Khi còn là học sinh Hà Nội, lũ chúng tôi rất thích thú đọc các bài viết về thanh niên của Thiếu tướng, hôi viên Hôi Nhà văn Trần Độ. Với bạn bè tôi thường tự hào rằng, cha mẹ tôi rất thân với chú Độ, cô Hằng. Sau khi nhập ngũ, có ý thưc chính trị hơn, sống trong quân ngũ tôi có điều kiên đọc thêm một số bài viết của chú.
Năm 1974, sau 10 năm lăn lộn trong chiến trường B2, chú ra ra Bắc nhận công tác tại TCCT. Gia đình chú được bố trí về sống tại số nhà 97 Trần Hưng Đạo và 2 gia đình lại một lần nữa trở thành láng giềng gần. Thỉnh thoảng chúng tôi sang chơi, được tiếp, nói chuyện rất thân tình về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
Ngày 27-3-2012, anh Trần Toàn Thắng thay mặt gia đình chú tặng gia đình chúng tôi bộ sách “Trần Độ Tác phẩm”, gồm 3 tập do Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa phát hành.
Tập I và nửa đầu Tập II là những bài viết, truyện ngắn mà chú viết từ 1945. Nửa cuối Tập II, Tập III là những bài viết lý luận trong công tác chính trị trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ của một vị tướng, các bài viết về văn hoá, xã hội.
Khi lướt qua bộ sách này tôi thấy chú là một con người rất vỹ đại về tri thức. Thử hỏi trong những người giữ những trọng trách như chú có mấy người để lại cho hậu thế những trang viết có giá trị văn học, lý luận như thế?
Lật Tập II, đọc bài “Buồn vui chiến trường” viết về cảm xúc của người lính với những kỷ niệm chiến tranh. Cuối bài viết gặp lại một người quen của gia đình là cô Thủy. Năm 1974 chú Độ đi nghỉ tại Liên Xô. Khi dừng chân tại Phòng Tuỳ viên quân sự Việt Nam, có một người khách đến gặp. Chú nhận ra đó là vợ một đồng đội-liệt sỹ, tiểu đoàn phó, hy sinh trong trận đánh Núi Đanh Hồ Kỳ Lân có tên là Thủy.
Cô Thủy lúc đó là cán bộ Bộ Đại học, phụ trách sinh viên Việt Nam tại Liên Xô. Khi gặp chú Độ, thủ trưởng của người chồng quá cố, cô Thủy đã nói với chú, luôn gìn giữ tình yêu với chú Kỳ Lân. Cô đã sống, công tác xứng đáng với sự hy sinh của người chồng quá cố. Kỷ niệm đó đọng lại nơi chú tâm hồn người phụ nữ cao quý. Chú càng "hiểu sâu nội tâm của họ, càng thấy sự tàn bạo của chiến tranh và cũng thấy sức sống phi thường của con người biết hy sinh vì nghĩa vụ". (trích nguyên văn của tác giả). Bài viết của chú để lại cho tôi một giá trị nhân văn sâu sắc, đó là tình người.
Cha mẹ tôi và cô Thủy có mối quan hệ thân tình. Cô là cán bộ cơ quan Tổng Thanh tra quân đội, nơi cha tôi làm việc. Cô lúc đó còn rất trẻ, đẹp, có chồng mới cưới là chú Hồ Kỳ Lân. Cô chú cùng nhau xây dựng gia đình được 2 tuần thì chú ra mặt trận và hy sinh. Cha mẹ tôi luôn dành cho cô sự an ủi tận tình. Năm 1950 cô sang công tác tại Trường Lục quân Việt Nam đóng tại Vân Nam. Cha mẹ tôi giới thiệu cô Thủy với chú Huấn, cán bộ Phòng Hậu cần và 2 người thành vợ thành chồng.
Chú Huấn, cô Thủy ở dưới Bạch Mai. Ngày cùng Đào Thanh (con cụ Đào Chính Nam, hiệu phó Lục quân) xuống thăm cô chú, cô lại đi vắng. Về rồi, cô gọi điện hoài. Chú rồi cô cùng đã mất. Đúng là những con người nhân hậu.
Trả lờiXóaHôm đó xuống tặng cô chú sách "Trần Tử Bình, từ Phú Riềng đỏ đến mùa Thu Hà Nội...". Cô đọc xong đã gọi điện cho tôi: "Các cháu làm được việc rất có ý nghĩa để tri ân cha mẹ".
Trả lờiXóaNgày cô mất lại không có ở HN để đi viếng.