Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Binh pháp Tôn Tử: KẾ SÁCH (ST: Vũ Diệu)




(1)Mưu lược dùng binh của Tôn Tử , thiên thứ nhất:  KẾ SÁCH
Tôntử nói :  Chiến tranh là đại sự của quốc gia , quan hệđến việc sống chết của nhân dân , sự mất còn củanhà nước , không thể không khảo sát nghiên cứu cho thậtkỹ .Phải dựa vào 5 mặt sau đây mà phân tích , nghiêncứu , so sánh các điều kiện tốt xấu giữa 2 bên đốiđịch để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiếntranh , gồm :
1là Đạo , 2 là Thiên , 3 là Địa , 4 là Tướng , 5 làPháp.


Đạolà chỉ việc chính trị , đạo nghĩa . Phải làm chonguyện vọng của dân và của Vua nhất trí với nhau ,đồng tâm đồng đức . Có vậy , trong chiến tranh mớicó thể bảo dân vì Vua mà chết , vì Vua mà sống , khôngsợ hiểm nguy . Thiên là thiên thời , nói về ngày đêm ,trời râm , trời nắng nóng , tức là tình trạng khí hậuthời tiết . Địa là địa lợi , nói về đường xá xagần , địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng , khu vực tácchiến rộng hay hẹp , địa hình có lợi không cho tiếncông , phòng thủ , tiến tới , tháo lui ?  Tướng là tướngsoái , tức là nói về tài trí , uy tín , lòng nhân ái ,lòng can đảm , sự uy nghiêm của người Tướng .  Pháplà Pháp chế , nói về tình trạng tổ chức , biên chế ,sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy , sự phân chia chứcquyền giữa các tướng tá , sự cung ứng vật tư cho quânđội và chế độ quản lý ...Người tướng soái khôngthể không biết tình huống về 5 mặt đó . Chỉ khi hiểurõ và nắm chặt được những tình huống 5 mặt đó mớicó thể giành được thắng lợi . Không thật sự hiểuvà nắm chắc thì không thể đắc thắng .  Cho nên lạiphải từ 7 mặt sau đây để tính toán , so sánh điềukiện của đôi bên địch -ta mà tìm hiểu tình thếthắng-bại trong chiến tranh .  Tức là phải xem : Vua bênnào có nền chính trị được lòng dân hơn ? Tướng bênnào có tài năng hơn ? Thiên thời địa lợi bên nào tốthơn ? Pháp lệnh bên nào quán triệt hơn ? Thực lực quânđội bên nào mạnh hơn ? Binh sĩ bên nào được huấnluyện thành thục hơn ? Thưởng phạt bên nào nghiêm minhhơn ?
Căncứ những điều đó , ta ( tức Tôn Tử ) có thể tínhtoán mà biết trước ai thắng ai thua . Nếu chịu nghe kếcủa ta , để ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thểthắng lợi , ta sẽ ở lại . Nếu không chịu nghe mưu kếcủa ta , cho dù có để ta chỉ huy tác chiến thì chiếntranh tất nhiên thất bại . ( Nguyên văn :” Tướng thingã kế , dụng chi tất thắng , lưu chi , tướng bấtthinh ngã kế , dụng chi tất bại , khứ chi “) . Nếu kếsách có lợi và được chấp thuận , còn phải tìm cáchtạo ra tình thế có lợi làm điều kiện phụ trợ bênngoài cho việc tiến hành chiến tranh . Thế tức là căncứ tình huống phải chăng có lợi để có hành độngtương ứng . Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá( Nguyên văn :” Binh giả , quỷ đạo giã “ vốn là câucửa miệng nổi tiếng của các vị tướng ).
Thôngthường , nếu có thể tấn công thì giả như không thểtấn công , muốn đánh giả như không muốn đánh , muốnhành động ở xa giả như muốn hành động ở gần . Lấylợi mà dụ kẻ tham . Chiến thắng kẻ loạn .Phòng bịkẻ có thực lực . Tránh kẻ thù mạnh . Khiêu khích kẻhay giận giũ . Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu. Địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả . Địch đoàn kếtthì làm chúng ly tán .  Tấn công kẻ thù lúc chúng khôngphòng bị . Hành động khi chúng không ngờ tới .( Nguyênvăn :” Công kỳ vô bị , xuất kỳ bất ý “). Tất cảnhững điều đó nói lên phải khôn khéo để thủ thắngcủa nhà quân sự nhưng lại không thể máy móc quy địnhtrước .  Phàm khi khai chiến mà đoán được thắng là dotính toán đầy đủ . Trước khi khai chiến mà đoán khôngthắng là do không tính toán chu đáo. Tính nhiều hơn tínhít huống hồ lại không tính toán gì . Quan sát đủ cácmặt đó thì ai thắng ai bại có thể đoán trước được.
Hếtthiên một , kỳ sau giới thiệu tiếp thiên 2 là “ Mưucông “ tức dùng mưu để thắng địch .
VũDiệu sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.