Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Tên lửa đạn đạo ( Sơ lược )



* TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO LÀ GÌ ?
-Đó là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên lý của đường đạn học ( tiếng Anh là ballictics ). Thực chất phần quỹ đạo của tên lửa đạn đạo trong giai đoạn này là bay theo chế độ bay không điều khiển, theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực .
-Điều đặc trưng của tên lửa đạn đạo là nó được phóng theo phương thẳng đứng .


* CÓ BAO NHIÊU LOẠI TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO ?
-Chúng gồm : Tên lửa vũ trụ là tên lửa đạn đạo mang ( hay đẩy ) tầu vũ trụ và vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh trái đất và các loại tên lửa đạn đạo quân sự .
- Tên lửa vũ trụ có vận tốc lớn nhất trong số các loại tên lửa đạn đạo . Nó có thể đạt vận tốc vũ trụ cấp 1 ( một ) , tức là khoảng 7,9 Km/giây tại cao độ số không và quỹ đạo của nó trở thành quỹ đạo vệ tinh nhân tạo bay xung quanh trái đất theo các đường ellipe với độ cao giảm dần rất chậm . Các tên lửa đạn đạo không đạt được tốc độ vũ trụ cấp một thì chuyển động của nó là chuyển động dưới quỹ đạo ( tiếng Anh là Sub-orbital ) không có khả năng thực hiện được 1 vòng bay xung quanh trái đất .
* LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO :
- Tên lửa đạn đạo đầu tiên là tên lửa A -4 của Phát xít Đức , thường gọi là V-2 , ra đời từ thập niên 1930 , sử dụng lần đầu vào ngày 6/9/1944 ,tấn công thành phố Paris nước Pháp và sau đó là thành phố London nước Anh . Đến nay đã có khoảng 30 quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo .
- Năm 2010 , Mỹ và Nga đã ký 1 Hiệp ước cắt giảm kho vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM ) . Theo Hiệp ước đó , đến năm 2017 , mỗi nước Mỹ và Nga sẽ chỉ còn 1.550 đơn vị tên lửa loại này .
* CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUỸ ĐẠO TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO QUÂN SỰ :
1- GIAI ĐOẠN PHÓNG : Tên lửa đạn đạo được phóng theo phương thẳng đứng , vượt qua tầng khí quyển đậm đặc rồi đi vào khoảng không vũ trụ . Tên lửa có tầm bắn càng xa thì đạt độ cao càng lớn và tốc độ tối đa của nó càng đạt gần với tốc độ vũ trụ cấp một .
2- GIAI ĐOẠN GIỮA : Tên lửa ở trên khoảng không vũ trụ , dần dần xoay hướng để chuyển động ngang . Ở độ cao này nó không còn chịu lực cản của khí quyển nên không cần lực đẩy của động cơ . Sau khi đạt tốc độ tối đa , các đầu đạn được phóng ra , phần còn lại của tên lửa hết tác dụng . Đầu đạn mất dần độ cao rồi thâm nhập vào tầng khí quyển .
3- GIAI ĐOẠN LAO XUỐNG MỤC TIÊU : Bắt đầu từ độ cao khoảng 100 Km đầu đạn đi vào khu vực mục tiêu và cuối cùng lao xuống mục tiêu theo chiều thẳng đứng .
Quỹ đạo của tên lửa đạn đạo cho phép nó có khả năng bay đến mục tiêu rất xa vì phần lớn quỹ đạo của nó được thực hiện trong khoảng không vũ trụ , không có lực cản của tầng khí quyển và khi đó nó bay theo quán tính .
* CÓ BAO NHIÊU KIỂU TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO QUÂN SỰ ?
Tuỳ theo mục đích sử dụng và tầm hoạt động , chúng được phân loại như sau :
a) - Tên lửa đạn đạo chiến thuật : tầm hoạt động trong khoảng từ 150 Km đến 300 Km .
b)- Tên lửa đạn đạo chiến trường ( TBM ) : tầm hoạt động 300 Km – 3.500 Km
c)- Tên lửa đạn đạo tầm trung gian ( IRBM ) , còn gọi là tên lửa đạn đạo tầm xa ( LRBM ) : tầm hoạt động trong khoảng 3.500 Km đến 5.500 Km
d)- Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ( ICBM ) : tầm hoạt động trên 5.500 Km
e)- Tên lửa đạn đạo phóng từ tầu ngầm ( SLBM ) : Tất cả các thiết kế hiện tại đều có tầm hoạt động liên lục địa.
- Các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn ( 3.500 Km – 1.000 Km ) thường được gọi là tên lửa đạn đạo chiến thuật ( TBM ) . Loại tầm trung thường được thiết kế mang đầu đạn hạt nhân . Giai đoạn bay của loại tên lửa này giống với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ( ICBM ) , ngoại trừ các tên lửa có tầm bắn thấp dưới 350 Km thì không có giai đoạn bay ngoài khí quyển .
* NHỮNG TÊN LỬA GIỐNG NHƯ TÊN LỬA ĐẠO ĐẠO ( nhưng không phải tên lửa đạn đạo ):
- Tên lửa Iskander của Nga thuộc loại này . Iskander-M bay ở tốc độ siêu thanh Mach 6-7 ( 2.100 – 2.600 m/s) ở độ cao 50 Km . Nó nặng 4.615 Kg , mang đầu đạn 710-800 Kg , tầm hoạt động 480 Km .
- Theo tin của CHND Trung Hoa ( không rõ nguồn nên chưa kiểm chứng được ) , gần đây họ đã chế tạo loại tên lửa đạn đạo chống tầu , lần đầu tiên phối hợp 1 phương tiện vận động tái nhập ( MaRV) với 1 hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối , cho phép loại tên lửa này tự điều chỉnh đường bay khi đến gần mục tiêu .
Đặng Ngọc Lâm
Sưu tầm tư liệu của http://www.vi.wikipedia.org/wiki/tên lửa đạn đạo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.