Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Tìm hiểu về khoa học và giáo dục của nước Đức (kỳ 2)



Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật
-Nước Đức có quặng sắt , dầu mỏ , khí đốt thiên nhiên nhưng trữ lượng không nhiều nên phải nhập khẩu để thoả mãn hầu hết nhu cầu về nguyên vật liệu và nhiên liệu . Kể từ cuối thập kỷ 1950 , kinh tế phần phía tây nước Đức luôn luôn tăng trưởng và chỉ bắt đầu sụt giảm từ năm 2000 , sau khi tái thống nhất nước Đức, 1 phần nguyên nhân do phải chi phí lớn để tái cấu trúc nền kinh tế phía đông , 1 phần bị ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu , 1 phần do có sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và sự xuất hiện nhiều công nghệ mới trên thế giới . Kể từ năm 2006 , nền kinh tế Đức đã có sự phục hồi , với tốc độ tăng trưởng 2,7% và nạn thất nghiệp đã giảm , còn khoảng 7,1%.
-Hiện nay nền kinh tế Đức mạnh nhất trong Liên minh Châu Âu . Năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội GDP (PPP) của Đức là 3.089 tỉ USD , xếp hạng thứ 4 thế giới , sau Mỹ , CHNDTH , Nhật Bản . GDP tính theo đầu người của Đức là 37.935 USD .


Điểm đặc thù của nền kinh tế Đức
-Nước Đức có thị trường nội địa ( marché intérieur ) rất quan trọng . Tổng mức bán buôn và doanh số bán lẻ liên tục tăng . Trung tâm ngân hàng Frankfurt am Main là 1 trong những trung tâm tài chính lớn trên thế giới . Thị trường chứng khoán Frankfurt là 1 trong những thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới.
-Thương mại xuất khẩu là 1 trong những nhân tố chủ yếu làm nên sự thành công của nền kinh tế Đức . Năm 2005 , ngành này đạt 1.016 tỉ USD hàng hoá , đứng đầu thế giới về xuất khẩu , trên cả Mỹ và CHNDTH , trở thành 1 trong những ngành kinh tế đem về nhiều ngoại tệ nhất . Động lực chủ yếu của thương mại xuất khẩu ở Đức là công nghiệp , góp vào 84% tổng lượng xuất khẩu . Sức mạnh của thương mại xuất khẩu của Đức không dựa vào giá rẻ mà chủ yếu dựa vào uy tín chất lượng cao của hàng xuất khẩu , phản ánh sức mạnh Đức trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật , hiệu quả của thành tựu nghiên cứu và phát triển , hiệu quả của sự đào tạo lực lượng lao độnglành nghề trên mọi lĩnh vực và mọi cấp độ nghề nghiệp .
Ở Đức , khoảng 33% dân số ở tuổi lao động làm việc trong công nghiệp . Trong công nghiệp Đức , ngành kỹ nghệ hoá chất chiếm vị trí quan trọng nhất , sau đó là ngành chế tạo ôtô chất lượng cao .Đây là thành công lớn nhất của công nghiệp Đức . Ngày nay , hầu hết các “ mác “ xe ôtô sang trọng nhất thế giới đều có nguồn gốc từ Đức , như Mercedes , Volkswagen , BMW , Daimler AG , Porsche , Opel … Những hãng ôtô này hàng năm xuất xưởng khoảng 6 triệu chiếc xe, chưa kể 4,8 triệu xe ôtô “ mác Đức “ chế tạo ở nước ngoài.
Ngành chế tạo ôtô của Đức có quy mô lớn nhất Châu Âu . Năm 2004 , ngành này góp vào khoảng 40% khối lượng thương mại xuất khẩu , thu hút 777.000 người làm công ăn lương . Tiếp sau ngành ôtô là ngành kỹ thuật điện với 799.000 người làm công ăn lương , ngành cơ khí chế tạo 868.000 người . Hàng xuất khẩu của ngành cơ khí Đức chiếm 19,3% thị trường thế giới . Đức còn có những ngành công nghiệp khác như : ngành chế tạo máy bay , máy xây dựng , máy nông nghiệp , máy phát điện , thiết bị điện tử , thiết bị văn phòng . Có một số ngành công nghiệp truyền thống đã bị sa sút , phải cấu trúc lại , trong đó có ngành luyện kim , đóng tầu biển. Hàng xuất khẩu chủ yếu của Đức gồm ôtô , sản phẩm hoá chất , hàng điện tử , máy móc , dụng cụ quang học , điện năng , hàng dệt may , thực phẩm .
-Nước Đức có nhiều Tập đoàn công nghiệp lớn cỡ quốc tế nhưng xương sống của nền kinh tế Đức lại là cácdoanh nghiệp cỡ trung có quy mô dưới 1.000 người làm công ăn lương . Những doanh nghiệp loại này góp nhiều nhất vào tổng lượng hàng xuất khẩu . Trong ngành cơ khí chế tạo thì phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô khoảng 200 người làm công ăn lương . Đức cũng có rất nhiều doanh nghiệp cỡ vừa và cỡ nhỏ ( PME/PMI ) . Các doanh nghiệp loại này thu nhận khoảng 20 triệu người làm công ăn lương .
-Các doanh nghiệp công nghiệp của Đức không bị lệ thuộc nhiều về tài chính vào các ngân hàng . Gần 70% trong số họ có thể tự bảo đảm nhu cầu tài chính dựa vào trái phiếu ( grace à leur bons rendement ).
-Ở Đức , rất nhiều nghiệp đoàn phối hợp với doanh nghiệp công nghiệp để cùng quản lý xí nghiệp.
-Nước Đức có cùng đặc trưng nền kinh tế sau công nghiệp như nhiều quốc gia phát triển khác , khu vực secteurtertiaire ( tạm dịch là khu vực kinh tế thứ 3) đứng đầu trong việc cung ứng việc làm cho người lao động và góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội PIB. Khu vực này có đến 40% là các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ , thu hút gần 28 triệu người làm công ăn lương , chủ yếu trong các hoạt động thương mại , khách sạn , du lịch , vận tải và logistic . Ở Đức chỉ còn 2,5% dân số làm nông nghiệp .
III)- Giáo dục và đào tạo của nước Đức
Ở nước Đức , mỗi bang có hệ thống giáo dục riêng , kể cả giáo dục bậc đại học . Chính quyền Liên bang tác động đến giáo dục chủ yếu về chính sách tài chính và hợp tác quốc tế , thông qua Bộ giáo dục và nghiên cứu của Liên bang.
Giáo dục tiểu học và trung học :
Ở nước Đức , chương trình giáo dục từ lớp 1 bậc tiểu học đến hết bậc trung học là 12 năm ( ở 1 số bang là 13 năm ). Trẻ em Đức bắt đầu vào học lớp 1 tiểu học từ 6 hoặc 7 tuổi . Bậc tiểu học gọi là Primarstufe kéo dài 4 năm , từ lớp 1 đến lớp 4 , thu nhận học sinh từ độ tuổi 6 hoặc 7 đến 9 hoặc 10 . Bậc trung học kéo dài 8 năm , chia ra 2 giai đoạn . Trung học giai đoạn 1 gọi là Sekundarstufe I kéo dài 5 năm , từ lớp 5 đến lớp 9, từ độ tuổi 10- 11 đến 14- 15 . Trung học giai đoạn 2 Sekundarstufe II kéo dài 3 năm , từ lớp 10 đến lớp 12 , từ độ tuổi từ 15- 16 đến 17 hoặc 18 . Riêng ở Thủ đô Berlin , bậc tiểu học là 6 năm , từ lớp 1 đến lớp 6 . Trung học bậc 1 là 3 năm , từ lớp 7 đến lớp 9 . Trung học bậc 2 là 3 năm , từ lớp 10 đến lớp 12 . ( còn nữa )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.