải lý không cần tiếp nhiên liệu ./.
Lê Bằng Phi
(*) Robbie
Gramer hiện là phó giám đốc Sáng kiến an ninh xuyên Đại Tây Dương thuộc Hội đồng
Đại Tây Dương , Rachel Rizzo là trợ lý chương trình Sáng kiến chiến lược thuộc
Hội đồng Đại Tây Dương .
Bạn quan tâm
đến Biển Đông ?
Làm gì với
phòng tuyến Maginot của Trung Quốc ở Biển Đông ?
Trích trang
tin “ Chuyển động quốc phòng Châu Á- Thái Bình Dương 18/8/2015 “ đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu quốc tế , của tác giả Nguyễn Thế Phương .
Maginot là một
phòng tuyến kiên cố của người Pháp xây dựng trong các năm 1930 để chống nguy cơ
tấn công của phát xít Đức trong Thế chiến thứ 2 . Thế nhưng Maginot đã nhanh
chóng trở thành vô dụng khi quân Đức đi vòng qua nước Bỉ trung lập để tránh đối
đầu trực diện với Maginot , khiến người Pháp bị bất ngờ và Paris bị thất thủ .
Robbie
Gramer và Rachel Rizzo (*) nhận định “ Vành đai phòng thủ ven biển và ngoài
khơi của Trung Quốc “ , nằm trong tổng thể chiến lược AZ/AD mà Bắc Kinh đang cố
gắng xây dựng chẳng khác gì phòng tuyến Maginot khi xưa của Pháp , nhằm buộc
quân đội Mỹ phải hoạt động ở khoảng cách càng xa Trung Quốc đại lục càng tốt .
Trong vành đai đó , các tên lửa phòng thủ bờ biển kết hợp với máy bay và radar
tạo thành một mạng lưới phòng không , chống đổ bộ , bảo vệ các căn cứ của hải
quân Trung Quốc . Thêm vào đó , Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển
Đông , khiến Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể mở rộng không gian cho chiến lược
AZ/AD .
Như vậy ,
Trung Quốc phải củng cố lực lượng , tập trung những công nghệ phòng thủ tiên tiến
và lệ thuộc vào những hòn đảo cố định
này . Điều
đó giống như việc người Pháp đã làm với phòng tuyến Maginot . Công tác cải tạo
và xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa trên Biển Đông là một
khối lượng khổng lồ . Từ năm 2009 , năng lực nạo vét và hút bùn của Trung Quốc
đã đạt được trên 1 tỉ M3 ( một tỉ mét khối ) mỗi năm . Chỉ trong 18 tháng vừa
qua , Trung Quốc đã cải tạo được 12 triệu M2 ( mười hai triệu mét vuông ) đất để
xây dựng các đảo nhân tạo .
Nhưng Mỹ lại
không dùng cách đi vòng qua Maginot như quân phát xít Đức đã làm . Đến thời điểm
hiện tại , các chiến lược quân sự của Mỹ vẩn được thiết kế nhằm chọc thủng vành
đai Maginot của Trung Quốc . Trong bối cảnh hiện tại , nhiều khả năng xung đột
giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là cuộc chiến nhằm giành quyền kiểm soát mặt biển và bầu
trời hơn là chiếm lãnh thổ đối phương .
Nếu xảy ra
xung đột , Mỹ có ít nhất 3 lợi thế quân sự trước Trung Quốc :
1)- Biến
phòng tuyến Maginot của Trung Quốc trở nên vô dụng bằng cách dùng chiến thuật
đàn máy bay không người lái UAV , làm cho Trung Quốc khó xác định mục tiêu nào
thật sự cần tấn công .
2)- Đi vòng
tuyến phòng thủ ven biển bằng máy bay ném bom chiến lược tầm xa thế hệ mới của
Mỹ cùng với lực lượng máy bay LRS-B thế hệ mới , tiến sâu vào nội địa Trung Quốc
từ phía tây , làm lực lượng phòng thủ bờ biển của Trung Quốc sẽ phải dãn đội
hình và rút sâu vào nội địa để bảo vệ những nơi trọng yếu .
3)-Cắt đứt
nguồn cung cấp năng lượng thì phòng tuyến Maginot của Trung Quốc sẽ trở nên vô
dụng .
Về lâu dài ,
Trung Quốc sẽ phải chạy đuổi theo Mỹ để bắt kịp và đối phó với sự phát triển
quân sự của Mỹ .
Trong chiến
tranh tương lai , Robot hay các loại thiết bị không người lái sẽ đảm nhiệm vai
trò chính yếu thay con người và con người sẽ giữ vai trò điều khiển ở phía sau
. Điều này sẽ có tác động rất lớn đến các chiến lược và học thuyết tác chiến
trong tương lai . Mỹ đã triển khai 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 đến căn cứ
không quân Andersen trên đảo Guam , cách phía đông Trung Quốc khoảng 2.900 Km ,
để thực hiện các bài tập làm quen với môi trường Thái Bình Dương . Máy bay ném
bom B-2 có thiết kế khí động học đặc biệt , tính tàng hình cao , có thể bay
liên tục 6.000 hải lý không cần tiếp nhiên liệu ./.
Lê Bằng Phi
(*) Robbie
Gramer hiện là phó giám đốc Sáng kiến an ninh xuyên Đại Tây Dương thuộc Hội đồng
Đại Tây Dương , Rachel Rizzo là trợ lý chương trình Sáng kiến chiến lược thuộc
Hội đồng Đại Tây Dương .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.