Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Tìm hiểu về khoa học và giáo dục của nước Đức (kỳ 3)



Giáo dục tiểu học và trung học
Trước khi vào học lớp 1 tiểu học , trẻ em Đức học ở các lớp học trước tuổi đến trường , tiếng Đức là Kindergarten , Kinderkrippe ( tiếng Anh là Preschool) là những trung tâm giữ trẻ cả ngày ( children' daycare center) , thu nhận trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Các lớp này không nằm trong hệ thống trường học và do chính quyền thành phố hoặc do các tổ chức xã hội như Nhà thờ tổ chức và quản lý , có thể thu phí hoặc không thu phí , thường bắt đầu nhận trẻ từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều .

Trong 2 năm đầu ở bậc tiểu học , học sinh Đức không có điểm các môn học , nhằm không gây bất kỳ áp lực nào lên học sinh . Chỉ có nhận xét miệng của giáo viên. Sự lưu ban là rất hiếm xảy ra .
Đại đa số học sinh Đức học trong các trường công lập , không thu phí . Năm 2006 có khoảng 6% học sinh học tại các trường tư , với học phí thấp hơn rất nhiều so với ở các quốc gia Châu Âu khác . Các trường ở Đức thường có quy mô từ 600 đến 800 học sinh . Mỗi bàn học có 2 học sinh . Thời gian học trong 1 ngày thường từ bắt đầu từ 7,30 giờ hoặc 8,15 giờ , kết thúc lúc 12,00 giờ . Hiếm khi có lớp tiểu học buổi trưa ( afternoon classes) . Mỗi tiết học 45 phút . Thi ở các trường học Đức là việc thường xuyên . Mỗi lần thi không kéo dài quá 90 phút . Năm học ở Đức thường bắt đầu sau mùa hè , khoảng giữa tháng 8 ( August ), chia ra 2 học kỳ và kết thúc vào lúc nào là tuỳ theo từng bang .Học sinh trung học 1 phải học tối thiểu 12 môn học bắt buộc , gồm : Tiếng Đức , ngoại ngữ 1, Toán , Vật lý , Hoá học , Sinh học , Bổn phận công dân , Đạo đức học ( Ethic) và Xã hội học , Sử , Địa dư , Âm nhạc , Nghệ thuật ( Arts). Học sinh trung học 2 phải học thêm ngoại ngữ 2 . Các môn ngoại ngữ ngoài tiếng Anh , có thể là tiếng Pháp , Tây Ban Nha , tiếng Nga , tiếng Hy Lạp cổ , tiếng La tinh . Trong 1 số bang , ngoại ngữ được dạy từ lớp 3 bậc tiểu học ( 1 ).
Học sinh Đức thường không mặc đồng phục , cũng không có quy định quần áo riêng của từng trường . Học sinh Đức chỉ phải tuân theo quy định chung là “ không mặc quần áo cộc , không đi dép xăng-đan , không mặc quần áo hở hang “ , nguyên văn :” no shorts , no sandals , no clothes with holes “.
- Ở Đức , tuy hiếm nhưng có loại “ Trường đặc biệt “ , tiếng Đức là Forderschule hoặc Sonderschule ( tiếng Anh là Special school ) , cho phép học sinh tự chọn vào học những chương trình khó học (suffer from learning difficulties ) . Chỉ khoảng 1/21 số học sinh Đức có thể theo các chương trình này . Tuy nhiên , theo điều tra xã hội học , 63% học sinh Đức thích được học các chương trình này và hầu hết là nam sinh ( male).
- Ở Đức còn có loại “ Trường ưu tú “ , ( Elite school ) thu nhận những học sinh có năng khiếu đặc biệt ( Gifted children ). Có khoảng 15% học sinh Đức được phân loại có năng khiếu này ( 15 percent were classified as underachievers) .
- Ở Đức , loại hình Homeschooling ( giáo dục tại nhà ) không được Luật pháp thừa nhận ( Homeschooling is illegal).
Giáo dục trung học ở Đức nhấn mạnh sự đào tạo lành nghề
Học để trở thành người lành nghề ( craftsman ) vốn là truyền thống từ xa xưa của người Đức . Ở thập kỷ 1960 , chỉ có khoảng 6% thanh niên Đức vào học bậc đại học . Điều này không có nghĩa là người Đức không hiếu học mà theo truyền thống , họ muốn được đào tạo thành người lành nghề . Cha mẹ họ thường giao phó họ cho 1 người thầy lành nghề ( master craftsman) . Những người thầy này không chỉ truyền nghề mà còn truyền đức hạnh cần có của người lành nghề ( to instill the virtues of a good craftsman) , truyền niềm vinh dự ( honour) , lòng trung kiên ( loyalty) , tính công bằng ( fair-mindedness) , tác phong nghiêm túc ( courtesy) cho người học nghề , đối lập với sự tầm thường ( comparison for the poor ). Sau khi trở thành người lành nghề , họ được 2 quyền lựa chọn : hoặc làm việc cho người thầy , hoặc tự họ trở thành người thầy lành nghề .
Ngày nay nền giáo dục Đức đã có nhiều thay đổi . Số học sinh học lên đại học ngày càng nhiều nhưng xã hội Đức vẫn cần và đánh giá cao người lành nghề .
Trong bậc trung học của Đức , kể từ giai đoạn 1 , có 4 loại trường là Gymnasium , Gesamtschule , Hauptschule và Realschule . Gymnasium và Gesamtschule chuẩn bị cho học sinh vào bậc đại học và kết thúc 12 năm học với kỳ thi lấy bằng Abitur để vào đại học . Hauptschule và Realschule thì kết thúc bằng kỳ thi sau lớp 10 , gọi là Hauptschulabschluss hoặc Realschulabschlass để vào học trường hướng nghiệp Berufsschule . Năm 2000 , có 11% số HS thành công ở kỳ thi Abitur để vào đại học ; 54,9% thành công kỳ thi Hauptschulabschluss ; 34,1% thành công kỳ thi Realschulabschluss ( cộng lại là 100%).
Một khoá học tại trường hướng nghiệp thường kéo dài từ 2 năm đến 3,5 năm . Mỗi tuần học sinh học nghề ( apprenticeship) 2 ngày . Các ngày còn lại trong tuần thì thực hành nghề trong các Công ty . Trong các ngày thực hành nghề , học sinh được hưởng 50% lương của những người làm công ăn lương của Công ty đó . Kết thúc khoá học , học sinh phải thi để nhận văn bằng nghề rồi hoà nhập xã hội nghề nghiệp.
Năm 2009 , tổ chức quốc tế OCDE công bố kết quả thi PISA đã xếp hạng học sinh trung học Đức thứ 16/74 - 13/74 và 20/74 về các môn Toán , Khoa học và ngôn ngữ trong số 74 quốc gia dự thi.
Ở Đức , những người lớn tuổi muốn có văn bằng Abitur hoặc Realschulabschluss có thể theo học các lớp buổi tối ở các trường Abendgymnasium hoặc trường Abendrealschule .
Theo tài liệu “ Education in Germany” , học sinh là người nhập cư gốc Việt thế hệ thứ 2 ở Đức đạt tỉ lệ vào học các trường Gymnasium tương đối cao và các giáo viên phía đông nước Đức thường tỏ ra có năng lực thúc đẩy học sinh trội hơn đồng nghiệp ở tây Đức ( nguyên văn là : Immigrants from Vietnam perform exceptionnaly well. Teachers in eastern Germany have also been show to be more motivated than teachers in western Germany “. ( còn nữa )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.