Nhạc sĩ Tô Hải là cựu học viên khóa 5 Lục quân VN. Từ ngày còn đi học, ông đã mê âm nhạc và sáng tác. Hòa bình lập lại, từng là Trưởng đoàn Văn công QK4.
Sau lớp sáng tác đầu tiên của quân đội năm 1958, với kỉ niệm những ngày cùng đoàn lên tận biên giới Việt-Lào biểu diễn cho bộ đội biên phòng, ông đã viết hợp xướng 4 chương “Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ”. Tiết mục được trình diễn trong đêm liên hoan kỷ niệm 15 năm QĐNDVN (22-12-1959). Sau đó vì sự ấu trĩ trong tư duy mà có ý kiến: Trong chương III “Tiếng gọi của quê hương”:
Chiều chiều dừng chân đỉnh non sườn núi
Ngó trông xa xa tận phía chân trời
Quê hương yêu dấu bao người chờ mong
(Nơi quê hương dấu yêu bào người chờ mong)
(Nơi quê hương dấu yêu bào người chờ mong)
Những đêm hôm rằm, tiếng ca vang lừng hẹn người xa vắng đập lúa dưới trăng...
là uỷ mị, làm giảm sút ý chí chiến đấu của bộ đội. Trong các chương trình biểu diễn sau đó, tác phẩm chỉ được biểu diễn chương I và IV.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn yêu văn nghệ. Ông từng mời thầy về nhà dạy pi-a-nô và rất thích chơi các bản nhạc cổ điển. Đại tướng không bỏ một chương trình biểu diễn lớn nào của Văn công TCCT.
Năm 1961, khi chuẩn bị Liên hoan văn nghệ toàn quốc, Đoàn TCCT (do đồng chí Lê Đóa chỉ huy) có đưa tác phẩm vào chương trình. Đêm tổng duyệt, Đại tướng đến dự. Sau khi xem, ông hết sức ngạc nhiên, quay sang hỏi một cán bộ tuyên huấn: “Tôi nhớ tác phẩm này có 4 chương. Sao lại chỉ biểu diễn 2?” thì được giải thích như trên. Đại tướng lắc đầu: "Tình yêu Tổ quốc của người lính được bắt nguồn từ tình cảm gia đình, từ tình làng xóm, từ tình yêu quê hương. Vì vậy không có vấn đề gì về tư tưởng cả". Rồi ông đồng ý cho dàn dựng cả 4 chương.
Cho đến giờ, nhạc sĩ Tô Hải vẫn trân trọng nhắc lại: “Tướng Giáp chính là người đã cứu sống tác phẩm. Tơi mãi không quên!”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.