Ngày 15-8-1945,
Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội được thành lập, đ/c Nguyễn Khang làm Chủ tịch,
Trần Đình Long là cố vấn. Thường vụ Xứ Trần Tử Bình trực cơ quan và phụ trách
10 tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nhưng do Hà Nội có vị trí quan trọng nên đ/c luôn bám
sát. Thời cơ đã chín muồi, đêm 17-8, Xứ ủy quyết định cho Hà Nội khởi nghĩa vào
ngày 19-8. Trưa ngày 19, sau cuộc mit-tinh tại Nhà hát Lớn, quần chúng cách
mạng tấn công vào Dinh Khâm sai và Trại bảo an binh. Sáng 20-8, Uỷ ban nhân dân
cách mạng Bắc bộ ra mắt tại vườn hoa Con Cóc.
Nghe tin Hà Nội
giành chính quyền, Nguyễn Bình từ Đông Triều, Hải Ninh, bắt xe về Hà Nội. Trưa
ngày 21-8, ông vào thẳng Bắc bộ Phủ. Ông trông khí thế, oai phong ra dáng
“tướng lĩnh”: đầu đội mũ lưỡi trai, quần áo nai nịt gọn gàng, súng pạc-khoọc
dắt lưng, kiếm Nhật đeo ngang hông, chân đi ghệt, trên tay đeo băng đỏ. Ông
xưng danh: “Tôi Nguyễn Bình, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu Đông Triều, xin gặp Trung
ương”. Bảo vệ đưa ông tới gặp Trần Tử Bình. Vốn cùng là bạn tù Côn Đảo những
năm 1930, Trần Tử Bình nhận ngay ra Nguyễn Bình, mặt khác được phân công phụ
trách “tam giác” Hải Dương-Hải Phòng-Hải Ninh, ông biết rõ lực lượng “Đệ tứ
chiến khu” đã cướp chính quyền ở Quảng Yên từ tháng 7/1945. Trần Tử Bình vồn vã
bắt tay, và trao đổi:
- Trung ương
chưa có ai về. Theo tôi, anh trở lại vùng duyên hải và đưa ngay một đơn vị Giải
phóng quân về Hải Phòng làm lực lượng vũ trang, hỗ trợ nhân dân nổi dậy lập
chính quyền... - Vâng, tôi đi ngay. – Nguyễn Bình trả lời rồi chia tay trở về Đông Triều.
Và ngày 23-8-1945, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hải Phòng, được lực lượng vũ trang từ Chiến khu Đông Triều kéo về hỗ trợ, đã thành công tốt đẹp. Uỷ ban nhân dân cách mạng Hải Phòng được thành lập.
Chuyện ông Lê Trọng Nghĩa, ủy viên UBKNHN, kể lại.
Trả lờiXóa