Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Ca khúc: BÀ MẸ NUÔI NGƯỜI TRUNG HOA - Doãn Nho (ST: Vũ Diệu)

(nhịp ½ , có nhiều nốt láy)

Thao trường ướt đẫm mồ hôi. 
Giữa trưa (à) trưa trời nắng (a) nắng (ơ) soi (à) soi khắp nơi khắp chốn. 
Bao chàng trai lính lục quân giữa trưa ( à ) trưa tránh nắng (à) tránh cho (à) cho cái chân bớt rời.
Bà (a) già ( a) mang đến bên (à) bên ấm nước nước sôi , với ( ơ) dăm ( ơ) dăm cái bát , với bao (à) bao nụ cười.
A, sướng vui mừng bao mừng vui bên bà ( à) mẹ nuôi chúng ta. 
Người (ơ) người (ị) săn sóc như là mẹ bên nước nhà.
A, sướng vui mừng bao mừng vui bên bà ( à) mẹ nuôi chúng ta. 
Người ( ơ) người (I) săn sóc như là mẹ bên Việt Nam .


Ghi chú :
Tác giả bài hát này là Doãn Nho , học viên d2 K6 . 
Hồi đó Vân Nam thuộc vùng Hoa Nam là vùng được giải phóng cuối cùng. Chưa có các phong trào “tam phản", “ngũ phản", chưa Đại nhảy vọt và Công xã nông thôn, cũng chưa có Cách mạng văn hóa... Người dân đang còn hân hoan với chế độ mới và không khí hòa bình. 
Nông dân Trung Hoa lục địa chọn tất cả những loại lương thực nào là tốt nhất (lợn to nhất, rau củ tươi nhất…) nộp vào Quân lương, trong khi nhiều bà mẹ còn mặc quần áo vá, ăn bắp trộn cơm. Sự đóng góp của dân chúng của bất kỳ nước nào cho các cuộc cách mạng là to lớn biết chừng nào! 
Vân Nam có khí hậu lục địa. Mùa đông thì rét lạnh thấu xương, mặt và bàn tay nẻ toác. Lính ta phải mặc quần áo đệm bông ở giữa, dày cộm nên chân cẳng ai cũng to như chân voi. 
Mùa hè thì nắng gắt chói chang, thao trường ngoài đồi trọc thì như rực lửa. Giữa buổi tập, lính ta được tản ra ngồi nghỉ dưới các tán cây để tránh nắng. Khi ấy, một bà mẹ già lưng còng, chân đi hải xảo (thứ dép bện bằng rơm), 1 tay xách ấm nước bằng sành, 1 tay mang khay đựng chén, đặt giữa đám lính rồi mỉm cười chỏ tay vào ấm ra hiệu mời uống (vì bà không biết "tiếng Lưỡng Quảng"). 
Ôi, sao mà cảm động và quý mến biết chừng nào! Cái hình tượng này lính ta mang theo suốt cuộc chinh chiến, không bao giờ quên.
Doãn Nho từ vốn sống này mà sáng tác nên ca khúc được đồng đội đồng cảm và bài hát được phổ biến trong toàn trường từ giữa khóa 6.

Trong bài hát có những từ ( a ) , ( I ) để trong ngoặc là những nốt láy .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Viết nhận xét, nếu chưa đăng kí, bạn có thể ghi tên mình (hoặc nickname) và xuống mục "Chọn 1 nhận dạng" nháy vào "Ẩn danh" rồi xuất bản nhận xét.