Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Giới thiệu Binh pháp Tôn Tử (bài cuối) - ST: Vũ Diệu

(13)-Nguyên tắc dùng binh : “ LÀM CHỦ 4 NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI TRONG CHIẾN ĐẤU “
Tôn tử cho rằng :
Sự tốt xấu về nhân tố tinh thần ,sự mạnh yếu về thểlực , cái ưu cái khuyết trong việc bố trí trận địachiếm một vị trí quan trọng trong vấn đề tác chiến . Do vậy , Tôn Tử nêu phương pháp “ Bốn làm chủ“.
Đólà: Làm chủ chí khí, làm chủ nhân tâm, làm chủ nhân lực và làm chủ sự biến đổi .
Trong thiên “ Quân tranh “ , Tôn Tử viết :  “ Ban ngày thì chí khí sắc sảo, ban đêm chí khí cùn nhụt , chập tối thì chí khí trở về , đó là làm chủ chí khí . Đối xử với sự rối loạn bằng sự làm chủ , đối xử với sự ồn ào bằng sự yên tĩnh , đó là làm chủ nhân tâm. Đối xử với cái xa bằng cái gần , đối xử với cái đói bằng cái no , đó là làm chủ nhân lực . Không cần được cờ chính thống , không cần  đánh vào trận địa một cách đường hoàng , đó là làm chủ sự biến đổi“.


TônTử nêu cụ thể phương pháp 4 làm chủ như sau :

LÀMCHỦ CHÍ KHÍ :
Tácchiến gắn liền với việc đánh nhau trực diện (*) . Mốiquan hệ giữa sự thắng bại của chiến tranh và dũng khícủa quân sĩ là cực kỳ mật thiết . Sĩ khí và ý chíchiến đấu là nhân tố hàng đầu của sức chiến đấu. Sĩ khí càng  cao thì càng dễ giành thắng lợi . Sĩ khísa sút thường dẫn đến thất bại .

LÀMCHỦ NHÂN TÂM :
Trướctrận đánh và trong trận đánh , tướng soái không đượcdao động hoặc dễ dàng thay đổi quyết tâm chiến đấunhư đã tuyên thệ . Chữ “ tâm “ ở đây có ngườigọi là “ bản tâm “ hoặc “ tâm mưu “ . Mặc dầunội dung của nó bao gồm các phương diện khí chất tinhthần và sự tu dưỡng tư tưởng nhưng hạt nhân của nólà lòng quyết tâm chiến đấu của tướng soái.
Xungquanh vấn đề lòng quyết tâm chiến đấu của ngườichỉ huy , Tôn Tử viết trong thiên : “ Quân tranh “ là :Tướng có thể giành lòng người . Đối xử với rốiloạn bằng việc làm chủ . Đối xử với sự ồn àobằng sự yên tĩnh . Đó là làm chủ nhân tâm . Điều nàynói lên sự đấu tranh về lòng quyết tâm chiến đấucủa quân ta giữa sự “ lung lay “ với sự “ vững tâm“; và với sự “ đoạn tâm “ trong quyết tâm chiếnđấu .
Nóivề sự “ vững tâm “ , học giả họ Hà giải thích :Không có vị tướng nào muốn đơn độc một mình , chỉdựa vào sự khôn ngoan của một cá nhân mà muốn liênkết với ngàn ,  vạn con người đề có thể đối phóvới kẻ địch như hổ như báo . Trong chiến tranh , cáilợi và cái hại đan xen , cái thắng và cái bại lẫn lộn. Người chỉ huy tài trí phải biết ứng biến , phảitrù liệu trong tâm trí , không phóng đại sự việc và phải ngăn nắp . Như vậy  gọi là ứng biến khôn cùng ,xử sự rạch ròi .
Nóivề tầm quan trọng của sự “ vững tâm “ , Đỗ Mụcnói : Tư Mã Pháp đã chỉ ra rằng để vững tâm thì bảnchất phải vững vàng , phải biết kẻ địch sẽ có cáchđối phó . Bản tâm phải ổn định , nhưng còn phảibiết điều khiển nó , làm cho thế ổn định càng trởnên chắc chắn , đừng bận tâm đến sự nhiễu loạn ,đừng vì cái lợi trước mắt . Đợi khi  kẻ địch rốiloạn , ồn ã thì ta xuất quân tấn công . Đấy là yêucầu của sự “ vững tâm “.
Nóivề phương pháp của “ vững tâm “ , Trương Dự nói :Phải lấy trừng trị đối xử với rối loạn , lấytĩnh lặng đối xử với ồn ào , lấy bình tâm đối xửvới nôn nóng , lấy nhẫn nại đối xử với giận dữ .
Nóivề phương pháp “ đoạn tâm “ Lý Chuyên nói :  Bựctức dẫn đến phẫn nộ , càn quấy dẫn đến rối loạn, nhỏ nhen đi đến kiêu căng , ngăn cách đi đến xa lạ. Phải tránh bực tức , càn quấy , kiêu căng , xa lạ.

LÀMCHỦ NHÂN LỰC :
TônTử nói : Ta phải làm chủ nhân lực để tiêu hao và làmmệt mỏi sức chiến đấu của kẻ thù.
Trongthiên “ Quân tranh “ , Tôn Tử viết : Đối xử với cáixa bằng cái gần . Đối xử với cái mệt nhọc bằng cáithư nhàn  . Đối xử với cái đói bằng cái no . Lúc tácchiến phải nuôi dưỡng cái tinh nhuệ mới có khả nănggiành thắng lợi . Giao chiến với kẻ địch sau một cuộchành quân đường dài sẽ làm hao tổn binh lực vì quânsĩ đã phải chịu nhiều cơ cực trên đường hành quân. Sinh lực bị mệt mỏi cạn kiệt , tất nhiên dẫn đếnhao binh tổn tướng .

LÀMCHỦ SỰ BIẾN ĐỔI :
TônTử nói : Trong chiến tranh , cơ mưu quân sự biến đổikhôn lường . Khi đã nắm được quyền chủ động trênchiến trường  vẫn không được xem nhẹ chiến thuật “làm chủ sự biến đổi “ . Cái gọi là làm chủ sựbiến động  là phải nắm vững phương pháp biến hoá cơđộng . Trong thiên “ Quân tranh “ , Tôn Tử viết : Khôngcần được cờ chính thống , cũng không cần  đánh vàotrận địa một cách đường hoàng là nói về sự ứngbiến . Nói cờ chính thống và trận địa đường hoàngcó ý chỉ tình thế quân đội khi  thịnh vượng , quândung nghiêm chỉnh , thực lực hùng hậu và có sự chuẩnbị đầy đủ về mặt tư tưởng . Đối phó với loạikẻ thù hùng mạnh lại đã có sự chuẩn bị trước thì khó đánh do đó cần sử dụng nhiều thủ pháp chiếnthuật , làm chủ ý chí , làm chủ nhân tâm , làm chủnhân lực … ứng biến theo tình hình quân địch ; Hoặcphải công phá , hoặc phải cố thủ , hoặc tiến , hoặcthoái , hoặc chính quy hoặc không chính quy , cuối cùng lànhằm giành được thắng lợi .
Vũ Diệu sưu tầm

--------------
Lờibàn: (*) Thời Tôn Tử chưa có các quân chủng không quânvà hải quân , cũng chưa có các binh chủng pháo binh vàtăng thiết giáp , cũng chưa có các loại vũ khí thôngminh và hoả lực tầm xa của bộ binh . Mọi cuộc chiếntranh đều diễn ra trên mặt đất , trực diện giáp chiếngiữa tướng soái và quân sĩ 2 bên giao chiến . Nhưng dùở thời đại nào thì quyết tâm chiến đấu và mưu lượccủa người chỉ huy , ý chí chiến đấu và sự tinh nhuệcủa binh sĩ vẫn là những nhân tố quyết định thắnglợi trên chiến trường .

1 nhận xét:

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.