Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Tìm hiểu cường quốc giáo dục Phần Lan (ST: Vũ Diệu)


Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế quốc tế OCDE vừa công bố kết quả khảo sát PISA , hiện nay nền giáo dục trung học Phần Lan là tốt nhất thế giới . Dưới đây là trích lược một bài báo tiếng Pháp đăng trên (fr.wikipedia.org). (*)

Phần Lan và hệ thống giáo dục của Phần Lan
I)- Sơ lược về Phần Lan
Cộng hoà Phần Lan là 1 quốc gia khu vực Bắc Âu , phia tây giáp Thuỵ Điển , phía đông giáp Liên bang Nga , phía bắc giáp Na Uy , phía nam giáp Vịnh Phần Lan . Diện tích Phần Lan là 338.145 triệu Km2 . Dân số Phần Lan năm 2005 là5. 252.930 người , mật độ 17,25 người/ 1 Km2. Thủ đô của Phần Lan là Helsinki . Đồng tiền lưu hành là euro (EUR) . Phần Lan có khí hậu nửa lục địa , ẩm và lạnh . Nhiệt độ trung bình trong năm là +5.7 oC . Mùa đông ở phía bắc có 4 tháng nhiệt độ dưới 0oC .
Trong quá khứ , Phần Lan là 1 phần của Thuỵ Điển trong suốt 6 thế kỷ , từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 18 . Từ 1907 đến 1917 , Phần Lan bị Nga Sa hoàng cai trị . Đến 6/12/1917 Phần Lan mới trở thành quốc gia độc lập . Năm 1955 Phần Lan gia nhập Liên hiệp quốc . Năm 1995 Phần Lan gia nhập Liên minh Châu Âu.
Phần Lan là 1 trong 47 quốc gia Châu Âu đã tham gia Thoả ước Bologna về giáo dục bậc cao.


Nền kinh tế của Phần Lan :
Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 , Phần Lan đã chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp phát triển cao thuộc hàng bậc nhất Châu Âu , có sức cạnh tranh mạnhbằng nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn được chuyên môn hoá , trong đó có công nghiệp gỗ giấy , luyện kim , đóng tầu biển và vận tải , cơ khí , điện tử , viễn thông , hoá chất , dược phẩm . Ngành công nghệ thông tin của Phần Lan rất phát triển , tiêu biểu là điện thoại di động Nokia đã nổi tiếng thế giới một thời . Phần Lan có 3 ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu quan trọng . Đó là ngành sản xuất các sản phẩm thép , máy móc và thiết bị vận tải . Ngành này chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu . Ngành thiết bị điện tử và quang học chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu . Ngành gỗ và giấy chiếm 20,3% . Nông nghiệp Phần Lan tự túc được 85% nhu cầu lương thực . Sản phẩm sữa của Phần Lan có dư thừa để xuất khẩu ra nước ngoài . Công nghiệp đánh cá quy mô lớn đang hoạt động có hiệu quả .
GDP năm 2011 của Phần Lan là 195,6 tỉ USD , tính bình quân trên đầu người là 38.700 USD . Hiện nay
66,9 % dân số Phần Lan ở độ tuổi từ 15 đến 64 . Chỉ số IDH của Phần Lan năm 2010 là 0,871 thuộc mức cao , đứng thứ 9 thế giới . Lao đông nữ có thu nhập bình quân bằng 80% thu nhập của nam giới . Năm 1999 nữ giới có 74/200 ghế trong quốc hội Phần Lan . Tuổi thọ bình quân của nữ là 81 , của nam là 74 . Cơ cấu việc làm hiện nay trong xã hội Phần Lan là : làm việc trong khu vực nhà nước 32% , trong công nghiệp 22% , thương mại 14% , hoạt động tài chính và dịch vụ 10% , trong nông nghiệp và nghề rừng 8% , vận tải và truyền thông 8% , xây dựng 6% .
Năm 2004 Uỷ ban sáng tạo Châu Âu ( EIS ) xếp hạng nền kinh tế Phần Lan là “ nền kinh tế sáng tạo thứ 3 thế giới“ , trên mức trung bình của Châu Âu và Mỹ . Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá Phần Lan là “ quốc gia có văn hoá sáng tạo “ . Nhìn về tương lai trung hạn và dài hạn , Phần Lan có nền kinh tế ổn định và vững chắc . Năm 2011 , Quỹ viện trợ phát triển của Phần Lan hỗ trợ cho các quốc gia chậm phát triển trong đó có Việt Nam là 0,58 % GDI . Việt Nam là 1 trong 8 đối tác dài hạn hợp tác phát triển của Phần Lan .
II)-Hệ thống giáo dục của Phần Lan
Cho đến đầu thập kỷ 1970 , hệ thống giáo dục của Phần Lan vẫn là hệ thống giáo dục theo chủ nghĩa tinh hoa ( élististe ) . Sau khi học xong 4 năm bậc tiểu học , vào độ tuổi 11 , những học sinh giỏi nhất mới được học tiếp lên bậc giáo dục trung học giai đoạn 1 trong 5 năm ( gọi là trường Collège , tương tự THCS của Việt Nam ). Năm 1972 , gần 50% số học sinh Phần Lan không được hưởng giáo dục bậc trung học . Phần lớn trẻ em Phần Lan bỏ học ở độ tuổi 13 hoặc 14 để kiếm việc làm hoặc học nghề .
Sau 20 năm do dự , đến năm 1968 Phần Lan đã cải cách giáo dục trở thành 1 hệ thống giáo dục bình đẳng (égalitaire ) . Tất cả các trẻ em Phần Lan đều được hưởng chế độ giáo dục bắt buộc miễn phí 9 năm
và được hưởng 1 nền giáo dục cơ bản như nhau , ( đến nay học sinh Phần Lan được giáo dục miễn phí 12 năm kể từ bậc tiểu học đến hết bậc trung học , do được các tập đoàn và các đoàn thể cấp kinh phí) .Chế độ giáo dục bắt buộc của Phần Lan làm cho sự chênh lệch thu nhập giữa các phụ huynh không còn tác động mạnh lên số phận của trẻ em . Học sinh được học toàn thời gian trong trường ( à temps plein ) , được cấp thức ăn miễn phí trong cantin nhà trường ( gratuit ) . Học sinh ở xa trường trên 5 Km có thể xin cấp tiền đi lại . Những học sinh gặp khó khăn trong học tập được giáo viên hướng dẫn riêng trên lớp hay được giáo viên cùng làm việc riêng biệt để không bị rớt lại . Điều này thật sự hiếm thấy trong những hệ thống Anglo-Saxon mà trong đó sự cải cách dân chủ trong nhà trường không thu hẹp được những sự bất công về mặt xã hội ( nguyên văn : que dans les sociétés anglo-saxonnes òu les réformes de démocratisation de l' école n' ont pas réduit les inégalités sociales ).
Ở Phần Lan , mức chênh lệch trình độ giữa học sinh trung học được coi là giỏi nhất với học sinh bị coi là yếu nhất không quá 4% ( bốn phần trăm). Học sinh học mỗi tuần không nhiều hơn 30 giờ. Ở Phần Lan không có các lớp chuyên , cũng không có các lớp luyện thi . Học sinh không học thêm ngoài giờ học trong trường để dự thi PISA . Phần Lan được xếp hạng đầu trong các kỳ thi PISA nhưng các giáo viên Phần Lan thực sự không quan tâm nhiều đến PISA . Nhà giáo nổi tiếng của Phần Lan là Pasi Sahlberg nói : “ Chúng tôi dạy cho học sinh biết cách học và dạy cho học sinh có năng lực để tồn tại trong xã hội . Thi PISA không phải là thứ chúng tôi hướng đến “.
Nền giáo dục Phần Lan đang được thế giới biết đến và tham khảo kinh nghiệm . Đã có nhiều báo chí quốc
tế giới thiệu về hệ thống giáo dục Phần Lan . Hệ thống này dựa trên 2 trụ cột :
-Sự giáo dục học thuật và nghiên cứu ( études académiques ) , thực hiện trong các trường trung học và các cơ sở giáo dục bậc cao , trong đó có các đại học tổng hợp.
-Sự đào tạo nghề ( études professionnelles ) , thực hiện trong các trường nghề bậc trung học và bậc đại học , trong đó có các trường đại học khoa học ứng dụng .
Hệ thống giáo dục Phần Lan xây dựng trên nền một bậc giáo dục bắt buộc trong 1 trường tiểu học hỗn hợp 9 năm ( école primaire équivalente – chín năm học ) gồm cả bậc tiểu học và bậc trung học giai đoạn 1 ( tiếng Phần Lan là peruskoulu) , tương tự tiểu học và THCS của Việt Nam , thu nhận học sinh từ độ tuổi từ 6 hoặc 7 tuổi vào học và ra trường vào độ tuổi 15 hoặc 16 .
Trẻ 6 tuổi được nhận vào các cơ sở giáo dục trước khi đến trường ( education pré-scolaire ).
Sau khi ra trường tiểu học 9 năm , học sinh Phần Lan thường ao ước được học tiếp lên trường trung học bậc cao ( école secondaire supérieure - tiếng Phần Lan là lukio ) là trường trung học giai đoạn 2 , tương tự THPT của Việt Nam , hoặc vào học trường nghề 3 năm ( école professionnelle – tiếng Phần Lan là ammatillinen oppilaitos ) , tương đương bậc trung học giai đoạn 2.
Ở Phần Lan , bậc giáo dục trung học giai đoạn 2 không bắt buộc nhưng đại đa số học sinh theo học bậc học này .
Hệ thống giáo dục Phần Lan , kể từ bậc thấp nhất trở lên có :
-Giáo dục trẻ 6 tuổi trước khi đến trường .
-Trường tiểu học hỗn hợp 9 năm gộp cả tiểu học và bậc trung học giai đoạn 1 ( từ 7 đến 15 tuổi )
-Trường trung học bậc cao 3 năm hoặc trường nghề trung học bậc cao 3 năm ( từ 16 đến 18-19 tuổi )
-Sau trường trung học bậc cao hoặc trường nghề tương đương , học sinh có thể vào học chương trình Licence ( cử nhân ) từ 3 đến 4 năm trong trường đại học , hoặc vào học trường nghề bậc cao từ 3 đến 4 năm ( école professionnelle supérieure , tương đương trình độ Licence ) .
-Sau bậc Licence hoặc sau trường nghề bậc cao , sinh viên có thể theo học bậc Master ( thạc sĩ ) từ 2 đến 3 năm , hoặc vào học trường nghề bậc cao tương đương trình độ Master từ 2 đến 3 năm ( école professionnelle supérieure niveau master) . Sau đó , sinh viên có thể ra trường , hoà nhập vào xã hội nghề nghiệp hoặc học tiếp lên bậc Doctorat ( tiến sĩ ) để nhận văn bằng đào tạo giai đoạn 3 ( diplôme de troisième cycle ) .
Đặc điểm của hệ thống giáo dục Phần Lan ( xem sơ đồ trong File 0040 kèm theo ) là từ bậc trung học giai đoạn 2 trở lên có 2 hệ thống song song và có các bậc học tương đương là hệ thống giáo dục học thuật và nghiên cứu ( études académiques – trên sơ đồ có màu vàng ) và hệ thống đào tạo nghề ( études professionnelles – trên sơ đồ có màu xanh ) . Riêng hệ thống đào tạo nghề không có bậc tiến sĩ ( điểm này có phần giống hệ thống đại học của Đức và khác với hệ thống đại học của Pháp . Ở Pháp , các Viện đào tạo kỹ sư khoa học ứng dụng có đào tạo tiến sĩ ) .
Ở Phần Lan , hệ thống giáo dục bậc cao có 3 loại trường : 10 Universités ( đại học tổng hợp, thiên về đào tạo lý thuyết và nghiên cứu) , 26 Universités des sciences appliquées ( đại học khoa học ứng dụng , thiên về ứng dụng ) , 6 Universités spécialisées ( đại học chuyên biệt , chỉ đào tạo cho 1 vài lĩnh vực , như âm nhạc , nghệ thuật , sân khấu ). Université de Helsinki nổi tiếng ở Phần Lan có 36.000 sinh viên , Université des sciences appliquées de Helsinki Metropolia có 13.838 sinh viên.
Nguồn tài liệu : Phần Lan và hệ thống giáo dục Phần Lan ( Finlande et système éducatif finlandais ) ,
trên ( http://fr.wikipedia.org/) tháng 12/2012 .
Vũ Diệu ( gửi đăng không lấy nhuận bút )
Thông tin bổ sung :
( * ) OCDE đã khảo sát 3 kỳ PISA vào các năm 2003 , 2006 và 2009 . Có 74 quốc gia tham gia . Viêt Nam không tham gia . Các môn học được khảo sát gồm Ngôn ngữ học , Toán và Khoa học . Mỗi quốc gia tham gia phải rút ra 1 mẫu của ít nhất 5.000 học sinh . Học sinh dự khảo sát gồm các học sinh trung học ở độ tuổi 15 hoặc 16 là độ tuổi bậc trung học giai đoạn 1 ( tương tự bậc THCS của Việt Nam ). Mỗi học sinh có 1 bài kiểm tra viết tay 2 giờ . Một phần của bài thi là trắc nghiệm . Một phần là trả lời câu hỏi . Dữ liệu được phân tích theo mô hình Rasch . Kết quả qua 3 kỳ khảo sát là ổn định .
Kết quá cuối cùng đã được OCDE công bố đem lại nhiều điều ngạc nhiên : Phần Lan đứng đầu . Mỹ đã chi rất lớn cho giáo dục nhưng kết quả lại thấp , chỉ được xếp hạng mức trung bình , nhất là về Toán . Nhiều quốc gia khác theo so sánh tương đối thì chi cho giáo dục ít hơn Mỹ nhưng kết quả lại tốt hơn Mỹ , trong đó có Phần Lan , Australia , Bỉ , Canada , Cộng hoà Séc , Nhật Bản , Hàn Quốc , Singapore . Kết quả này nhắc nhở các quốc gia tìm cách đầu tư có hiệu quả cho giáo dục vì tài chính không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả của một hệ thống giáo dục . Học sinh nông thôn CHND Trung Hoa đạt kết quả khá tốt , ngang mức trung bình trong các quốc gia đã được khảo sát .
Giải thích Sơ đồ hệ thống giáo dục của Phần Lan :
Khung mầu cam là lớp chuẩn bị vào trường học ( Pre-scolaire )
Cột màu vàng là hệ thống các bậc giáo dục học thuật và nghiên cứu ( études academiques )
Cột màu xanh là hệ thống các bậc đào tạo nghề tương ứng ( études professionnelles )
Cột màu hồng là độ tuổi tương ứng các bậc học .
1 - là lớp tiểu học hỗn hợp 9 năm gồm bậc tiểu học và bậc trung học giai đoạn 1 , tương tự THCS của Việt Nam . Đây là 9 năm giáo dục bắt buộc . Thuỵ Điển gộp chung trong 1 trường để trong suốt thời gian học theo chế độ giáo dục bắt buộc , nhà trường có trách nhiệm và thuận lợi để theo dõi giúp đỡ học sinh liên tục , đồng thời được nhà trường thuận lợi cung ứng những quyền lợi như ăn trong cantin không phải trả tiền .
2 và 2' – là bậc giáo dục trung học giai đoạn 2 ( tương tự THPT của Việt Nam)
3 và 3' - là bậc cử nhân ( Licence )
4 và 4' - là bậc thạc sĩ ( Master )
vie active = cuộc sống hoạt động nghề nghiệp
- là bậc tiến sĩ ( Doctorat )
Trong cả 2 hệ thống là giáo dục học thuật và đào tạo nghề đều có các bậc học tương đương . Học sinh có thể thuận tiên chuyển đổi từ hệ thống giáo dục học thuật sang hệ thống đào tạo nghề , thuận tiện học liên thông trong cùng hệ thống với văn bằng có giá trị tương đương giữa 2 hệ thống , thuận lợi cho nhu cầu tiến thân trong nghề nghiệp và nhu cầu học suốt đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.