Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Về 2 bức ảnh lịch sử

Năm 1945-46, 2 năm đầu tiên của nước Việt Nam mới. Chính phủ Hồ Chí Minh với bao nhiêu việc phải lo. Vậy mà Bộ Thông tin vẫn tuyển chọn các bức ảnh ngày đầu, làm thành những cuốn album để tặng khách quý.
Một viên đại úy Pháp cũng được tặng. (Xin mở ngoặc, khi này chưa xảy ra chiến tranh). Sau này về Pháp, ông ta lên đến thiếu tướng. Bạn ông là nhiếp ảnh gia Philippe De Villers, cũng từng ở VN thời kì này, sau chuyển sang nghiên cứu lịch sử. Ông Philippe được người bạn tặng lại cuốn album này.
Võ bị khóa 1 nhận cờ của Bác.

Lễ duyệt binh khai giảng.



Cũng qua chừng ấy năm với nhiều biến động, nhất là chiến tranh kéo dài gần nửa thế kỷ, hầu như những cuốn album quý giá đó không còn ở VN. May thay, Chủ tịch Hội KH Lịch sử VN Phan Huy Lê đã được ông Philippe De Villers tặng lại gần 300 bức ảnh tư liệu quý này, trong đó có 2 tấm ảnh ghi lại hình lại ngày khải giảng khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn tại sân bay Tông, Sơn Tây, tại quảng trường Trường Xanh-xia (của Pháp trước 1945).
Đó là bức ảnh Bác vừa trao lá cờ thêu những chữ vàng "TẶNG TRƯỜNG VÕ BỊ TRẦN QUỐC TUẤN "TRUNG VỚI NƯỚC - HIẾU VỚI DÂN" 1946". Đứng sau lưng Bác là 3 chiến sĩ đại diện cho 2 miền Bắc-Trung-Nam mà ở giữa là chiến sĩ Nam bộ Bùi Minh Trân, thay mặt cho 288 học viên khóa 1 nhận cờ. Trước mặt Bác là Cục trưởng Cục Quân huấn Phan Phác.
Bức ảnh thứ 2 là bức duyệt binh qua lễ đài. Vẫn 3 chiến sĩ đó tháp tùng lá cờ. Ta dễ dàng nhận ra Bộ trưởng Quốc phòng Phan Anh và Chủ tịch Quân ủy hội Võ Nguyên Giáp đang đứng trên lễ đài. Cụ Hồ vì quá nắng nên đứng lùi phía sau, lấy mũ che nắng.
Hai bức ảnh này đã được Hội KH Lịch sử trao tặng cho nhà trường vào cuối năm 2010. Đó là một tư liệu vô giá với thầy trò chúng ta.

1 nhận xét:

  1. Theo nhật ký của cụ Hoàng Đạo Thúy thì:
    - Người đứng bên phải kỳ đoàn là Giám đốc Hoàng Đạo Thuý (đang cúi đầu chuẩn bị đọc).
    - Người đứng bên trái kỳ đoàn là Phó giám đốc Trần Tử Bình (bị cờ che mặt).

    Trả lờiXóa

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.