Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Hồi kí Bùi Ngọc Sách (tiếp)


VIET BAC CAI' NOI CUA CUOC KHANG CHIEN CHONG PHAP

Chúng tôi đặt chân lên Việt Bắc, ti trường Lục Quân đóng ở Đồng Hỷ, bên dòng Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Rừngở đây thoáng và không u tì như ở Hà Cháy bởi còn thấy cây trồng và làng xóm. Tỏ ra không khí gần Trung ương.

Hiệuủy nhà trường thưởng cho chúng tôi vừa tói một con bò để bồi dưỡng cho lại sức. Rồi chúng tôi chia tay với đại đội trưởng tạm thời để được biên chế vào các đại đội vốn có của 5a (Khoá 5 ở Việt Bắc gọi là 5a, phân hiệu ở khu 4 gọi là 5b) đã học ở đây cùng lúc với chúng tôi khi học ở phân hiệu 5b. Tôivề đại đội của anh Hoà đen, chính trị viên là anh Xuân. Đó là đại đội 35. Trung đội do anh Đức Kính làm trưởng.


Chúng tôi tiếp tục luyện tập các khoa mục chiến thuật từ tiểu đội tới đại đội trên thao trường mới, ở một vùng đồi thưa liên tiếp, có rất nhiều cây mua, cây thanh hao, cây tế… Các khoa mục chiến thuật cho chúng tôi thoải mái hơn, được phát biểu ý tưởng riêng, có vẻ dân chủ hơn, bởi chúng tôi đang tập làm người chỉ huy đánh trận. Đại đội tôi có một khẩu trọng liên 12 ly 7. Khẩu này được các tiểu đội trực nhật thay phiên nhau mang vác và lau chùi (không phải là để học với vũ khí này). Từ đây chúng tôi còn học lý thuyết nhiều khoa mục mới với các giáo sư Việt, Đức và Nhật trên hội trường.

Để ghi chép khi lên lớp mỗi học viên được phát 1 tấm gỗ làm “bàn viết” cỡ 40 x 50cm, 4 góc của tấm gỗ đục 4 lỗ để luồn dây vào buộc vào nắp ba lô đeo sau lưng mỗi khi di chuyển. Trước đây khi còn là tân binh ở khu 4 chúng tôi đi tập thì để ba lô ở trại. Nay đi đâu cũng mang theo ba lô. Ban ngày ra trú chân ngoài các bãi rừng, tối trở về doanh trại sinh hoạt và ngủ. Cũng vẫn là các sạp nứa dài làm giường; học viên nằm chung nhau cả dãy. Cũng vẫn các cửa liếp sáng dựng lên mở vách ra, tối hạ xuống. Học viên nằm đầu quay phía lòng nhà; 2 dãy học viên nằm hai bên châu đầu vào nhau ở giữa lòng nhà là lối đi, cách bài trí như ở khu 4; như vậy để khi có báo động là ngồi dậy mở liếp trổ ra được tiện và nhanh.

Học lên làm chỉ huy chúng tôi ít bị báo động hơn, học thoải mái hơn. Giữa cán bộ trung đội với học viên gần gũi thân thiết hơn. Chả thế có lần đề phòng bị báo động để học viên có thể ra tập họp trước cán bộ (vì cán bộ trung đội - mỗi B chỉ 1 trưởng, không có phó); anh em đến lừa anh Đức đi ngủ, bèn giấu kính của anh đi. Đến lúc báo động anh lúng túng tìm kính nên phải ra sau học viên, học viên khỏi bị quở trách! Thời làm tân binh ai dám chơi thế.

Ngoài các tấm gỗ gọi là bảng đã nói mỗi người được thêm một cái ghế gỗ đóng kiểu ghế thường trong dân khi ngồi làm bếp, thấp nhưng có thang ở ngang mặt dưới ghế. Cái ghế cũng được buộc ngoài cái bảng gỗ nói trên đeo sau ba lô. Mỗi khi nghỉ ba lô đặt ngửa cái bảng cái ghế chạm đất ba lô sạch sẽ hơn, có thể ngồi thẳng lên lưng ba lô ở tư thế cao hơn, vì trên lần ghế còn một cái bảng, một cái ba lô.

Hội trường không có ghế bàn nên khi lên lớp, ngồi viết thì ngồi lên ghế, cái ba lô đặt trên đùi, cái bảng đặt trên ba lô thành cái bàn mà viết, vẽ khá tiện lợi, cơ động. Cái “bàn” ấy chính là cái bảng gỗ đặt trên hai đùi gối người viết và “chân bàn” là hai chân của người viết ấy, tuy có phần  bận bịu, cồng kềnh.

Sinh hoạt ở đây cơ động hơn ở Hà Cháy, buổi sớm khi tập thẻ dục về còn mờ sương mỗi anh ăn một bát cháo, hoặc một ca xôi, hoặc một bát cơm xong là lại đeo ba lô ra thao trường. Nghỉ thì bên bờ bên bụi. Trường sở quy mô, đường xá phong quang, y như một công viên lớn. Nhưng hay bị máy bay Pháp nhòm ngó, khác với ở Hà Cháy an toàn truyệt đối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.